Tử vong sau mổ ruột thừa tại Bệnh viện FV
Ngày 31-8, Sở Y tế TPHCM cho biết đã có kết luận của hội đồng chuyên môn sở về trường hợp ông Mai Trung Kiên (57 tuổi, ngụ Hà Nội) tử vong sau khi mổ ruột thừa tại Bệnh viện FV (TPHCM).
Theo đó, kết luận cho rằng nguyên nhân tử vong của bệnh nhân là do xuất huyết nội sau phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa, bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch với nguy cơ cao và di chứng mạch máu não đang điều trị thuốc kháng đông. Bệnh viện FV đã không chẩn đoán và xử lý kịp thời tình trạng xuất huyết nội.
Ông Kiên được phẫu thuật ruột thừa tại Bệnh viện FV vào ngày 8-8. Hai ngày sau mổ, ông vẫn đau bụng, đau ngực nhưng được phía bệnh viện thông báo vết mổ tiến triển tốt. Ngày 11-8, ông Kiên đau dữ dội nên được chuyển sang cơ sở y tế chuyên về tim mạch gần đó để kiểm tra, sau đó chuyển về lại Bệnh viện FV và đã tử vong trong tối cùng ngày.
Theo TTVN
Bệnh nhân tử vong do bác sĩ tắc trách?
Ngày 31.8, tiếp xúc với chúng tôi chị Thạch Trang Bảo Ngọc (ngụ P.4, TP.Cà Mau, Cà Mau) khẳng định nguyên nhân dẫn đến cái chết của mẹ chị (bà Trang Thị Thùy Trinh, 54 tuổi) là do bác sĩ tắc trách, không cấp cứu kịp thời.
Chị Bảo Ngọc cho biết khoảng 6 giờ 30 phút ngày 30.8, mẹ chị lên cơn mệt nên được người nhà đưa vào Bệnh viện đa khoa Cà Mau cấp cứu. Đến khoảng hơn 8 giờ thì mẹ chị được chỉ định chuyển xuống khoa Lao.
"Dù mẹ tôi đang phải thở bằng oxy nhưng trong quá trình chuyển đi, mẹ tôi không được hỗ trợ oxy. Do chuyển mẹ tôi bằng xe lăn nên đến cầu thang, người điều dưỡng bắt mẹ tôi đi cầu thang lên lầu. Mẹ tôi mệt đi không được, nên họ mới lấy băng ca chuyển mẹ tôi lên lầu. Đến nơi, mẹ tôi mệt dữ dội hơn nhưng không được bác sĩ thăm khám, mà kêu gia đình đi mua mặt nạ hô hấp", chị Ngọc cho biết.
"Khi mua được mặt nạ, thì tìm không ra người để gắn vì các nhân viên y tế không có mặt tại đó. Người nhà của bệnh nhân ở giường bên cạnh thấy vậy liền đến gắn hộ nhưng khi gắn xong thì mẹ tôi ngất xỉu và tử vong. Lúc này, bác sĩ mới đến cấp cứu, nhưng mọi chuyện đã muộn", chị Ngọc bức xúc.
Chị Ngọc cũng như gia đình cho rằng, nếu các y bác sĩ có trách nhiệm thì mẹ chị đã không chết. Đến khi gia đình thắc mắc đề nghị lãnh đạo bệnh viện giải thích nguyên nhân cái chết của người thân dù còn giờ hành chính buổi sáng nhưng họ bắt người nhà ngồi chờ đến đầu giờ chiều.
"Đến giờ hẹn cũng không thấy ai, khi gia đình phản ứng mạnh họ mới xuất hiện giải thích với kiểu cho có", chị Ngọc nói.
Trao đổi với chúng tôi, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Cà Mau Trần Thị Chính cho biết: "Từ khoa Cấp cứu chuyển lên khoa Lao chỉ có khoảng 5 phút, bệnh nhân sẽ không sao. Trong khi đó, khoa Lao cũng có bác sĩ trực, có phòng bệnh nặng rồi nên không có vấn đề gì. Nhưng chúng tôi sẽ xem xét lại vụ việc rồi thông tin sau".
Theo TNO
'Bác sĩ không có lỗi' trong vụ bé sơ sinh tử vong ở Cà Mau Sau phản ứng của gia đình sản phụ vì bé gái vừa sinh ra đã tắt thở, Bệnh viện sản nhi Cà Mau họp hội đồng chuyên môn kết luận bé tử vong do suy hô hấp nặng vì hít nước ối lẫn phân su. Ngày 19/6, ông Trần Việt Sơn, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện sản nhi Cà Mau,...