Tử vong vì miếng dán giảm đau
Bé gái 12 tuổi đáng thương Destiny Spitler (người Mỹ) đã mất mạng chỉ vì lấy miếng dán giảm đau Fentanyl dán vào chân chỉ sau vài giờ. Đây là loại dán giảm đau có tác dụng mạnh hơn morphine tới 100 lần và heroin tới 40 lần.
Các điều tra viên cho biết, tất cả những gì họ tìm thấy tại hiện trường là một miếng dán giảm đau cực mạnh hiệu Fentanyl ở trên đùi cô bé. Gia đình Destiny cho biết, bà ngoại của cô bé là bà Diana Spitler đã sử dụng miếng dán giảm đau này để kiểm soát những cơn đau lưng của mình. Bà Diana Spitler lý giải, bản thân bà hiểu được rằng, miếng dán giảm đau này có tác dụng cực mạnh và cực độc, nhưng lại không hủy chúng theo chỉ dẫn mà lại vứt vào thùng rác ngay ở trong nhà. Sự bất cẩn này đã khiến cho cô cháu gái đáng yêu và luôn vui vẻ của bà qua đời.
Theo tờ báo NBC, các điều tra viên đang xem xét giả thiết rằng, cô bé Destiny đã dán miếng dán giảm đau Fentanyl lên bụng vào buổi tối trước khi đi ngủ vì bị đau bụng. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Stephen Thornton, chuyên gia nghiên cứu chất độc của Bệnh viện Đại học Kansas thì những trường hợp tử vong như cô bé Destiny không phải là hiếm. Rất có thể Destiny cũng giống như một số trường hợp trẻ em khác nghĩ rằng, miếng dán giảm đau nguy hiểm đó là một miếng dán đồ chơi nên đã nhặt lên và dán vào bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể mà chúng thích. Trước đây, đã có một số tai nạn tương tự xảy ra với trẻ em nên loại miếng dán này hiện đã bị cấm sử dụng ngay cả đối với những người đã quen với việc sử dụng chất ma túy để giảm đau.
Miếng dán giảm đau Fentanyl có tác dụng mạnh hơn morphine tới 100 lần và heroin tới 40 lần. Loại miếng dán này có tác động cực nhanh và mạnh trong việc chấm dứt những cơn đau mãn tính và thường được sử dụng cho các bệnh nhân ung thư. Cục Quản lý thực phẩm và dược cảnh báo rằng, Fentanyl không nên dùng trong kiểm soát cơn đau cấp và hậu phẫu bởi vì không có cơ hội chuẩn liều trong thời gian sử dụng ngắn hạn và bởi vì suy hô hấp nặng và đe dọa tính mạng có thể xảy ra.
Ngày 13-5-2013, Cảnh sát thành phố Montreal (Canada) cho biết, họ đã tịch thu một lượng lớn thuốc giảm đau Desmethyl Fentanyl sản xuất trái phép từ một nhà máy sản xuất thuốc hồi 25-4-2013. Tiến sĩ Peter Vamos, Tổng Giám đốc của Trung tâm Phục hồi chức năng Portage cho biết, loại thuốc này mạnh đến mức một cảnh sát phải nhập viện, sau khi đột kích vào nhà máy này và tiếp xúc với thuốc, dù có đeo mặt nạ bảo vệ. Cảnh sát Canada tình nghi loại thuốc giảm đau trên được chế ra để bán cho các con nghiện. Cảnh sát đã bắt hai nghi phạm, đồng thời phát hiện một số lượng thuốc này đã được vận chuyển trái phép sang Mỹ.
Video đang HOT
Sự mất mát và đau đớn của gia đình Destiny khi cô bé qua đời quả là một bài học về sự cẩn thận trong quá trình sử dụng và bảo quản các loại thuốc đối với mọi người. Hiện tại, cảnh sát vẫn đang chờ kết quả khám nghiệm tử thi để xác định chính xác nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết của Destiny là miếng dán giảm đau Fentanyl hay là do chứng dị ứng thuốc.
Băng dán ít gây độc cấp tính nhưng một số loại có thể gây độc nặng nếu dùng quá liều. Ví dụ, băng dán giảm đau trong ung thư chứa Fentanyl có thể gây khó thở, suy hô hấp; Salonpas chứa metylsalicylat, mentol, camphor, glycocsali cylat, thymol, trong đó metylsalicylat nếu thấm vào máu sẽ gây độc.
Theo ANTD
Gừng TQ dính thuốc sâu cực độc: Khó phát hiện
Chính quyền TP. Duy Phường, tỉnh Sơn Đông, đang lên kế hoạch truy quét thuốc trừ sâu Aldicarb sau khi Đài truyền hình trung ương Trung Quốc phơi bày tình trạng nông dân nước này sử dụng tràn lan thuốc sâu cực độc khi trồng gừng.
Lực lượng quản lý thị trường Trung Quốc cũng khó phát hiện gừng chứa tồn dư thuốc trừ sâu cực độc
Chính quyền TP. Duy Phường, tỉnh Sơn Đông, đang lên kế hoạch truy quét thuốc trừ sâu Aldicarb sau khi Đài truyền hình trung ương Trung Quốc phơi bày tình trạng nông dân nước này sử dụng tràn lan thuốc sâu cực độc này để bảo vệ cây gừng.
Aldicarb là một trong những thuốc trừ sâu độc nhất được sử dụng ở Trung Quốc. Theo quy định của Bộ Nông nghiệp nước này, Aldicarb chỉ được sử dụng cho 5 loại cây và phải tuân thủ quy định chặt chẽ.
Tuy nhiên, CCTV phát hiện Aldicarb bị sử dụng nhiều hơn mức cho phép từ 3 - 6 lần đối với gừng, cho dù nông dân hiểu rất rõ về độc tính của thuốc.
"Chúng tôi không dùng loại gừng đó cho gia đình mình", một nông dân nói với CCTV.
Từ khi có thông tin này, người tiêu dùng Trung Quốc đang cực kỳ lo ngại về chất lượng của gừng. Hôm nay, quan chức địa phương cho biết thiết bị phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu được sử dụng để kiểm tra rau trên thị trường cho kết quả không đáng tin cậy đối với gừng và một số đồ làm gia vị khác.
"Chúng tôi sử dụng thiết bị phát hiện nhanh do Công ty Công cụ phân tích Rayleigh Bắc Kinh để kiểm tra gừng trước khi chúng được bán trên thị trường. Chúng tôi chỉ phát hiện có dư lượng thuốc trừ sâu một hoặc hai lần mỗi năm", Wang Jiancheng, nhân viên kiểm tra thuốc trừ sâu tại chợ bán buôn tỏi và gừng lớn nhất Duy Phường, cho biết.
Sách hướng dẫn sử dụng thiết bị của Wang không có tên gừng trong danh sách 136 loại rau quả mà thiết bị này có thể phát hiện.
"Chúng tôi đều sử dụng cùng loại thiết bị phát hiện trên các chợ bán buôn rau khắp Trung Quốc. Đối với loại rau củ làm gia vị như gừng, tỏi và tỏi tây thì kết quả có thể không chính xác", ông Yang Chungqiang, phó giám đốc Sở Nông nghiệp An Khâu, nói.
Một nhân viên giấu tên của công ty cung cấp thiết bị phát hiện thuốc trừ sâu ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, nói rằng thiết bị phát hiện nhanh chỉ hiệu quả đối với một số loại thuốc trừ sâu nhất định.
Tháng 7/2007, Sở Y tế bang California (Mỹ) cảnh báo việc tiêu thụ gừng nhập khẩu từ Trung Quốc sau khi phát hiện nhiều lô hàng tồn dư thuốc sâu cực độc aldicarb.
Theo cơ quan này, người ăn phải gừng chứa aldicarb có thể bị ngộ độc tạm thời trong vòng 1 giờ đồng hồ sau khi ăn.
Người ăn thực phẩm chứa hàm lượng aldicarb thấp có thể gây ra triệu chứng giống như cúm (gồm nôn mửa, đau đầu, hoa mắt), nhưng có thể khỏi trong 5 - 6 giờ đồng hồ.
Tuy nhiên, người tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm nhiều aldicarb có thể bị chóng mặt, chảy nước miếng, toát mồ hôi nhiều, nôn, tiêu chảy, cứng cơ, co giật và khó thở.
Theo 24h
Bôi acid vào giầy để mưu sát đồng nghiệp Cảnh sát Nhật Bản đã bắt giữ một người đàn ông 40 tuổi, bị tình nghi định đầu độc một phụ nữ, bằng thủ đoạn bôi acid hydrofluoric vào giầy. Bị cáo Tatsujiro Fukasawa phủ nhận cáo buộc dùng acid cực độc để mưu sát nạn nhân. Theo hãng Jiji Press, nạn nhân là đồng nghiệp của Fukasawa. Cô này may mắn sống...