Tử vong vì nhiễm trùng răng
Những ca tử vong do nhiễm trùng răng miệng ngày càng gia tăng đáng kể. Đó là hậu quả của chứng sâu răng không được điều trị triệt để.
Năm 2007, cậu bé 12 tuổi, Deamonte Driver sống ở Maryland, Mỹ đã chết sau khi bị biến chứng áp xe răng lây sang não. Ca bệnh này đã thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông và những tổ chức y tế.
Nghiên cứu mới đây cho thấy, những ca tử vong do nhiễm trùng qua đường răng miệng hiện không còn hiếm gặp, số người mắc bệnh đang gia tăng, đặc biệt ở Mỹ.
Ảnh: nhakhoaso.
Tạp chí The Journal of Endodontics (tạp chí nội nha) vừa đưa thông tin số bệnh nhân phải nằm viện vì nhiễm trùng ở chóp gốc răng, hay còn gọi là áp xe quanh chóp tăng hơn 400%, từ 5.757 người (năm 2000) lên tới 8.141 người (năm 2008), khoảng 66 bệnh nhân đã tử vong ngay sau khi nhập viện. Đây là hậu quả của chứng sâu răng không được điều trị triệt để.
Tiến sĩ Frank Catalanotto, trưởng Nha khoa cộng đồng và Khoa học hành vi tại Đại học Florida cho hay: “Chúng ta không thể lường trước được sự nguy hiểm khi răng bị nhiễm trùng mà không được điều trị hoặc điều trị quá muộn”.
Một chiếc răng bị áp xe (bọc mủ do vi trùng nhiễm vào tủy răng gây ra) rất dễ điều trị bằng việc sử dụng ống tủy hoặc nhổ răng kịp thời. Tuy nhiên, chúng ta thường chủ quan nên đến khi thành bệnh mới tìm đến bác sĩ. “Họ chạy đến bệnh viện khi khuôn mặt bị sưng vù hoặc không thể thở được”, ông nói.
Báo cáo gần đây nhất của Pew Charitable Trusts cũng đưa ra con số khoảng 830.590 lượt khám tại phòng cấp cứu liên quan đến các bệnh về răng ở Mỹ trong đó chủ yếu là áp xe răng, tăng 16 % so với năm 2006.
Tiến sĩ Mark Wong, Chủ tịch phẫu thuật miệng tại các trường Đại học của Mỹ cũng cho biết, “ nhiễm trùng răng miệng trở thành dịch bệnh trong các bệnh viện, các phòng cấp cứu của chúng tôi”.
Áp xe răng cấp tính có thể gây ra chứng má sưng, nếu không được điều trị sớm, sẽ dẫn đến chứng áp xe não hoặc nhiễm trùng xoang.
Video đang HOT
Do vậy, tốt nhất các bạn hãy chăm sóc răng miệng thật tốt, bằng cách chải răng thường xuyên và dùng chỉ nha khoa đúng cách thay vì chờ đợi cho đến khi răng bị nhiễm trùng để nguy hại đến tính mạng.
Triệu chứng của áp xe răng
1. Đau nhức răng.
2. Khi nhai thức ăn thấy rất đau.
3. Tê răng khi dùng thức ăn nóng, hoặc lạnh.
4. Đắng miệng.
5. Hơi thở hôi.
6. Sốt nhẹ.
7. Sưng hạch cổ.
8. Người mệt mỏi.
9. Hàm răng trên hoặc dưới sưng.
Theo VNE
Nhận biết tình trạng bệnh qua biểu hiện của răng miệng
Những thay đổi ở răng miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh, ví dụ như sưng nướu trong 2 tuần không khỏi là do ung thư miệng hoặc chân răng lỏng lẻo do bệnh tiểu đường...
Mắt là cửa sổ của tâm hồn, nhưng miệng mới có thể phản ánh toàn diện hơn về tình trạng sức khỏe của cơ thể. Vì vậy, bạn hãy tinh ý nhận ra các dấu hiệu ở miệng để sớm đoán biết tình trạng sức khỏe của mình nhé.
Nướu răng bị tổn thương 2 tuần không khỏi: có khả năng bị ung thư miệng
Nhiều nghiên cứu chứng minh, răng có thể đóng vai trò cảnh báo bệnh ung thư miệng. Phó giáo sư Susan Hyde đến từ Học viện Nha khoa trường Đại học California cho biết, nếu nướu răng bị tổn thương trong 2 tuần mà không thể lành hoặc niêm mạc miệng có màu trắng hoặc màu đỏ trong thời gian dài, mà không có màu hồng như bình thường, cần phải thăm khám để loại trừ khả năng bị ung thư miệng.
Ảnh minh họa
Chân răng lỏng lẻo: có thể do bị bệnh tiểu đường
Với những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, nơi tiếp xúc nướu và răng của thường có vẻ trắng sáng, dễ xuất huyết, chân răng lỏng lẻo, trong miệng cũng có thể bị trắng. Theo ước tính, có khoảng 6 triệu người Mỹ mắc bệnh tiểu đường mà không hề hay biết.
Các chuyên gia của Học viện Nha khoa trường Đại học California cho rằng, vấn đề chân răng và đường huyết cao không chỉ bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt giống nhau, giữa hai cái này còn khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Sau khi nướu răng bị viêm nhiễm trở nên nhợt nhạt, các bệnh nhân tiểu đường có thể càng khó kiểm soát nồng độ đường của mình, đường huyết cao sẽ làm trầm trọng thêm vấn đềsâu răng và nướu răng, dẫn tới các viêm nhiễm hơn.
Lở loét, đau ở lưỡi: khả năng bị ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi đa số xảy ra ở cạnh lưỡi, tiếp theo là đầu lưỡi, mặt dưới của lưỡi, thường là kiểu viêm loét hoặc thâm nhiễm. Thông thường, bệnh này có mức độ ác tính khá cao, phát triển nhanh, thường lây lan đến cơ lưỡi. Khi bị bệnh, hoạt động của lưỡi bị cản trở, khiến việc nói chuyện, ăn uống và nuốt gặp khó khăn. Ung thư lưỡi có thể xâm chiếm từ vòm miệng đến amidan, ung thư lưỡi giai đoạn cuối có thể lan từ đáy miệng đến xương hàm, khiến toàn bộ lưỡi cố định.
Đa số triệu chứng giai đoạn đầu thường không rõ ràng. Khi bệnh nhân có cảm giác đau ngay lưỡi mới nghĩ đến việc chẩn đoán, thì tổn thương khối u đã từ 1-2cm. Biểu hiện cho giai đoạn đầu có thể là lở loét, và xâm lấn, đau ở lưỡi và có thể ảnh hưởng đến tai.
Cũng giống như ung thư niêm mạc má và ung thư vòm họng, hầu hết bệnh nhân ung thư lưỡi có sử dụng thuốc lá và rượu. Những người nghiện rượu hay thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Ngoài ra, viêm cận răng cũng là nguyên nhân sinh ra tế bào ung thư lưỡi, tình trạng vệ sinh răng miệng kém cũng được coi là thủ phạm. Loại trừ những nguyên nhân trên, người bệnh vẫn có nguy cơ mắc ung thư lưỡi nếu vệ sinh răng miệng không được đảm bảo.
Ảnh minh họa
Nướu sưng, đổi màu so với bình thường: dấu hiệu bệnh nha chu
Vi khuẩn trong khoang miệng có thể đi tới mọi nơi trong cơ thể thông qua tuần hoàn máu, gây ra bệnh. Đây chính là lý do tại sao các bác sỹ kiến nghị các bệnh nhân đang cân nhắc việc phẫu thuật tim phải giải quyết vấn đề răng miệng trước tiên. Các nhà nghiên cứu nha khoa của trường Đại học New York phát hiện, vi khuẩn trong mảng bám răng có thể làm tắc nghẽn động mạch và gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Phần lớn các cuộc nghiên cứu đều chứng minh, viêm nha chu có thể ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan quan trọng như tim, phổi, thận, gan... Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, giữa bệnh nha chu và bệnh tim mạch cũng có sự liên quan với nhau. Bệnh nha chu có thể khiến CRP (Protein phản ứng C) tăng lên, mà CRP (Protein phản ứng C) cao bị cho là một trong những nhân tố gây ra bệnh tim mạch.
Đối với phụ nữ mang thai, bệnh nha chu không chỉ gây tổn hại sức khỏe mà còn khiến trẻ sinh ra thiếu cân.
Khi bị bệnh nha chu, bạn có thể sẽ gặp phải các dấu hiệu ở miệng như sau: Nướu đổi màu so với bình thường (hoặc đỏ thẫm, hoặc tím thẫm), nướu sưng lớn hơn bình thường, dễ chảy máu khi chải răng, trường hợp nặng có thể chảy máu tự phát (phát hiện trễ), hơi thở hôi, có ổ mủ hoặc có mủ chảy ra ở giữa răng và nướu ở vùng cổ răng...
Các chuyên gia răng miệng cũng kiến nghị, ngoài việc tạo thói quen sinh hoạt tốt và kiểm tra nha khoa định kỳ, việc chăm sóc răng miệng hàng ngày càng quan trọng hơn, cũng là cách phòng ngừa hiệu quả nhất.
Trên thị trường có rất nhiều quảng cáo về kem đánh răng, có tác dụng làm trắng răng, cũng có tác dụng chống ê buốt răng, có điều cho thấy 90% số người chủ yếu lựa chọn kem đánh răng theo quảng cáo. Theo các chuyên gia, đây là một sai lầm nghiêm trọng. Các bác sỹ cho rằng, răng có màu vàng nhạt mới là khỏe mạnh
Theo VNE
Chăm sóc răng để ngừa ung thư ruột kết Các nhà khoa học thuộc Đại học Case Western Reserve (Mỹ) cho biết, một loại vi khuẩn có trong miệng được gọi là Fn có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết. Vi khuẩn trong miệng có thể gây ung thư ruột kết - Ảnh: Shutterstock Trong quá trình nghiên cứu, UPI đưa tin, các chuyên gia phát hiện rằng vi...