Tử vong do tai nạn, thương tích của trẻ em Việt Nam nhiều hơn 3 lần các nước thu nhập cao
Tỷ lệ tử vong do tai nạn, thương tích của trẻ em tại Việt Nam tương đương các nước có thu nhập trung bình và trong khu vực, nhưng vẫn cao gấp 3 lần so với các nước thu nhập cao.
Trẻ em bơi tại khu vực Núi Thúy, thành phố Ninh Bình bất chấp nguy hiểm. Ảnh (tư liệu – minh họa): Hải Yến/TTXVN
Nguyên nhân tử vong hàng đầu là do đuối nước và tai nạn giao thông. Đây là thông tin tại Hội thảo thực hiện Quyết định số 1248/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2021 – 2030, diễn ra ngày 30/11 tại Hà Nội.
Hội thảo có sự tham gia của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, Tổ chức Vận động chính sách y tế toàn cầu tại Việt Nam (GHAI) và các bộ, ngành, đoàn thể liên quan.
Đánh giá về hoạt động phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà cho biết, Chương trình đã tạo được sự chuyển biến tích cực của các bộ, ngành, địa phương và các bên liên quan trong công tác chỉ đạo, triển khai phòng chống tai nạn thương tích trẻ em. Chính quyền các cấp đã nâng cao vai trò trách nhiệm trong việc triển khai và bố trí nguồn lực thực hiện công tác này.
Đến nay, hơn 6 triệu ngôi nhà đạt tiêu chí Ngôi nhà an toàn đã được xây dựng. Việt Nam có 26.000 trường học đạt tiêu chí Trường học an toàn, 6000 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí Cộng đồng an toàn.
Đến năm 2020, tỷ suất mắc tai nạn thương tích trẻ em giảm từ 1.001/100.000 năm 2016 xuống còn 600/100.000; tỷ suất trẻ em tử vong do tai nạn, thương tích đã giảm từ 19,7/100.000 trẻ năm 2016 xuống còn 17/100.000. Số trẻ em bị tử vong do đuối nước giảm trung bình 100 trẻ em mỗi năm; 90% trẻ em mặc áo phao khi tham gia giao thông đường thủy; 90% trẻ em tiểu học và trung học cơ sở biết các quy định an toàn giao thông đường bộ; 50,3% trẻ em tiểu học và trung học cơ sở biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước.
Bà Đoàn Thị Thu Huyền, Giám đốc Quốc gia Tổ chức Vận động Chính sách Y tế toàn cầu tại Việt Nam, chia sẻ, mặc dù kết quả ban đầu đáng khích lệ với việc giảm trung bình 100 trường hợp trẻ em đuối nước mỗi năm nhưng đuối nước vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em từ 6-15 tuổi. Nhiều trường hợp sống sót sau đuối nước phải chịu cảnh sống thực vật do tổn thương não. Nguyên nhân là do trẻ không biết bơi, tính tò mò, thích khám phá, bạn bè rủ rê, cha mẹ đi làm xa, môi trường sống thiếu an toàn, công trình xây dựng không có cảnh báo…
Theo bà Huyền, cần coi bơi lội phải là một môn học bắt buộc, cần xây dựng đội ngũ tình nguyện viên với nòng cốt là giáo viên thể dục, đoàn viên thanh niên; tăng cường truyền thông trên mạng xã hội về tai nạn đuối nước và cách phòng tránh…
“Trong 3 năm qua, chương trình phòng chống đuối nước cho trẻ em đã tổ chức đào tạo bơi an toàn cho hơn 14.000 trẻ em và giảng dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho hơn 30.200 em. Chúng tôi hy vọng tiếp tục đồng hành cùng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để lan tỏa những kinh nghiệm triển khai chương trình trên toàn quốc, góp phần đảm bảo sự sống còn của trẻ em và mục tiêu của Chương trình quốc gia trong thời gian tới”, Giám đốc Quốc gia Tổ chức Vận động Chính sách Y tế toàn cầu tại Việt Nam mong muốn.
Theo WHO, tai nạn, thương tích trẻ em là vấn đề mang tính toàn cầu, mỗi năm trên thế giới có khoảng 465.302 trẻ em 0-15 tuổi bị tử vong do tai nạn thương tích. tương đương với mỗi ngày có khoảng 1.275 trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích. Ngoài ra, hàng chục triệu trẻ em khác bị chấn thương phải điều trị tại bệnh viện và thường để lại hậu quả lâu dài về sức khỏe, tâm lý, thậm chí là khuyết tật suốt đời. Phần lớn các trường hợp tử vong do tai nạn thương tích trẻ em xảy ra tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.
Ngày 19/7/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1248/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu tổng quát “Kiểm soát tình hình tai nạn, thương tích trẻ em trên tất cả các loại hình tai nạn, thương tích, nhất là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông nhằm bảo đảm sức khỏe và tính mạng trẻ em, hạnh phúc của gia đình và xã hội”.
Chương trình gồm 3 nhóm mục tiêu cụ thể, đó là: Giảm tỷ lệ tai nạn, thương tích và tử vong do tai nạn, thương tích của trẻ em; Truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho các cấp chính quyền, cộng đồng, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em; Đào tạo, tập huấn về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho cán bộ các cấp, các ngành, đoàn thể liên quan.
Số người tử vong do Covid-19 ở TPHCM giảm liên tiếp trong 3 ngày
Kể từ 24/8 đến 26/8, số ca tử vong do Covid-19 ở TP.HCM giảm xuống còn dưới 300 ca mỗi ngày.
Theo bản tin tối 26/8 của Bộ Y tế, trong ngày, Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 ghi nhận 318 ca tử vong, trong đó, TP.HCM có 242 trường hợp.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) cũng cập nhật trong 4 ngày qua, số ca Covid-19 tử vong được ghi nhận tại thành phố vẫn ở mức cao nhưng đang có xu hướng giảm.
Cụ thể, ngày 23/8, số ca tử vong ở mức rất cao với 340 trường hợp, ngày 24/8 đã giảm xuống 292 ca. Ngày 25/8, số ca tử vong là 266 trường hợp và ngày 26/8 giảm xuống 242 ca.
Tính từ 18h ngày 25/8 đến 18h ngày 26/8, TP.HCM ghi nhận 3.934 trường hợp nhiễm mới. Như vậy, trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, TP.HCM đã có tổng cộng 194.100 trường hợp mắc Covid-19 được công bố.
Hiện tại, ngành y tế điều trị 37.138 bệnh nhân, trong đó có 2.299 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.639 bệnh nhân nặng đang thở máy và 20 bệnh nhân can thiệp ECMO.
Từ ngày 27/8, TP.HCM chính thức đưa thuốc kháng virus dạng uống là Molnupiravir trong chương trình can thiệp cộng đồng có kiểm soát do Bộ Y tế cung cấp để điều trị F0 tại nhà.
Bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng ở mức độ nhẹ sẽ được cán bộ y tế tư vấn, giải thích về chương trình. Nếu đồng ý tự nguyện tham gia bằng văn bản, họ sẽ được phát một túi thuốc home-based care.
Cùng với túi thuốc là tài liệu hướng dẫn chi tiết của Bộ Y tế, Sở Y tế về cách tự chăm sóc, theo dõi sức khỏe và liên lạc với bác sĩ phụ trách, cơ sở y tế trong trường hợp xuất hiện triệu chứng trở nặng.
Sau 5 ngày, tất cả bệnh nhân được xét nghiệm virus SARS-CoV-2 và đánh giá diễn biến bệnh. Trong 14 ngày, bệnh nhân được theo dõi về triệu chứng của Covid-19 và các tác dụng phụ nếu có của thuốc.
Molnupiravir là thuốc kháng virus dùng để điều trị Covid-19 cho bệnh nhân từ nhẹ đến trung bình, đang trong giai đoạn 3 của quá trình thử nghiệm trên thế giới.
Làm thế nào để bảo vệ người cao tuổi, mắc bệnh nền trong mùa dịch?.Do nguy cơ diễn biến nặng của nhóm người này rất cao, gia đình cần đặc biệt lưu tâm bảo vệ họ và giữ liên lạc với nhân viên y tế.
Thủ tướng: 'Tăng cường y tế xã, phường để người dân tiếp cận sớm, giảm ca tăng nặng Thủ tướng nhấn mạnh rằng tăng cường hệ thống y tế xã, phường là để người dân được tiếp cận sớm, tiếp cận nhanh nhất và còn giúp phân loại để có điều trị phù hợp, giúp giảm số ca tăng nặng. Theo Thủ tướng, tăng cường y tế xã, phường giúp giảm số ca tăng nặng, tử vong. ẢNH: NHẬT BẮC Kết...