Từ vụ án mạng sau va chạm giao thông : Cần phải loại các hung thủ ra khỏi xã hội
Vụ va chạm giao thông xảy ra 11-5-2012 tại ngã tư thị trấn Đông Anh, Hà Nội đã cướp đi sinh mạng của anh Phạm Trung Kiên, SN 1977; trú tại tổ 18, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Anh Kiên bị đánh chết sau khi đã quỳ lạy van xin nhóm người kia.
“Ba đánh một”…
Khoảng 20h ngày 11-5, anh Phạm Trung Kiên đi về từ nhà một người bạn ở xã Tiên Dương, huyện Đông Anh. Khi đến ngã tư thị trấn Đông Anh, anh Kiên chuyển hướng rẽ trái và va chạm với xe máy WaveS màu đỏ, không BKS đi hướng Uy Nỗ – Vân Nội, trên xe là 2 thanh niên. Anh Kiên đã ngỏ ý xin lỗi và đi tiếp nhưng khi anh chạy xe được một đoạn thì hai thanh niên kia đuổi theo, lớn tiếng chửi bới, bắt anh Kiên dừng xe để “hỏi tội”. Thấy thái độ hung hăng của họ, anh Kiên cũng dừng xe lại, chưa kịp nói lời nào thì bị hai thanh niên này xông vào đấm đá túi bụi, đồng thời chửi bới, nạt nộ anh. Anh Kiên bị đánh đau nên quỳ xuống đường xin lỗi hai thanh niên, đồng thời van lạy được bỏ qua để trở về nhà vì đã muộn, vợ con đang mong ngóng. Vậy mà, hai kẻ đó quyết không tha, vẫn xông đến đấm, đạp nạn nhân. Quá sợ hãi, anh Kiên đành vứt xe máy, chạy bộ để thoát thân theo hướng QL3. “Lo” không đuổi được anh Kiên, một trong hai đối tượng đã gọi điện cho một “đồng minh” đến giúp sức “xử lý” anh Kiên. Lập tức người này có mặt và dùng xe máy chở “chiến hữu” đuổi kịp nạn nhân.
Video đang HOT
Nhìn thấy anh Kiên, bọn chúng xông vào đánh nạn nhân khiến anh này gục xuống đường. Chúng tiếp tục xông đến, dựng ngược nạn nhân lên rồi tên thì giữ tay chân, tên đạp vào bụng, tên nện giày vào đầu. Chúng đánh nạn nhân đến vài chục phút, khi nạn nhân ngã gục, ngất đi chúng mới dừng tay. Hành vi của bọn chúng dã man và rất hung hăng, đến nỗi nhiều người biết chuyện, bất bình có ý định can ngăn nhưng đều “thất bại” vì bị chúng dọa dẫm. Hậu quả của trận đòn trên là nạn nhân Kiên đã tử vong do bị chảy máu, tụ máu màng não và tụt hạnh nhân tiểu não.
Đối tượng Lê Đức Kỳ Ảnh: Linh Anh
Côn đồ núp dưới hành vi “giúp bạn”
Sau khi vào cuộc điều tra, Cơ quan CSĐT, CA huyện Đông Anh phối hợp với cơ quan chức năng TP Hà Nội đã nhanh chóng làm rõ vụ án và bắt giữ các đối tượng. Theo đó, xảy ra va chạm giao thông với xe anh Kiên là xe của Nguyễn Đức Trung, SN 1983, trú tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh do Hoàng Ngọc Biên, SN 1983, trú tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh điều khiển (phía sau chở Trung). Khi anh Kiên bị đánh bỏ chạy, Trung đã gọi cho bạn là Lê Đức Kỳ, SN 1990, trú tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh điều khiển xe máy DreamII BKS 29F5 – 9805, đến chở mình đuổi theo anh Kiên. Lúc đuổi kịp anh Kiên, bọn chúng lao tới đấm vào mặt, đầu anh Kiên. Thấy anh Kiên bị đánh ngã gục xuống đất, chúng vẫn tiếp tục lao vào dùng chân đạp, đá liên tiếp vào ngực và đầu nạn nhân. Gây án xong, Trung và Kỳ lên xe bỏ đi.
Tại CQ CA, các đối tượng đã cúi đầu khai nhận hành vi của mình. Trung và Biên biện hộ cho hành vi côn đồ đã gây nên là do “không làm chủ được cơn nóng giận nên mới ra tay”. Còn Lê Đức Kỳ thì khai rằng, lúc đó, thấy Trung gọi điện, hắn lập tức đến nơi. Không được biết tường tận sự việc thế nào, chỉ nghe Trung nói đuổi theo người va chạm với mình để “hỏi tội”. Và thấy Trung “hăng máu” nên Kỳ cũng làm theo… Hắn chỉ biết đến để “giúp bạn” mà không nghĩ rằng hành vi của mình và đồng bọn lại gây nên cái chết oan nghiệt cho một người vô tội.
Các điều tra viên cho biết, cả Biên, Kỳ và Trung đều sinh ra trong gia đình khá giả, chúng chưa có tiền án tiền sự gì. Khi hay tin về vụ việc, gia đình các đối tượng đều giật mình vì hành vi tội ác của con em mình gây nên.
Anh Nguyễn Ngọc Khôi, một người dân tại thị trấn Đông Anh bức xúc: “Trong vụ án này, phải nghiêm trị những kẻ có hành vi côn đồ. Chỉ vì va chạm giao thông rất nhỏ, phía bên kia đã có lời xin lỗi nhưng nhóm đối tượng không tha. Chúng đánh nạn nhân “một hiệp” vẫn không thỏa còn đuổi theo nạn nhân để hành hung anh này đến chết. Theo tôi, kẻ được gọi đến “giúp sức” còn phải trừng trị nặng hơn. Bởi hắn ta không biết rõ đầu đuôi vụ việc cũng ra tay tàn độc đối với nạn nhân, chứng tỏ hắn không còn chút nhân tính nào…”.
Vụ việc nêu trên chỉ là một trong số nhiều vụ án mạng đã xảy ra xuất phát từ nguyên nhân va chạm giao thông, phản chiếu một lối hành xử tiêu cực còn tồn tại khi tham gia giao thông của một số ít người. Thông thường tâm lý của nhiều người là khi xảy ra va chạm là sẽ gọi người thân hoặc bạn bè đến để “chắc ăn”. Thực tế cho thấy, nếu người này tỉnh táo sẽ có vai trò khuyên can, giúp xung đột giữa hai bên lắng xuống. Còn nếu người được gọi đến ấu trĩ và xốc nổi sẽ khiến mọi chuyện đi xa theo chiều hướng xấu.
Theo PLXH
Mẫu thuẫn nhỏ từ va chạm giao thông: Đánh đổi mạng người
Lại thêm một vụ trọng án xảy ra sau khi va chạm giao thông vào ngày 11-5 vừa qua, tiếp tục cho thấy sự manh động của thanh niên hiện nay. Một va chạm nhỏ khi tham gia giao thông chỉ cần một lời xin lỗi, nhưng với tính côn đồ hung hãn, những thanh niên này sẵn sàng gọi "hội" đến và người chết, kẻ vào tù, mang án suốt đời.
Hiện trường vụ hỗn chiến do va chạm giao thông
Tại cả đôi bên
Khoảng 21h ngày 11-5, anh Phạm Trung Kiên (SN 1977) trú tại tổ 18, thị trấn Đông Anh đi xe máy đến ngã tư trung tâm thị trấn Đông Anh thì xảy ra va chạm giao thông với xe máy đi ngược chiều chở 2 thanh niên là Nguyễn Đức Chung (SN 1983) trú tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh và Hoàng Ngọc Biên (SN 1983) trú tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh. Sau đó, giữa hai bên đã có lời qua tiếng lại rồi xô xát với nhau. Yếu thế, anh Kiên bỏ chạy. Lập tức, Chung đã nhờ Lê Đức Kỳ (SN 1990) trú tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh chở xe máy đuổi theo. Khi đuổi kịp, Chung nhảy xuống đánh anh Kiên làm anh Kiên ngã ra đường. Sau đó, anh Kiên được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Bắc Thăng Long, tuy nhiên do vết thương quá nặng, anh được chuyển đến Bệnh viện Xanh Pôn nhưng đã tử vong vào hồi 13h30 ngày 12-5.
Đây không phải là vụ trọng án đầu tiên xảy ra mà nguyên nhân xuất phát từ va chạm nhỏ khi tham gia giao thông. Theo một điều tra viên của đội Trọng án Phòng CSĐT tội phạm về TTXH, thời gian gần đây, các vụ trọng án liên quan đến những va chạm nhỏ khi tham gia giao thông diễn ra ngày càng nhiều hơn. Tuy chưa có con số thống kê chính xác nhưng mật độ các vụ việc xuất hiện ngày càng nhiều trở thành vấn đề bức xúc trong xã hội làm phức tạp tình hình an ninh trật tự. Không chỉ những thanh niên có thói côn đồ hung hãn chuyên đánh người khi thấy "chướng tai gai mắt" mà còn có những thanh niên có học thức, cũng chỉ vì một phút nông nổi không kiềm chế bản thân cũng đẩy mình vào vòng lao lý.
Điển hình là đối tượng Lê Mạnh Kiên. Kiên vốn là nhân viên đang thử việc tại khoa Quản trị kinh doanh của một trường đại học, vào khoảng 18h ngày 9-11-2010, khi đang đi trên đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy thì gặp 2 bạn gái cùng cơ quan là Đỗ Thị Xuân và Vũ Mai Phương (mỗi người đi trên một xe máy). Khi cả 3 đi tới ngã tư Cầu Giấy - Trần Đăng Ninh thì xe của Phương và Xuân bị xe máy của anh Nguyễn Hữu Vượng đâm vào phía sau. Thấy vậy, Kiên, Xuân và Phương dừng xe lại, Vượng cho xe máy vượt lên chặn đầu, dùng tay đấm liên tiếp vào Kiên khiến Kiên phải lên xe bỏ chạy. Vượng kéo xe lại, giật chìa khóa ném xuống đường. Kiên phải bỏ xe Dream lại, lấy chiếc xe Click của Xuân chạy về hướng nội thành. Đi được một đoạn thì Kiên quay lại, nhìn thấy anh Vượng đang hành hung Xuân và Phương. Kiên dừng xe, đi bộ quay lại với ý định xin Vượng đừng đánh hai bạn gái. Song thấy Kiên, Vượng liền đuổi tiếp, Kiên chạy vào hàng nước vỉa hè gần đó, lấy một con dao dùng để gọt hoa quả đâm hai nhát liên tiếp vào ngực Vượng. Vượng được mọi người đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong. Kết cục là từ một tri thức trẻ, một nhân viên chuẩn bị có việc làm ổn định, Kiên đã trở thành bị cáo và mang án 6 năm về tội "Giết người".
Dùng cả vũ khí nóng chỉ vì một cái tát
Trưa 22-5-2011, Nguyễn Quốc Quân (SN 1988) trú tại phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội đi xe máy chở hai người bạn là Đỗ Bảo Ánh và Hoàng Hữu Đức đi viếng đám tang. Khi đến ngõ 108 Nghi Tàm, xe của Quân có xảy ra va chạm giao thông với xe của Lê Ngọc Sơn (SN 1971) cùng trú tại phường Yên Phụ. Tuy biết khá rõ về nhau nhưng cả hai bên không ai nhường ai dẫn đến cãi vã. Sơn đã tát Đức một cái khiến nhóm của Đức tức tối bỏ về "nuôi hận" trả thù. Cả nhóm về nhà lấy vũ khí rồi quay lại "xử" Sơn. Do có một mình, biết không làm gì được nên Sơn chạy vào nhà, đóng chặt cửa lại. Quân, Đức, Ánh không đánh được Sơn nên đứng ngoài chửi bới, đe dọa một hồi rồi bỏ đi. Khi nhóm của Đức bỏ đi rồi Sơn mới mở cửa đi ra ngoài và gọi "đàn em" đến giúp mình "trả quả đắng".
Ngay chiều hôm đó, nhóm của Sơn tìm đến tận nhà Ánh để giao đấu nhưng không gặp. Biết chuyện, Ánh, Quân, Đức gọi thêm vài "chiến hữu" mang theo nhiều dao, kiếm đến nhà Sơn "hỏi tội" nhưng cũng không gặp được "đối thủ". Cả bọn lên xe máy đi tìm.. Khoảng một tiếng đồng hồ sau, nhóm của Sơn nhìn thấy Đức cầm dao đứng một mình nên Sơn hô: "Nó kìa!". Sơn dứt lời, cả nhóm lao xe máy về phía Đức. Do thấy đối thủ quá đông, Đức toan bỏ chạy thì bị Hoàng Văn Vụ bắn 2 phát vào phía sau, trong đó có một phát trúng cổ Đức. Đức chạy lảo đảo đến số 9 đường Hồng Hà thì gục chết.
Đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng vì hai người va chạm ban đầu đều là những người quen biết nhau, chỉ vì máu côn đồ, muốn khoe mẽ, khẳng định "đẳng cấp" mà cả hai bên đã gọi "đồng bọn" để thanh toán lẫn nhau. Vụ án đã khiến một người tử vong và kéo theo đó là 11 đối tượng ra trước vành móng ngựa.
Chúng ta sống trong xã hội có luật pháp
Điểm qua những vụ trọng án nêu trên để thấy rằng mâu thuẫn khi va chạm giao thông giữa những người đi đường khi không biết kiềm chế thì hậu quả rất dễ xảy ra. Sự mất bình tĩnh của những người tham gia giao thông cộng với thói côn đồ của một bộ phận thanh niên ngày nay là nguyên nhân dẫn đến những vụ trọng án không đáng có nêu trên. Va chạm giao thông nhỏ không gây hậu quả, nhưng đáng tiếc là hậu quả nghiêm trọng lại xảy ra từ những va chạm từ lời nói, chỉ vì một phút nóng giận mà mạng người cũng không giữ nổi.
Bài học kinh nghiệm để lại trong những vụ trọng án xuất phát từ nguyên nhân va chạm giao thông là mỗi người cần có tính tự kiếm chế, văn hóa tham gia giao thông càng trở nên quan trọng khi vận vào những tình huống như trên. Khi tham gia giao thông nên lựa chọn giải pháp an toàn cho chính mình là trên hết, tốt nhất nên thông báo cho CSGT, công an ở nơi gần nhất khi không thể giảng hòa. Một điều nhất thiết nên nhớ là chúng ta sống trong xã hội có luật pháp và phải tôn trọng luật pháp.
Theo ANTD
Mâu thuẫn nhỏ, gây án mạng Nạn nhân bị đánh chết chỉ vì mâu thuẫn nhỏ (Hình minh họa) Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhưng do bản tính côn đồ hung hãn mà đối tượng đã dùng dao đâm chết một thanh niên và làm bị thương hai thanh niên khác. Ngay sau khi vụ án xảy ra, Công an Hậu Giang đã xác định và vận động ra...