Tử vong do sởi tiếp tục tăng
Số trẻ tử vong liên quan đến sởi tại BV Bạch Mai đã là 8 cháu. Con số tử vong thống kê trên cả nước tính đến hết ngày 21/4 của Bộ Y tế là 119 cháu, thấp hơn so với thực tế. Dịch sởi không chỉ là mối lo của người dân mà còn là mối lo của các bác sỹ trực tiếp điều trị vì thực tế điều trị tiếp tục ghi nhận những bất thường.
Ngày 22/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị tăng cường công tác điều trị bệnh sởi với sự tham gia của các bệnh viện thuộc 23 tỉnh thành phố từ Đà Nẵng trở ra phía Bắc nhằm hướng dẫn cho các bệnh viện phác đồ đã được điều chỉnh nhằm ứng phó với diễn biến nặng bất thường của dịch sởi năm nay.
Sáng tỉnh táo, chiều thở máy
Phát biểu tại Hội nghị, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi – BV Bạch Mai cho biết, BV này chưa ghi nhận ca sởi nào nhiễm chéo vì làm tốt khâu chống nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, đến nay đã có 8 bệnh nhi mắc sởi tử vong, trong đó có 7 ca dưới 1 tuổi.
Nhiều ca sởi nặng, phải thở máy (Ảnh: CQ)
4 ca đầu tiên tử vong sau vài hôm nhập viện với các biểu hiện lâm sàng, còn 4 ca sau thì rất lạ: Cai được máy thở 10 ngày thì phổi vẫn chưa ổn, phải quay lại thở máy, thở tiếp 10 ngày nhưng 3 ngày sau thì tử vong.
1 tỉnh báo cáo 3 số liệu khác nhau về sởi! Tại Hội nghị, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết thời gian qua việc thống kê số liệu các ca mắc sởi tại nhiều địa phương bất hợp lý. Ông Phu chỉ rõ: “Có tỉnh báo cáo lên Bộ Y tế 3 số liệu khác nhau do 3 đơn vị thống kê ( Trung tâm Y tế dự phòng, Sở Y tế và các bệnh viện). Điều này cho thấy thông tin cần minh bạch nhưng phải làm việc thật khoa học để có thể đưa ra con số chính xác phục vụ cho việc đánh giá chính xác tình hình dịch bệnh”.
“Có trường hợp sáng nhập viện vẫn còn tỉnh táo, chơi tốt nhưng chiều đã thở gấp rồi phải vào thở máy. Trong ngày hôm nay (22/4), khoa Nhi tiếp nhận 8 bệnh nhân nhưng đã có 4 ca vừa vào đã phải thở máy ngay”, bác sỹ Dũng nói.
Theo bác sỹ Dũng, điểm bất thường của dịch sởi năm nay virus sởi tấn công thẳng vào phổi rất mạnh và tấn công ngay từ ngày đầu hoặc ngày thứ 2-3 sau khi phát bệnh, làm suy giảm miễn dịch trầm trọng, tới mức có trẻ đã chữa xong bệnh sởi, được về nhà nhưng sau 1-2 tuần phải nhập viện trở lại vì viêm phổi.
“Điều đó cho thấy đối với nhiều trẻ, di chứng của bệnh sởi sẽ còn lâu dài. Với trẻ mắc sởi bị suy hô hấp phải theo dõi chặt chẽ để sử dụng máy thở đúng lúc, nếu đợi đến khi bệnh nhân lả đi mới “vào máy” thì có thể không kịp vì khi trẻ đã lả đi, phổi bị tổn thương nặng thì thở máy cũng khó cứu”, PGS Dũng cho hay.
Một điểm nữa là hiện nay có nhiều trẻ không có bất kỳ một bệnh nền nào nhưng điều trị sởi vẫn rất dai dẳng. Kháng sinh không đóng vai trò nhiều trong điều trị, các bác sĩ đang xem xét định lượng vitamin A cho phù hợp.
Chú ý chăm sóc trẻ sau khi điều trị sởi
Tại buổi tập huấn, TS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm khuẩn ( Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM) lưu ý: “Một trong những sai lầm cũng cần lưu ý từ phía các phòng mạch tư là khi thấy trẻ sốt cao, ho nhiều nhưng chưa phát ban, các bác sĩ ở phòng mạch nghĩ bé bị hốt ho viêm họng thông thường cho uống corticoid để giảm ho. Điều này dễ gây nguy hiểm bởi corticoid gây giảm miễn dịch, nếu trẻ mắc sởi thì làm bệnh sẽ nặng hơn”.
Video đang HOT
Cần chú ý chăm sóc trẻ sau khi điều trị sởi
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, sau khi trẻ bị sởi – nhất là đối với các trẻ ít tháng tuổi, bị biến chứng nặng thì gia đình cần phải hết sức thận trọng trong việc chăm sóc trẻ.
Lúc này sức đề kháng của trẻ suy giảm nên trẻ rất dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn. Ngoài việc cho trẻ ăn đầy đủ dưỡng chất, bổ sung vitamin A, nên giữ vệ sinh cho trẻ, tránh tiếp xúc nơi đông người, những người trông trẻ cũng cần thường xuyên rửa tay, vệ sinh tốt. Ngoài ra cần giữ môi trường thông thoáng, khô ráo.
Theo kinh nghiệm của bác sĩ Trương Hữu Khanh, trẻ mắc sởi thường sốt, viêm họng và ho dữ dội là dấu hiệu cho thấy có thể mắc bệnh. Nhưng điều này không đáng sợ bằng khi trẻ bắt đầu thở nhanh. Vì thế khi phụ huynh theo dõi thấy thấy trẻ thở nhanh thì nên đưa đến bệnh viện ngay.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế đã thống nhất sử dụng thêm Gamma globulin miễn dịch, một chất tăng cường sức đề kháng, bổ sung thêm cho cơ thể trẻ bị mắc sởi.
Về việc sử dụng Gamma Globuline, TS Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm (BV Nhi T.Ư) lưu ý chỉ những trường hợp rất nặng mới cho sử dụng bổ sung.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khuyến cáo không được lạm dụng Gamma globulin mà phải rất thận trọng khi dùng, vì đây là dạng đạm protein dễ gây sốc dẫn tới tử vong ở trẻ.
Được biết, 1 lọ Gamma globulin 50ml có giá 6 triệu đồng và được bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tính tới hết ngày 21/4, cả nước có 3.481 trường hợp mắc sởi xác định trong số 9.473 trường hợp sốt phát ban dạng sởi tại 61/63 tỉnh, thành phố, trong đó có 25 trường hợp tử vong do sởi trong số 119 trường hợp nặng xin về và tử vong có liên quan đến sởi. Có 391 bệnh nhân đang điều trị tại BV Nhi TƯ, Nhiệt đới và Bạch Mai, trong đó có 23 bệnh nhân nặng phải thở máy.
Cẩm Quyên
Theo_VietNamNet
Dựng 'pháo đài' cách ly bệnh nhi sởi ở TP.HCM
"Ngay khi bệnh sởi gia tăng và nghe tin Hà Nội có ca sởi tử vong, trong này chúng tôi đã tổ chức lọc bệnh sởi, cách ly ngay lập tức. Có lẽ nhờ vậy mà diễn biến bệnh sởi vẫn trong kiểm soát" - một bác sĩ ở Bệnh viện Nhi Đồng 2 chia sẻ.
Cách ly ngay từ khâu khám bệnh
Trong đợt kiểm tra công tác tiếp nhận, điều trị bệnh nhi sởi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 tại TP.HCM ngày 19/4, Bộ Y tế đã công nhận cách làm của các bệnh viện này là khá bài bản, chuyên nghiệp, cần nhân rộng.
Sởi được sàng lọc ngay từ khâu khám bệnh. Ảnh: Thanh Huyền.
Trao đổi với TS, bác sĩ Đặng Thị Kim Huyên, Phó trưởng Khoa khám bệnh, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã cho biết về cách tổ chức, điều trị sởi tại đây.
Theo đó, ngay khi nhận thấy bệnh sởi có dấu hiệu gia tăng và có ca tử vong ở Hà Nội, Ban giám đốc đã họp khẩn.
"Lãnh đạo bệnh viện cho lập ngay một phòng chuyên lọc bệnh sởi ở Khoa Khám bệnh với 40 bàn chuyên khám sởi. Khi bệnh nhân sởi có chỉ định nhập viện, phải qua một phòng sàng lọc nữa để xem có cần thiết tới mức nhập viện hay chưa", bác sĩ Huyên cho biết.
Ngoài ra, phụ huynh đưa con tới khám sởi sẽ được tiếp nhận truyền thông 2 lần. Lần thứ nhất tại phòng truyền thông về bệnh sởi, lần thứ 2 được chính bác sĩ khám bệnh tư vấn, hướng dẫn.
Phụ huynh được chỉ cách nhận biết các dấu hiệu khi bệnh sởi biến chứng, dạy cách chăm sóc trẻ lúc bị bệnh tại gia, khuyên trẻ đi chích ngừa sởi ở y tế địa phương... Dù các bé bị phát ban tới khám, không phải sởi cũng được khuyên đi chích ngừa.
"Chúng tôi cố gắng hạn chế các ca nhập viện. Bởi sởi là bệnh do siêu vi, chủ yếu chăm sóc nâng đỡ về thể trạng. Có nhập viện thì bác sĩ cũng chỉ can thiệp, cho dùng kháng sinh nếu bệnh nhi bị biến chứng, còn tất cả trông chờ vào sức đề kháng của cơ thể.
Vì thế nếu chưa nặng nhập viện làm gì để còn bị lây nhiễm thêm nhiều bệnh nguy hiểm khác?", bác sĩ Huyên nói.
"Sởi thì không lo, lo nhất là biến chứng hậu sởi. Vì thế chúng tôi dặn dò cha mẹ phải theo dõi kỹ khi con có các biểu hiện viêm phổi để nhập viện kịp thời. Nhắc nhở phụ huynh nhớ vệ sinh răng miệng cho bé thật kỹ, bởi khi bị sởi trong miệng trẻ lở loét, nếu không chăm sóc tốt sẽ xảy ra biến chứng", bác sĩ Huyên nhấn mạnh.
Làm gì để tránh lây chéo
Việc tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân ngoại viện và khu vực điều trị cho bệnh nhân sởi nội trú được Bệnh viện Nhi Đồng 2 bố trí khá rạch ròi, bài bản.
Hãy bảo vệ trẻ bằng cách đưa con đi chích ngừa sởi. Ảnh: Thanh Huyền.
Trong Khoa Nhiễm của bệnh viện không chỉ có mỗi bệnh sởi mà còn nhiều loại bệnh khác như tay chân miệng, sốt xuất huyết, thủy đậu...
Chính vì thế, để tránh lây chéo sởi cho các bệnh nhi của khoa này, bệnh viện đã bố trí một "pháo đài" để cách ly hẳn với các bệnh nhi sởi.
Một dãy nhà trên lầu của Khoa Nhiễm được trưng dụng thành khu vực nội bất xuất, ngoại bất nhập, thậm chí còn bố trí nhà vệ sinh riêng. Phụ huynh chăm sóc con cái mình trong khu này phải đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, đúng cách.
Ngay cuối dãy nhà chuyên điều trị cho bệnh nhi sởi có một phòng bố trí nhân viên y tế túc trực 24/24h, luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc, hỗ trợ, theo dõi biến chứng sởi cho các bệnh nhi.
Chỉ cần ca sởi nào vừa bị viêm phổi, lập tức được các bác sĩ cho sử dụng dụng cụ thở NCAP ngay.
Bác sĩ Huyên chia sẻ: "Dụng cụ trợ thở này khá đơn giản, giá thành chỉ bằng 1/10 máy thở và vô cùng hiệu quả khi trẻ mới viêm phổi nhẹ. Chờ tới lúc biến chứng nặng mới cho dùng máy trợ thở thì lúc đó tính mạng mấy bé chỉ có...trời cứu".
Để khống chế được dịch sởi, các khoa của Bệnh viện Nhi Đồng 2 còn phải biết..."chia lửa" với nhau.
Các khoa không chuyển bệnh nhi về Khoa Nhiễm nữa, tự giải quyết vấn đề của khoa mình, để Khoa Nhiễm tập trung lo cho bệnh nhi sởi. Nhờ thế tình trạng lây chéo bệnh sởi trong bệnh viện là rất ít.
Khống chế dịch sởi không chỉ mỗi ngành y tế mà đủ, cần có sự hợp tác của người dân. Bác sĩ Kim Huyên kêu gọi các phụ huynh hãy cho con đi tiêm ngừa sởi. Ngành y tế đã chuẩn bị mọi nhân lực, vật lực, sẵn sàng phục vụ tại các trạm y tế địa phương.
Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận 20 ca sởi nhập viện. Hiện tại, Khoa Nhiễm của bệnh viện này đang điều trị cho 70 trường hợp mắc sởi. Sởi nguy hiểm nhất với trẻ dưới 12 tháng tuổi do cơ thể bé còn mong manh, sức đề kháng kém. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng phụ huynh ở phía Nam có thể yên tâm hơn vì virus sởi tại TP.HCM lành hơn ở Hà Nội.
Thanh Huyền
Theo VNN
Cha mẹ dồn dập đưa trẻ đi tiêm phòng sởi miễn phí Ngày đầu tiên Hà Nội triển khai tiêm vắcxin phòng sởi miễn phí, rất đông người đưa con đi tiêm. Trạm trưởng Y tế phường Ngọc Hà Nguyễn Trọng Điệp thăm khám cho trẻ trước khi tiêm vắcxin sởi. Chỉ là một trạm y tế của phường nhưng nhiều lúc lượng trẻ đến tiêm đông, phụ huynh phải bế con đứng đợi. Sau...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xôn xao hình ảnh công an xuất hiện ở kho hàng vợ chồng TikToker nổi tiếng

Trên đường đi thu mua rau, 2 vợ chồng tử vong do va chạm với xe tải

Dừng xe thay tã cho con trên cao tốc, gia đình 8 người bị tông tử vong

Tài xế lái ô tô húc xe máy khi bị đe dọa giữa đường ở TPHCM

Tàu hỏa tông ô tô tải, tài xế mắc kẹt trong cabin

Người dân rời buổi sơ duyệt diễu binh, ga metro Bến Thành quá tải

Đoàn quân diễu binh trùng trùng như sóng tại buổi sơ duyệt đại lễ 30/4

Dùng can nhựa bơi từ thuyền vào bờ, ngư dân 71 tuổi bị sóng cuốn, tử vong

Đại diện Thương mại Mỹ nói cuộc điện đàm với Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hiệu quả

Lý giải về hơn 23.000 cú sét đánh ở miền Bắc sáng 25/4

Điện giật khi đào giếng, một người đàn ông tử vong

Người phụ nữ mua 58 công ty "ma", giao dịch hóa đơn khống hơn 6.000 tỷ đồng
Có thể bạn quan tâm

Có gì bên trong "ly cà phê" giá 150 triệu đồng của hôn thê tỷ phú Amazon?
Thời trang
00:17:15 26/04/2025
Vụ đường dây thuốc giả ở Thanh Hóa: Phát hiện nhiều cửa hiệu bán thuốc giả
Pháp luật
00:01:37 26/04/2025
Clip hot: Sao nhí Vbiz mới 14 tuổi đã được ví như đại minh tinh, một lọn tóc bay cũng thành "mỹ cảnh nhân gian"
Hậu trường phim
23:55:41 25/04/2025
Tang lễ Giáo hoàng Francis: Mộ phần đơn giản và thánh đường không ngủ
Thế giới
23:37:46 25/04/2025
HOT: "Nàng cỏ" Goo Hye Sun công khai con trai bí mật?
Sao châu á
23:26:52 25/04/2025
Cháy xe Mercedes 5 tỷ, Duy Mạnh có luôn động thái "bù lỗ"
Nhạc việt
23:07:12 25/04/2025
Hơn 400 nghìn video đu trend quy tụ nhiều trai xinh gái đẹp nhất lúc này: Khởi xướng là nam thần "chồng IU"
Nhạc quốc tế
22:53:16 25/04/2025
Trương Ngọc Ánh 49 tuổi vẫn trẻ đẹp, Trần Lực tiết lộ về Lê Khanh
Sao việt
22:21:36 25/04/2025
Samsung trình làng thế hệ TV AI 2025 tại Việt Nam
Đồ 2-tek
21:57:48 25/04/2025
Tại sao có cổng USB 'đực' và 'cái'?
Thế giới số
21:53:01 25/04/2025