Từ vụ bắn pháo sáng trên sân Hàng Đẫy: Đừng để án kỷ luật chỉ như “bắt cóc bỏ đĩa”!
Chỉ có “đánh” trực tiếp vào quyền lợi các đội bóng tại giải đấu mà họ tham dự mới là cách làm triệt để nhất để cảnh cáo và hạn chế những sự việc tương tự diễn ra trong tương lai. Những án phạt của bóng đá quốc tế cho thấy rõ điều đó. Thế nhưng những lãnh đạo của bóng đá Việt Nam dường như vẫn còn ngại ngần trong việc đưa ra những mức kỷ luật nặng tay, triệt để.
Nhìn từ thế giới
Ngày 12-4-2005, trận tứ kết Champions League lượt về giữa hai đội bóng thành Milan. Như thường lệ, những chùm pháo sáng tại San Siro xuất hiện như là đặc sản của bóng đá Italia nói chung và trận derby della Madonnina nói riêng. Nhưng lần này, mọi thứ đã đi vượt tầm kiểm soát.
Khi trận đấu trôi qua khoảng 2/3 thời gian, thủ thành Dida của AC Milan nhận nguyên một quả pháo sáng vào vai và đổ gục xuống sân. Đó là đòn trả đũa của các CĐV Inter sau khi trọng tài Markus Merk từ chối một bàn thắng của họ. Sau khi nghiên cứu tình hình, ông Merk quyết định dừng trận đấu ở phút 72 khi tỷ số vẫn đang là 0-0.
Croatia từng gặp “nạn pháo sáng” ở Euro 2016.
Án phạt sau đó UEFA dành cho Inter là nặng nhất tính đến thời điểm ấy. Nerazzurri phải nộp phạt 132.000 bảng, phải thi đấu 4 trận sân nhà không có khán giả và bị xử thua 0-3. Sau đó, Serie A đã siết chặt an ninh trong các sân đấu để hạn chế vụ việc đáng tiếc có thể xảy ra.
Đó chỉ là một trong những trường hợp mà đội bóng phải chịu trách nhiệm khi không thể đảm bảo an ninh trên các khán đài. Những vụ việc tương tự cũng thường xuyên xảy ra trên khắp thế giới. Ngay tại những giải đấu lớn, chuyện các CĐV ném pháo sáng xuống sân cũng từng xuất hiện.
Ở Euro 2016, trong trận đấu giữa Croatia và CH Czech tại vòng bảng, các CĐV quá khích của Croatia đã ném hơn 10 quả pháo sáng vào sân khiến trọng tài Mark Clattenburg phải cho tạm dừng trận đấu. Sau đó, liên đoàn bóng đá Croatia NHS đã phải nộp phạt 100.000 euro cho UEFA. Sự trừng phạt ấy vẫn còn là may mắn cho Modric và các đồng đội khi kết quả trận đấu được giữ nguyên.
Nhìn ra thế giới để hiểu rằng ngay cả những giải đấu tầm cỡ như Champions League hay Euro, việc bảo đảm an ninh 100% cũng là rất khó khăn. Tuy nhiên với các đội bóng để xảy ra sự cố trên khán đài, án phạt dành cho họ đủ sức để răn đe.
Sau trận Croatia – CH Czech, các lãnh đạo của NHS đã quyết tâm thanh trừng nạn hooligan bằng cách đề nghị phối hợp với chính phủ và các cơ quan chức năng. Đến World Cup 2018, nơi Croatia lọt vào đến trận chung kết, hình ảnh các CĐV của họ đã được cải thiện đáng kể.
Video đang HOT
Năm 2015, trận đấu giữa Malaysia và Saudi Arabia trong khuôn khổ vòng loại World Cup 2018 tạm ngưng giữa chừng vì các CĐV Malaysia ném pháo sáng xuống sân. Ngoài phạt tiền và cấm 1 trận sân nhà, Malaysia bị xử thua 0-3.
Trở lại với Việt Nam, câu hỏi được đặt ra sau sự cố ở sân Hàng Đẫy là liệu án phạt mà CLB Hà Nội phải nhận đã đủ sức nặng để hạn chế hay chấm dứt những hình ảnh xấu xí đã tồn tại ở V.League trong suốt một thời gian dài mà không được giải quyết triệt để.
Những án phạt “hòa cả làng”
CLB Hà Nội nhận án phạt thi đấu 2 trận trên sân nhà không có khán giả, phạt 70 triệu đồng vì để CĐV đốt pháo sáng và 15 triệu đồng vì để CĐV ném đồ vật và chửi bới, Ban kỷ luật VFF cũng phạt 85 triệu đồng với CLB Nam Định, trong đó 70 triệu đồng vì để CĐV có hành vi đốt pháo sáng, 15 triệu đồng vì CĐV có hành vi chửi bởi. CĐV Nam Định cũng không được tới sân khách trong phần còn lại V.League mùa này.
So sánh với án phạt mà Hà Nội và Hải Phòng tại vòng 6 cũng vì sự việc tương tự, hai đội bóng phải nộp phạt 70 triệu đồng, ban đầu Hà Nội bị cấm 1 trận sân nhà nhưng sau đó đã kháng án thành công. Như vậy án phạt lần này có nặng hơn nhưng cũng khó có thể nói rằng nó có đủ sức nặng để các đội bóng phải thay đổi. V.League chỉ còn 4 vòng, Hà Nội cũng chỉ còn đúng 2 trận sân nhà nữa. Ngay cả khoản phạt thêm 15 triệu chẳng bõ bèn lắm với đội bóng Thủ đô.
Cần biết rằng mức phạt 70 triệu đồng đã “kịch khung” cho hành vi đốt pháo sáng trên khán đài. Trong mùa giải này, trận Viettel và Sông Lam Nghệ An tại Hàng Đẫy cũng xuất hiện pháo sáng, nhưng mỗi đội chỉ bị phạt 20 triệu đồng.
Chưa có trường hợp nào một đội bóng bị xử thua hay trừ điểm vì để xảy ra sự cố trên sân. Có lẽ, chỉ án phạt này mới đủ sức làm các CLB phải thật sự nghiêm túc trong việc đảm bảo an ninh trong các trận đấu.
Lấy ví dụ như CLB Hà Nội, chiến thắng 6-1 trước Nam Định giúp họ củng cố vững chắc ngôi đầu bảng với khoảng cách 5 điểm trước CLB TP.HCM. Nếu bị xử thua trong trận đấu tại Hàng Đẫy, Hà Nội sẽ chỉ còn lợi thế 2 điểm khi V.League còn 4 vòng đấu và chắc chắn gặp nhiều khó khăn hơn trong cuộc đua vô địch.
Nếu không sớm có những hành động quyết liệt, sớm thôi, bóng đá Việt sẽ phải hứng chịu những hậu quả khủng khiếp hơn những gì chúng ta đã thấy ở Hàng Đẫy. Giả dụ như việc pháo sáng xuất hiện tại Mỹ Đình trong một trận đấu của ĐTQG và Việt Nam phải nhận án kỷ luật nặng từ AFC, lúc đó có hối hận cũng không còn kịp nữa!
Theo Đơn Ca (Công an nhân dân)
Sân Hàng Đẫy bị phạt 85 triệu đồng, bóng đá thế giới xử phạt pháo sáng như thế nào?
Việc CLB Hà Nội buộc phải đá trên sân nhà không có khán giả là điều đương nhiên, sau khi họ để pháo sáng hoành hành rất nhiều lần. Nhưng CLB Hà Nội có thể nói vẫn gặp may khi chưa bị xử thua và bị trừ điểm, như nhiều trường hợp từng bị trên bình diện quốc tế.
Nhiều năm trước, giải vô địch quốc gia Italia Serie A là giải đấu hay nhất hành tinh, quy tụ nhiều ngôi sao từ khắp thế giới, đến mức từng được ví là "World Cup mini".
Pháo sáng cũng là một trong những đặc sản của Serie A cách nay nhiều năm. Nhưng càng về sau này, mức độ quậy phá của các CĐV quá khích bằng pháo sáng càng lớn, khiến cho giải đấu trở nên mất an toàn, các ngôi sao dần bỏ Calcio Serie A.
CLB Hà Nội buộc phải đá trên sân không có khán giả trong 2 trận đấu kế tiếp tại V-League 2019, vì để pháo sáng hoành hành
Một trong những sự cố pháo sáng nổi cộm nhất trên sân cỏ Italia xảy ra tại Champions League mùa giải 2004/2005, trong trận tứ kết lượt về giữa AC Milan và Inter Milan.
Sau khi phía Inter bị từ chối một bàn thắng, CĐV quá khích của Nerazzuri bắt đầu ném pháo sáng như mưa xuống sân, khiến trận đấu gián đoạn.
Một trong những quả pháo sáng ấy rơi trúng vào vai của thủ thành Dida bên phía Milan, gây chấn thương cho thủ môn này. Trận đấu kết thúc với chiến thắng 1-0 của AC Milan trước Inter Milan, nhưng sau đó UEFA xử thua Inter đến 0-3 và bị phạt tiền.
Nhưng án dành cho CLB Hà Nội vẫn chưa phải là nặng, so với án phạt mà các đội bóng quốc tế từng chịu vì lỗi tương tự
Chính quả pháo sáng năm đó buộc bóng đá Italia nói riêng và chính quyền nói chung vào cuộc mạnh mẽ hơn, bởi họ hiểu rằng không thể dung túng hoặc thờ ơ với hành vi phá hoại này nữa, trước khi pháo sáng bị cấm tiệt trên sân cỏ Italia từ thời điểm đó.
Cũng vì những quả pháo sáng mà sân cỏ Italia được xem là kém văn minh hơn so với sân cỏ Anh hoặc Đức. Luôn có sự ngăn cách giữa các khán đài và mặt cỏ ở các sân bóng Italia thời đó, vì lo ngại các CĐV quá khích tấn công các cầu thủ, trong khi ở Anh và ở Đức, các khán đài nằm sát với sân cỏ, tạo nên cảm giác gần gũi hơn.
Giá trị thương mại của Serie A vì thế cũng suy giảm, khiến cho giải đấu này càng về sau càng thua sút giải Bundesliga ở Đức hoặc Premier League ở Anh. Mà giá trị thương mại giảm, tức nguồn thu của các CLB, năng lực thu hút cầu thủ giỏi cũng giảm theo, kéo theo chất lượng các đội bóng ở Serie A sau này của thua sút so với các nền bóng đá khác thuộc nhóm đầu châu Âu.
Năm 2014, trong trận đấu thuộc vòng loại Euro 2016 giữa Italia và Croatia trên sân San Siro ở Milan (Italia), pháo sáng một lần nữa xuất hiện, lần này là từ phía các CĐV đội khách Croatia, họ liên tục ném xuống sân, nhằm vào thủ môn Buffon của đội chủ nhà.
Các nhóm ultras cực đoan của Malaysia...
... cũng bắt đầu với hành vi đốt pháo sáng, sau đó quậy tưng, gây rối bằng nhiều hình thức khác nhau
Trận đấu kết thúc trong sự hỗn loạn, do va chạm giữa cảnh sát Italia và CĐV quá khích Croatia. Riêng UEFA phạt Croatia phải đá trận lượt về trên sân không có khán giả.
Còn tại vòng loại Euro 2016, trận đấu giữa Serbia và Albania bị huỷ từ phút 42, do CĐV Serbia liên tục ném pháo sáng xuống sân. Mỗi bên bị UEFA phạt 100.000 euro, riêng Serbia bị xử thua 0-3, bị trừ thêm 3 điểm và phải đá 2 trận tiếp theo trên sân không có khán giả.
Ở châu Á và Đông Nam Á, nổi tiếng nhất về mức độ quậy là các ultras cực đoan Malaysia. Năm 2015, tại vòng loại World Cup 2018, trận đấu giữa Malaysia và Saudi Arabia tạm ngưng giữa chừng vì các ultras Malaysia ném pháo sáng xuống sân. Malaysia sau đó bị xử thua, bị phạt tiền và bị cấm thi đấu 1 trận trên sân nhà.
Có thể thấy, thế giới bóng đá giờ không coi pháo sáng là chuyện chơi nữa rồi, mà đấy đang trở thành mồi lửa có thể giết chết bóng đá chân chính, là công cụ để tạo nên các nhóm CĐV cực đoan, từ đó hình thành nên tình trạng hooligan, các nhóm hooligan.
Thành ra, án "treo sân" Hàng Đẫy 2 trận đối với CLB Hà Nội vẫn chưa phải là án nặng, xét trên tình trạng lặp đi lặp lại việc CĐV quậy phá và đốt pháo sáng trên sân bóng này, cộng thêm 85 triệu đồng. CLB Hà Nội vẫn chưa bị trừ điểm và chưa xử thua như nhiều đội bóng quốc tế từng phải chịu, khi thờ ơ trong việc chống pháo sáng, chống xu thế hình thành các nhóm hooligan có nguy cơ xuất hiện xung quanh các sân bóng tại Việt Nam.
Theo Kim Điền (Dantri)
Hiểm họa pháo sáng và nguy cơ của thầy trò Park Hang-seo VFF đã từng phải gánh chịu nộp phạt thay cho giới cổ động viên (CĐV) Việt Nam khi họ gây ra tình trạng mất an toàn, an ninh ở sân nhà lẫn sân khách qua hành vi đốt pháo sáng và nguy cơ tái diễn không hề nhỏ... Các đội tuyển Việt Nam từng bị vạ lây vì hành vi xấu xí của...