Tử vong vì nấm mọc từng mảng trong đường thở sau khi ăn mối rang
Bị nhiễm nấm Aspergillus fumigatus sau khi ăn mối rang – món “đặc sản” tại địa phương, nữ bệnh nhân không qua khỏi do các giả mạc chứa nấm bít tắc đường thở, tổn thương phổi.
Món mối rang chứa vi nấm ký sinh
Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) mới đây tiếp nhận bệnh nhân nữ (60 tuổi, quê Ninh Bình) nhập viện trong tình trạng suy hô hấp rất nặng do nhiễm vi nấm.
Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, trước nhập viện, bệnh nhân có qua Hòa Bình mua mối sống về làm món mối rang để ăn. Sau khi dùng không hết, bệnh nhân có để thức ăn thừa và lượng mối còn sống vào trong tủ lạnh bên cạnh các thức ăn nhanh (giò, chả…).
Xuất hiện giả mạc do nấm Aspergillus fumigatus ở thùy dưới phổi hai bên. Ảnh M.THANH
5 ngày sau khi ăn mối rang, bệnh nhân xuất hiện đau bụng, đi ngoài, tụt huyết áp, được xử trí theo hướng sốc nhiễm khuẩn tại bệnh viện tỉnh nhưng tình trạng không cải thiện.
Bệnh nhân sốc nặng lên, suy hô hấp, phải duy trì vận mạch liều rất cao, thở máy nhưng phổi co thắt nhiều, máy thở không thể đẩy khí vào phổi để thông khí.
Do tình trạng nặng, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai.
Video đang HOT
Trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ Nguyễn Bá Cường (Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai ngày 30.5 trong tình trạng suy hô hấp rất nặng, phổi không còn đảm bảo được chức năng thông khí ngay cả khi hỗ trợ máy thở tối đa. Bệnh nhân đã được điều trị ECMO và tiếp tục các biện pháp hồi sức tích cực: kháng sinh, kháng nấm, lọc máu, vận mạch…
Ngay trong ngày 30.5, bệnh nhân được nội soi phế quản, kết quả ghi nhận xuất hiện nhiều các mảng giả mạc thùy dưới phổi hai bên.
Với kinh nghiệm điều trị cho nhiều ca phức tạp, các bác sĩ đã nghĩ ngay đến nguyên nhân do nhiễm nấm.
Ngày 1.6, nội soi phế quản cho thấy, giả mạc (màng viêm có màu trắng đục) phát triển trên toàn bộ niêm mạc đường thở bệnh nhân, tạo nên các đám sùi và các giả mạc đan xen nhau như mạng nhện lấp kín hết lòng khí phế quản.
Ngày 2.6, nội soi tiếp tục thấy các giả mạc bám ở thành đường thở bong dần ra.
Tất cả các mẫu bệnh phẩm đường thở đều có kết quả nhuộm soi ra nấm sợi. Kết quả cấy nấm xác định là nấm Aspergillus fumigatus. Hình ảnh giải phẫu bệnh cho thấy giả mạc Aspergillus fumigatus tập trung nhiều thành đám.
Đến ngày 4.6, mặc dù được các y bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng tình trạng bệnh nhân không cải thiện. Bệnh nhân đã tử vong sau 6 ngày điều trị tích cực tại 2 bệnh viện.
Nấm ký sinh gây bệnh rất nặng
Theo bác sĩ điều trị tại Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, nấm Aspergillus fumigatus là nấm cơ hội ký sinh trên nhiều loại động vật, côn trùng và trong môi trường.
Hình ảnh nấm Aspegillus fumigatus trên tiêu bản nhuộm soi giải phẫu bệnh. Ảnh M THANH
Khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch (như bị bệnh nặng…) nấm có cơ hội phát triển và gây bệnh với các triệu chứng rất nặng (đặc biệt là hô hấp) với tỷ lệ tử vong rất cao.
Qua trường hợp người bệnh trên, các bác sĩ khuyến cáo người dân không ăn các thức ăn được chế biến từ các loại côn trùng và không nên bảo quản chung với các thực phẩm khác.
Căn bệnh khiến người phụ nữ lâm nguy vì "cứ ăn là nôn", không thể đại tiện
Căn bệnh làm nữ bệnh nhân thường xuyên nôn ói sau khi ăn, 5 ngày không thể đi đại tiện thường diễn tiến âm thầm, đa số phát hiện ở giai đoạn muộn nên tỷ lệ tử vong rất cao.
Đại diện Bệnh viện Nguyễn Trãi (TPHCM) cho biết, vừa qua các bác sĩ nơi đây đã áp dụng một kỹ thuật nội soi tiên tiến cứu thành công một nữ bệnh nhân mang khối u đầu tụy xâm lấn hiểm ác, tính mạng lâm nguy.
Bệnh nhân là bà A.M. (67 tuổi) nhập bệnh viện Nguyễn Trãi vì đau quặn vùng thượng vị, không ăn uống được và thường xuyên nôn sau ăn, tình trạng diễn tiến tăng dần trong 2 tuần nay.
Khai thác bệnh sử, bệnh nhân đã 5 ngày không đại tiện được. Bệnh nhân được chẩn đoán u đầu tụy gây tắc ống mật chủ cách đây 5 tháng, đã được đặt stent đường mật do vàng da tắc mật. Sau đặt stent, tình trạng vàng da có giảm, ăn uống được nhưng gần đây bệnh có dấu hiệu tái phát.
Thời điểm nhập viện, bệnh nhân có cơn đau quặn vùng thượng vị, buồn nôn và nôn ra thức ăn cũ nên được đưa đi cấp cứu. Sau khi thăm khám kỹ lưỡng, các bác sĩ khoa Ngoại đã bù dịch, điều trị giảm đau cho bệnh nhân. Tiến hành thực hiện các xét nghiệm, các bác sĩ phát hiện bạch cầu máu bệnh nhân tăng nhẹ, men gan, men tụy và Bilirubin máu bình thường, chứng tỏ mật vẫn thông tốt.
Ảnh chụp X-quang bụng đứng cho thấy hơi nhiều trong dạ dày. Kết quả nội soi dạ dày cho thấy khối từ ngoài đè vào tá tràng làm hẹp lòng ruột, khiến máy soi không qua được. Cuối cùng cộng với CT scan bụng và X-quang dạ dày cản quang, bác sĩ phát hiện khối u đầu tụy xâm lấn gây hẹp tá tràng bệnh nhân.
Bệnh nhân được đặt stent kim loại tá tràng qua nội soi, tránh một cuộc đại phẫu (Ảnh: BVCC).
Sau khi hội chẩn liên chuyên khoa Ngoại và Nội soi và giải thích cho người nhà phương án tối ưu nhất, ekip điều trị tiến hành đặt stent kim loại tá tràng dài 9cm, đường kính 22mm, từ môn vị đến tá tràng đoạn D2 cho bệnh nhân. Hậu can thiệp vài ngày, bệnh nhân hết đau bụng, hết ói, ăn được thức ăn mềm và hiện đã được xuất viện.
BS Nguyễn Đức Thông, Trưởng khoa Nội soi, Bệnh viện Nguyễn Trãi cho biết, u đầu tụy là một dạng của u tuyến tụy, thường là u ác. Điều nguy hiểm là bệnh thường diễn tiến âm thầm, đa số phát hiện ở giai đoạn muộn nên tỷ lệ tử vong rất cao. Bệnh nhân u đầu tụy thường tử vong do u xâm lấn ống mật chủ gây tắc mật và/hoặc do u xâm lấn gây tắc nghẽn tá tràng làm bệnh nhân không ăn uống được, suy kiệt.
Với bệnh nhân mang u đầu tụy, phẫu thuật cắt khối tá tụy (phẫu thuật Whipple) là phương pháp điều trị triệt để. Tuy nhiên, đây là một phẫu thuật lớn, không thực hiện được ở bệnh nhân giai đoạn muộn hoặc bệnh nhân lớn tuổi, tổng trạng kém.
Đầu trên stent kim loại sau khi đã bung ra trong dạ dày bệnh nhân (Ảnh: BVCC).
Ngày nay, với những tiến bộ trong nội soi can thiệp kết hợp với hóa trị liệu giúp kéo dài và cải thiện chất lượng sống đáng kể ở những bệnh nhân không có chỉ định phẫu thuật. Đối với tình trạng tắc nghẽn đường mật, bệnh nhân có thể được can thiệp bằng đặt stent đường mật (thường là stent kim loại) qua nội soi mật tụy ngược dòng. Còn đối với tắc nghẽn tá tràng, bác sĩ thường thực hiện phẫu thuật nối vị - tràng cho bệnh nhân.
Với trường hợp bệnh nhân già yếu, suy kiệt hoặc không muốn phẫu thuật, stent kim loại tá tràng cũng là một lựa chọn giúp giải quyết các triệu chứng tắc nghẽn tá tràng của bệnh nhân, giúp bệnh nhân có thể ăn uống lại được, cải thiện chất lượng sống mà không phải chịu một cuộc mổ nặng nề.
Vì bệnh diễn tiến âm thầm, bác sĩ khuyên người dân hãy thường xuyên đến bệnh viện tầm soát sức khỏe, nhất là khi có các triệu chứng như vàng da, vàng niêm mạc mắt, tiêu chảy, tiêu phân mỡ, phân bạc màu hoặc đau ở vùng thượng vị.
Gần 9 tiếng 'căng não' cứu sống nữ bệnh nhân 35 tuổi Do hậu quả của chất độc, nữ bệnh nhân đã bị hẹp toàn bộ thực quản và dạ dày ở ngay dưới ngã ba hầu họng suốt 2 năm nay, hàng tuần phải nong thực quản. Tuy nhiên khoảng 6 tháng nay, bệnh nhân không thể ăn uống gì được phải đặt sonde mũi bơm nước cháo sống qua ngày. Trước tình trạng...