Từ vụ bà Phương Hằng tung ghi âm hội thoại với điều tra viên: Trường hợp vi phạm nào sẽ bị xử lý?
Theo quy định của pháp luật, việc tung chứng cứ ghi âm cuộc gọi lên mạng xã hội nếu xâm phạm bí mật đời tư cá nhân hoặc bí mật Nhà nước thì người làm lộ bí mật có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong buổi livestream (phát trực tiếp lên mạng xã hội) chiều 19/10, doanh nhân Nguyễn Phương Hằng tiếp tục gây chú ý khi tung đoạn ghi âm được cho là cuộc nói chuyện giữa bà và điều tra viên.
Tại buổi livestream nữ doanh nhân cũng nói “việc nói chuyện với ai mà ghi âm là hèn, là có ý đồ xấu nhưng tôi phải tự vệ vì ở đó (cơ quan công an) không có camera”. Nữ doanh nhân cũng cho rằng, việc tung đoạn ghi âm là không nên và gửi lời xin lỗi tới cán bộ điều tra trong ghi âm, tuy nhiên việc tung ghi âm nhằm mục đích khẳng định bà không vu khống.
Liên quan đến tình huống pháp lý trong việc tung ghi âm lên mạng xã hội, luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng Văn phòng luật sư Chính pháp, đoàn luật sư Hà Nội cho biết, nguyên tắc đối với buổi làm việc xác minh tin báo tố giác tội phạm thì các đương sự không được phép ghi âm, ghi hình. Trong một số trường hợp, chỉ có cơ quan điều tra có thể tiến hành ghi âm, ghi hình để phục vụ công tác điều tra.
Nữ doanh nhân Nguyễn Phương Hằng
Video đang HOT
Trong khi đó, đối với trường hợp tung chứng cứ ghi âm cuộc gọi lên mạng xã hội nếu xâm phạm bí mật đời tư cá nhân hoặc bí mật Nhà nước thì người làm lộ bí mật có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm Hình sự.
Bí mật đời tư cá nhân được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015. Còn bí mật Nhà nước thì được quy định trong Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và các văn bản trong từng lĩnh vực cụ thể. Trường hợp cuộc ghi âm là hội thoại với điều tra viên trong vụ việc xác minh tin báo thì phải xem xét thận trọng về nội dung thông tin và uy tín của cơ quan điều tra và của điều tra viên.
Nếu nội dung cuộc ghi âm không có bí mật Nhà nước mà chỉ liên quan đến đời tư cá nhân, thông tin nhân thân của người khác thì người có thông tin có quyền yêu cầu gỡ bỏ thông tin, nếu gây thiệt hại thì có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định.
“Việc ghi âm lén rồi sử dụng công khai trên mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến uy tín, công việc và đời sống riêng tư của người bị ghi âm. Bởi vậy mọi người nên cân nhắc trước khi công khai những thông tin có thể gây tổn hại đến người khác”, vị luật sư khuyến cáo.
Bà Phương Hằng khẳng định nói đúng sự thật, nhấn mạnh nhóm ông Võ Hoàng Yên "hành hung tinh thần", tung clip ghi âm để chứng minh
Vụ việc bà Nguyễn Phương Hằng cho biết bản thân bị ông Võ Hoàng Yên cùng 4 luật sư khác hành hung tại trụ sở công an trong một buổi làm việc gần đây thu hút sự chú ý của nhiều người.
Về vấn đề bà Nguyễn Phương Hằng tố cáo bản thân đã bị ông Võ Hoàng Yên cùng 4 luật sư bạo hành tại trụ sở công an, trong trò chuyện ngày 19/10, nữ CEO Đại Nam cho biết, vào ngày hôm qua (tức ngày 18/10) bà đã đến công an làm việc theo lịch hẹn.
Trong buổi làm việc, bà Nguyễn Phương Hằng nói rằng bản thân đã nhận được lời giải thích từ phía công an là không có camera và thuyết phục bà phủ nhận việc bị hành hung tại cơ quan chức năng đã gây xôn xao cộng đồng những ngày vừa qua:
"Tôi được trả lời rằng ở công an không có camera, đó là điều tôi shock đầu tiên. Thứ hai, tôi được điều tra viên khuyến khích phủ nhận việc bị hành hung ở đó vì họ giải thích cho tôi là không có đánh nhau mà chỉ có cãi nhau qua lại."
Bà chủ Đại Nam cũng cho hay, mình đã đưa ra một đoạn ghi âm là bằng chứng cho việc mình bị hành hung:
"Tôi có đưa một đoạn ghi âm ra. Tôi từng nói khi nói chuyện với ai đó, mình ghi âm là mình hèn và mình ghi âm là có ý đồ xấu nhưng tôi phải tự vệ vì ở đó không có camera. Khuyến khích tôi phủ nhận nhưng tôi không đồng tình vì điều đó có nghĩa là tôi thừa nhận bản thân vu khống cho 5 con người này cũng như cơ quan công an. Tôi sẽ lập tức phải ở tù."
Đồng thời, bà Nguyễn Phương Hằng cũng khẳng định, mình dù không bị hành hung về mặt thể xác nhưng đã phải chịu đựng hành hung nặng nề về mặt tinh thần:
"Tôi khẳng định lại một lần, những điều tôi nói trước công chúng là có thật. Với tôi, một người phụ nữ, một người đàn ông bước tới sỉ vào mặt tôi, điều đó mà không phải hành hung thì như thế nào? Chẳng nhẽ đánh tôi đổ máu mới là hành hung sao?
Cùng một lúc 5 người dù không đánh tôi nhưng đã áp đảo về mặt tinh thần tôi và dùng những hành động tay chân, sỉ vào mặt tôi, trước mắt đó chính là hành hung tinh thần tôi, uy hiếp tinh thần tôi thì sao không gọi là hành hung?"
Trước đó, trong sáng ngày 18/10, Ban Giám đốc Công an TP.HCM đã yêu cầu Phòng PC02 báo cáo cụ thể những thông tin về buổi làm việc giữa bà Nguyễn Phương Hằng và ông Võ Hoàng Yên vào sáng 16/10.
Phía Phòng PC02, Công an TP.HCM cũng đã báo cáo giải trình toàn bộ về quá trình làm việc giữa bà Nguyễn Phương Hằng và ông Võ Hoàng Yên cùng các luật sư có liên quan.
Bước đầu, Phòng PC02, Công an TP.HCM khẳng định là không có chuyện bà Phương Hằng bị nhóm ông Võ Hoàng Yên hành hung tại trụ sở. Quá trình làm việc có lớn tiếng với nhau nhưng không có chuyện hành hung.
Vu khống Võ Hoàng Yên bất thành, bà Phương Hằng đối diện án hình sự vì "đắc tội" với công an? Hôm 17/10, bà Nguyễn Phương Hằng (SN 1971) sử dụng nhiều tài khoản trên mạng xã hội Facebook "livestream" cho biết, trong buổi đối chất với ông Võ Hoàng Yên vào ngày 16/10 tại Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM, bà bị ông Võ Hoàng Yên và 4 luật sư đi cùng "tẩn hội đồng". Liền sau đó, thông tin từ Cơ quan...