Tử vong do cắt amidan, trường hợp nào tuyệt đối không được cắt?
Viêm Amidan là bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Khi bị viêm Amidan, người bệnh nên đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị hoặc chỉ định cắt Amidan nếu cần thiết.
Có thể tử vong do cắt amidan
Cắt Amidan là một phẫu thuật, lấy bỏ tổ chức Amidan ra khỏi vùng họng. Đây là một trong những vấn đề phổ biến, rất hay được bệnh nhân đề xuất khi gặp bác sĩ như: Tôi thường xuyên đau họng, tôi đến khám để được cắt Amidan. Tôi hay ho, tôi muốn cắt Amidan. Tôi nuốt vướng, tôi muốn xin ý kiến để đi cắt ngay Amidan cho tôi.
Vậy có nên cắt Amidan không? Cắt amidan có lợi gì và thực hiện khi nào?
- Giảm tần xuất viêm họng: Cắt Amidan thường được thực hiện khi tần xuất viêm họng kèm sốt trên 7 lần/năm hoặc trên 5 lần/2 năm liên tiếp.
- Mất mùi hôi nếu hôi do mủ bã đậu Amidan, một số vi khuẩn có mùi hôi…
- Bệnh lý Amidan: u lành Amidan, ung thư Amidan…
- Amidan quá to gây cản trở đường thở, nuốt khó, gây ngủ ngáy, ảnh hưởng tới phát triển thể chất…
Những rủi ro khi cắt Amidan
Cắt Amidan là một can thiệp phẫu thuật nên có những nguy cơ như các phẫu thuật nói chung:
Shocks thuốc tiền mê, gây mê…
Ra máu trong mổ, sau mổ…
Tử vong: do tổn thương các mạch máu lớn (mạch cảnh), do shock thuốc.
Do xung quanh Amidan có rất nhiều mạch máu đặc biệt có động mạch cảnh trong. Bệnh nhân áp xe Amidan, thành trong Amidan tiến sát vào động mạch cảnh trong, hoặc những dị dạng mạch cảnh, áp sát thành trong Amidan. Trong trường hợp mạch bị tổn thương khi cắt, dễ tử vong do mất máu cấp.
Như vậy, cắt Amidan có giải quyết được các biểu hiện mà bệnh nhân kỳ vọng mất đi sau phẫu thuật?
Video đang HOT
Phải xác định các biểu hiện gây ra cho người bệnh có phải do Amidan không? Nếu đúng các biểu hiện mà người bệnh khó chịu thực sự do viêm Amidan mạn tính, thường sau cắt Amidan biểu hiện khó chịu của người bệnh so với trước khi cắt sẽ diễn biến như sau:
80% các triệu chứng sẽ hết.
15% vẫn không thay đổi.
5% nặng lên do mất hàng rào bảo vệ của vùng họng.
Cắt Amidan được tiến hành như thế nào?
Amidan sẽ được lấy ra khỏi vị trí của nó (họng miệng) bằng các dụng cụ khác nhau.
Slude – Angle
Dao điện đơn cực – lưỡng cực
Dao Plasma, dao laser, complator
Bệnh nhân cần lưu ý khi sau khi cắt Amidan
- Uống thuốc đầy đủ theo đơn của bác sĩ.
- Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ gối cao đầu.
- Nên dùng các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, uống nhiều nước.
- Không nên ăn đồ chua cay, nóng, cứng vì có thể gây trầy xước vết mổ và gây xuất huyết.
- Nên đến bác sĩ tái khám hoặc có vấn đề bất thường (sốt, ra máu nhiều,…).
Cắt Amidan là một trong những phẫu thuật phổ biến và không quá phức tạp, tuy nhiên để đảm bảo tính an toàn, người bệnh cần lựa chọn các cơ sở y tế có đầy đủ điều kiện chuyên môn, uy tín.
PGS.TS Phạm Thị Bích Đào ( BV ĐH Y Hà Nội)
Theo infonet
Amidan có lợi ích gì mà bác sĩ nói không phải muốn cắt là cắt?
Không ít trường hợp thấy con bị viêm amidan vài lần là cha mẹ đến bác sĩ đòi cắt để... khỏi bị viêm. Quan niệm này sai lầm hoàn toàn.
Viêm amidan là bệnh thường gặp trong các bệnh lý tai - mũi - họng ở trẻ em, người trưởng thành cũng mắc nhưng ít hơn. Đặc biệt bệnh thường tái đi tái lại, dễ biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập của trẻ.
Không cứ viêm amidan là phải cắt
Các bác sĩ khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) cho biết, không ít trường hợp thấy con bị viêm amidan vài lần là cha mẹ đến bác sĩ đòi cắt để khỏi bị viêm. Quan niệm này sai lầm hoàn toàn. Thực tế, chỉ định cắt amidan là rất hạn chế sau khi các bác sĩ khám phá ra các lợi ích của amidan đối với cơ thể trẻ em.
Amidan là những tế bào lympho để bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Amidan cũng là nơi sản xuất kháng thể IgG rất cần thiết trong miễn dịch. Amidan là hàng rào miễn dịch vùng họng miệng, hoạt động mạnh từ 4-10 tuổi, sau đó đến tuổi dậy thì mức độ miễn dịch của Amidan giảm rõ và không còn hoạt động mạnh nữa.
Cắt amidan tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
Theo các bác sĩ, số các cháu viêm amidan nhẹ rất nhiều và không cần thiết phải cắt. Chỉ các em bị viêm nhiễm nhiều, amidan hoàn toàn không còn lợi ích cho cơ thể, mới nghĩ đến cắt bỏ.
Chỉ cắt amidan trong những trường hợp sau:
- Viêm Amidan nhiều đợt cấp (Từ 5-6 lần trong một năm), ít nhất 5 lần mỗi năm trong 2 năm qua, ít nhất 3 lần mỗi năm trong 3 năm qua
- Viêm Amidan gây nên những biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang hoặc các biến chứng nặng như thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận.
- Trường hợp Amidan có kích thước quá to, gây cản trở ăn uống, ngủ ngáy, ngưng thở trong lúc ngủ hoặc nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng chất lượng sống của người bệnh... thì cũng nên cắt.
- Ngoài ra, Amidan còn được chỉ định cắt khi có nhiều ngóc ngách chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng, nuốt vướng hoặc nghi ngờ ác tính.
Bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cắt amidan cho trẻ. Chỉ những trẻ viêm amidan nhiều đợt cấp (từ 5-7 lần/năm) mới nên cắt.
Lưu ý, cần được phẫu thuật cắt amidan tại các bệnh viện uy tín và có chuyên khoa Tai mũi họng.
Biến chứng nào có thể xảy ra trong khi cắt amidan?
Cắt amidan có thể gây biến chứng tử vong do nhiều nguyên nhân: gây mê, cắt không đúng kỹ thuật (cắt chạm mạch máu gây ra máu, không cầm được), bệnh nhân có rối loạn đông máu. Chính vì vậy mà trước khi cắt, bệnh nhân phải được làm các xét nghiệm rất kỹ về các chức năng gan, thận và đông máu để tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra.
Vì vậy để có một chỉ định cắt Amidan đúng cũng như phẫu thuật an toàn, bệnh nhân nên khám và điều trị tại các bệnh viện uy tín và có chuyên khoa tai mũi họng.
Dấu hiệu nhận biết viêm amidan sớm nhất?
- Khô họng, hơi thở có mùi: Do các vi khuẩn tích tụ trong hố amidan và các dịch mủ tồn đọng trong hố amidan gây tắc nghẽn và thường đi kèm với một số triệu chứng như hơi thở có mùi, khô họng, ngứa họng, cảm giác họng có dị vật.
- Amidan phì đại: Thường gặp ở trẻ em và có một số triệu chứng như khó khăn trong việc nuốt, giọng nói không rõ ràng, hệ hô hấp không thông thoát hoặc ngáy khi ngủ. Nếu như amidan phì đại quá mức có thể gây ra việc rối loạn cộng hưởng hơi thở, tiếng nói và việc nuốt.
- Biểu hiện toàn thân: Amidan và vòm miệng cuống lưỡi có hiện tượng xuất huyết, trong hốc miệng có thấy những chấm mủ trắng, hoặc vàng. Bệnh nhân có hạch bạch huyết trong cổ, đặc biệt là hạch bạch huyết ở thành sau hàm dưới đỏ và sưng to và đau. Lượng tế bào bạch huyết tăng đáng kể.
- Phản ứng phụ gây hại toàn cơ thể: Khi bị viêm amidan, các chất dịch tiết ra và đi xuống dạ dày, từ đó các độc tố tiết ra được hấp thụ và gây phản ứng phụ toàn thân như: sốt, khó tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi, sút cân, đau đầu và một số triệu chứng khác.
Chế độ chăm sóc sau cắt amiđan
Chế độ ăn uống: Ngày 1: Sau cắt amidan 3 giờ cho bé uống sữa lạnh Ngày 2 - ngày 7: Cho bé ăn thức ăn loãng, nguội, mềm (đầy đủ dinh dưỡng, thịt, tôm, cua, cá, trứng, rau củ xay nhuyễn... Bệnh nhi được ăn miến, nui, bún...) Ngày 7 - ngày 14: Cho bé ăn thức ăn loãng, nguội, mềm (đầy đủ dinh dưỡng, thịt, tôm, cua, cá, trứng, rau củ xay nhuyễn ... Bệnh nhi ăn được miến, nui, cơm nhão...) Ngày 14: bé ăn uống bình thường
Không cho trẻ uống nước có vị chua như nước cam, chanh, không ăn thực phẩm cứng, cay, có vị chua, vì những thực phẩm này dẫn đến tình trạng viêm họng ở trẻ sau mổ.
Sinh hoạt: Sinh hoạt ở nhà không bị giới hạn, tuy nhiên trẻ nên hạn chế tham gia các hoạt động thể thao, cần nhiều sức ít nhất 2 tuần sau mổ.
T.Nguyên
Theo giadinh.net
Chuyên gia khuyến cáo người dân về việc cắt amidan Viêm amidan là một bệnh lý tai mũi họng phổ biến, thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh đặc biệt hay gặp ở thời điểm giao mùa, thời tiết lạnh hay không khí ô nhiễm. Tuy nhiên việc cắt amidan như thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Viêm amidan có...