Tử vong vì dùng keo epoxy thay bao cao su
Salman Mirza, 25 tuổi, tử vong vì dùng keo epoxy thay cho bao cao su khi đưa bạn gái vào khách sạn ở thành phố Ahmedabad, bang Gujarat.
Cảnh sát Ấn Độ hôm 24/8 cho biết Mirza tử vong vì suy đa tạng sau khi bôi keo epoxy lên vùng kín, thay vì sử dụng bao cao su trước khi quan hệ tình dục với bạn gái.
“Một số nhân chứng cho biết Mirza cùng bạn gái, cả hai đều nghiện ma túy, đã tới một khách sạn ở Juhapura hôm 22/6″, một sĩ quan cảnh sát cấp cao của thành phố Ahmedabad, bang Gujarat, cho biết.
Một lọ keo epoxy. Ảnh: Fox13
Video đang HOT
“Chúng tôi kiểm tra camera an ninh và phát hiện Mizra cùng bạn gái vào khách sạn, mang theo lọ keo epoxy”, sĩ quan cho biết, nói thêm hai người đã sử dụng ma túy, sau đó quan hệ tình dục.
“Họ dùng keo epoxy như một biện pháp tránh thai”, một điều tra viên nói với truyền thông địa phương. Người quen hôm sau phát hiện phát hiện Mizra nằm bất tỉnh trong bụi cây gần nhà. Sau khi được đưa về nhà, tình trạng của người này chuyển biến nặng nên được đưa vào viện và qua đời tại đó.
Mirza là lao động chính trong gia đình gồm bố mẹ già và hai chị gái. Người nhà của anh ta đã nộp đơn khiếu nại lên cảnh sát địa phương, yêu cầu điều tra cái chết của con. Phó ủy viên cảnh sát Premsukh Delu cho hay đang chờ kết quả khám nghiệm của cơ quan pháp y.
Chính trị gia Ấn Độ mất ghế vào Quốc hội vì không xây nhà vệ sinh
Nữ ứng viên tranh cử vào Quốc hội Ấn Độ bị loại khỏi danh sách đề cử sau khi bị phát hiện nhà không có nhà vệ sinh.
Bà Krina Patel từng là cái tên sáng giá cho một ghế ở Quốc hội Ấn Độ, đại diện cho thành phố Ahmedabad, bang Gujarat. Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi sau khi bà này bị đối thủ tố không xây nhà vệ sinh trong nhà.
Trong hồ sơ tranh cử, bà Patel khai sở hữu một căn hộ, một chiếc ô tô trị giá gần 14.000 USD cùng số vàng trị giá hơn 20.000 USD. Patel ban đầu nói nhà mình có nhà vệ sinh, nhưng sau đó thú nhận với Ủy ban bầu cử rằng ngôi nhà tại làng Kanbha của bà không có nhà tắm.
Nữ chính trị gia Ấn Độ bị loại khỏi danh sách đề cử vào Quốc hội vì nhà không có nhà vệ sinh. (Ảnh: EPA)
Lời thừa nhận này khiến bà bị loại khỏi đường đua vào Quốc hội.
Ấn Độ bắt đầu phát động chiến dịch "Ấn Độ sạch" nhằm cung cấp nhà vệ sinh cho hơn 1,3 tỷ người. Đối với quốc gia đang phải vật lộn với vấn nạn đi vệ sinh lộ thiên, việc có nhà vệ sinh tại nhà là một điều bắt buộc với bất cứ ai muốn đảm nhận các vị trí trong chính quyền.
Hồi tháng 10/2019, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi công bố nước này đã chấm dứt hoàn toàn tình trạng đi vệ sinh lộ thiên.
"Thế giới sẽ phải choáng ngợp vì 100 triệu nhà xí đã được xây dựng cho hơn 600 triệu người dân trong vòng 60 tháng. Trước đây, không ai có thể tin rằng Ấn Độ một ngày sẽ giải quyết chuyện đi vệ sinh lộ thiên nhanh chóng thế này", ông Modi nói tại chính Ahmedabad, quê nhà của bà Patel.
Harsh Goel, nhân viên chính phủ ở bang Punjab khẳng định các quan chức cần phải đi đầu trong việc chuyển đổi hành vi nếu muốn làm gương cho người dân.
"Làm thế nào mà một ứng viên có thể truyền cảm hứng và làm gương cho mọi người nếu bản thân bà ấy không dùng nhà vệ sinh", ông này nói.
Bất chấp tuyên bố của ông Modi, các chuyên gia cho rằng các con số không truyền tải đúng sự thật và vấn đề đi vệ sinh ngoài trời vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm tại Ấn Độ.
Ấn Độ có thể sắp hứng sóng Covid-19 lần ba Chuyên gia cảnh báo Ấn Độ có thể hứng sóng Covid-19 lần ba vào 6-8 tuần tới trong khi nước này chưa kiểm soát được đợt bùng phát thứ hai. Thế giới ghi nhận 178.932.836 ca nhiễm nCoV và 3.874.516 ca tử vong, tăng lần lượt 343.696 và 7.393, trong khi 163.460.276 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực...