Tử vong vì chủ quan không tiêm phòng dại khi bị chó cắn
Một phụ nữ ở thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị chó cắn cách đây hơn 2 tháng nhưng không xử lý vết thương, không đi tiêm vắc xin phòng dại nên đã tử vong.
Ngày 12/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Thuận cho biết vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp tử vong nghi do bệnh dại tại thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
Được biết, cuối tháng 12/2023, bệnh nhân nữ là N.T.T (SN 1993) qua nhà hàng xóm thấy một con chó nhỏ (không rõ của ai, được nhà hàng xóm đưa về nuôi) dễ thương nên vuốt ve và bị con chó này cắn 1 vết xước vào chân phải, có chảy máu. Chị T. chủ quan nên không xử lý vết thương, không đi tiêm vắc xin phòng dại.
Trung tâm Y tế huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
Video đang HOT
Sau hơn 2 tháng, đến tối 5/3, bệnh nhân cảm thấy người nóng, mỏi chân, tê chân, đứng không vững nên đi khám và uống thuốc theo đơn. Đến ngày 7/3, xuất hiện các triệu chứng như sốt nhẹ, khát nước nhưng không uống được, khó thở. Bệnh nhân được đưa tới Trung tâm Y tế huyện Hàm Thuận Nam điều trị, sau đó chuyển lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh. Tại đây, bệnh nhân được theo dõi, lấy mẫu xét nghiệm và chẩn đoán bệnh dại. Ngày 9/3, người nhà thấy bệnh trở nặng nên xin đưa về nhà và bệnh nhân tử vong sau đó.
Con chó cắn bệnh nhân xác định là chó con dữ, tổng cộng cắn 3 người nên bị chủ nhà đánh chết. Trung tâm Y tế Hàm Thuận Nam đã thông báo ổ dịch lây truyền từ động vật sang người đến Chi cục Thú y tỉnh. Đồng thời phối hợp Trạm Y tế thị trấn Thuận Nam để điều tra, giám sát ca dại. Cùng với đó, tuyên truyền vận động người nhà bị chó cào, cắn đi tiêm ngừa vắc xin phòng dại. Đồng thời, tư vấn và vận động 2 trường hợp bị chó cắn cùng thời điểm với bệnh nhân đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
Trước đó, ngày 15/2, tỉnh Bình Thuận cũng xảy ra một ca tử vong vì bệnh dại ở huyện Hàm Tân.
Người đàn ông tử vong sau 2 tháng bị chó cắn
Sau 2 tháng bị chó cắn, người đàn ông 42 tuổi bỗng sợ gió, ánh sáng. Gia đình đưa đi cấp cứu nhưng bệnh nhân không qua khỏi.
Nam bệnh nhân trú tại huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cấp cứu trong tình trạng sợ gió, lạnh, ánh sáng; tăng kích động; muốn ở trong bóng tối.
Hai tháng trước, bệnh nhân sang nhà hàng xóm và bị chó cắn vào cẳng chân phải. Người bệnh không đi tiêm phòng dại. Khi có biểu hiện phát bệnh dại, người này mới được đưa đến bệnh viện nhưng do tiên lượng tử vong cao nên gia đình đã xin dừng điều trị.
Các bác sĩ khuyến cáo bệnh dại hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100%.
Sau khi bị chó cắn, người dân cần rửa kỹ vết thương trong vòng 15 phút với nước và xà phòng. Sát khuẩn bằng cồn 45-70 độ hoặc cồn i-ốt để giảm thiểu lượng virus dại tại vết cắn (nếu có).
Sau đó, người dân đến ngay cơ sở y tế để tiêm vắc xin phòng dại, ngay cả đối với vết cắn, vết cào nhẹ. Tiêm vắc-xin sớm để hình thành kháng thể bảo vệ cơ thể, tốt nhất, tiêm trong vòng 24 giờ sau khi bị chó mèo cắn.
Người dân cần đặc biệt chú ý nếu bị chó, mèo cắn, cào chảy máu, sâu, nhiều vết, vị trí gần thần kinh trung ương (như đầu, mặt, cổ), ở vùng có nhiều dây thần kinh như đầu chi, bộ phận sinh dục. Nếu chó, mèo liếm trên vùng da bị tổn thương, mọi người cũng phải tiêm phòng.
Tăng cường tiêm vắc xin Covid-19 trong nhóm trẻ mầm non và học sinh Chiều nay 20.11 Bộ Y tế thông báo trong nước có 274 ca mắc Covid-19 mới; tăng cường tiêm vắc xin cho học sinh và trẻ mầm non Liên bộ Y tế và GD-ĐT vừa ban hành kế hoạch tăng cường triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em mầm non, học sinh trong các cơ sở giáo dục. Kế hoạch...