Tu viện Solovki – từ thánh đường thành ‘cỗ máy nghiền thịt’
Tu viện Solovki là trung tâm tôn giáo nổi bật nhất của Chính thống giáo Nga trước đây và từng được sử dụng như một nhà tù khổ sai khi quốc gia bị xâm chiếm.
Nằm trên hòn đảo Solovki lớn nhất thuộc quần đảo Solovetsky, Tu viện cùng tên được xây dựng từ thế kỷ thứ 15 bởi các tu sĩ Zosima đến từ Tu viện Kirillo, Belozersky, Vologda.
Trước đây, Tu viện Solovki là nơi hành hương quan trọng của các tín đồ thuộc Chính thống giáo Nga. Mọi hoạt động của các tu sĩ đều diễn ra bên trong Tu viện với tinh thần “cầu nguyện và lao động”.
Trong các Thánh lễ chính thống, người tín hữu không ngồi xuống ghế như trong các Hội giáo Công giáo, mà họ sẽ đứng trong vòng năm tiếng để cầu nguyện.
Những người hành hương thường đến đây để chiêm niệm. Ảnh: Sputniknews.
Tu viện Solovki có phong cảnh và lối kiến trúc ấn tượng nhất trên quần đảo, được mệnh danh là mê cung hẻo lánh nhất thế giới. Nhiều người dân tin rằng nơi đây chính là cánh cổng kết nối giữa trần gian và địa ngục.
Tu viện mang lối kiến trúc độc đáo, tinh tế với những bức tường kiên cố, những khối đá khổng lồ được vận chuyển từ các mỏ đá trong đất liền. Hệ thống bức tường rất dày, đường kính nhỏ nhất khoảng 6 m và lớn nhất là 25,4 m. Công trình chỉ có một lối vào ra duy nhất.
Video đang HOT
Vẻ lung linh trầm mặc lúc về đêm. Ảnh: Sputniknews
Năm 1920, Solovki chịu sự tàn phá nặng nề của hải quân Hoàng gia Anh. Nó đóng cửa ngay sau đó, các tu sĩ bị trục xuất khỏi đảo, một số bị giết.
Sau đó, từ một thánh đường, nó biến thành hệ thống nhà tù, trại cải tạo lao động man rợ mang tên Gulag. Đây được coi là một nhà tù đặc biệt, nhằm trấn áp, giam giữ, và cho lao động khổ sai đối với các tù nhân chính trị, tín hữu Kitô giáo, phụ nữ, trẻ em…
Các tù nhân bị giam giữ trên đảo gọi nơi đây là “cỗ máy nghiền thịt” vì sự bắt bớ, thẩm vấn, lao động cưỡng bức, lưu đày… Trong số những người chịu khổ ải có các linh mục, tu sĩ bị bỏ bên ngoài Tu viện giữa tiết trời lạnh giá đến thấu xương.
Với cái giá lạnh của miền Bắc Cực, hầu hết tất cả đều bị chết, ai còn sống sót thì bị buộc vào thân cây rồi đem phơi trên sườn núi.
Năm 1992, Tu viện Solovki mở cửa trở lại và các tu sĩ tiếp tục sứ mệnh của mình, ngày đêm chiêm niệm và thờ phụng.
Ngày nay, Tu viện Solovki được các tu sĩ Solovki trùng tu lại và hàng ngày cử hành thánh lễ cầu nguyện cho các nạn nhân chết thảm trước đây. Năm 1992, UNESCO công nhận nơi này là di sản thế giới.
Nếu đến đây như một người hành hương, du khách có thể đăng ký ở lại, sinh hoạt, ăn uống và tham gia các hoạt động tôn giáo như một tu sĩ. Bên trong Tu viện có cửa hàng bán các vật linh thiêng như tượng, tràng hạt… dành cho người hành hương cũng như khách du lịch mua về thờ phụng.
Bên ngoài Tu viện có các loại hình dịch vụ cho khách du lịch, người hành hương đến Solovki nhưng hầu hết ai cũng muốn được ở lại bên trong tu viện để có thể khám phá, hít thở bầu không khí thiêng liêng nơi thánh đường. Nhiều người cho biết, họ cũng muốn được cùng những tu sĩ chiêm niệm, cầu nguyện…
Theo VNExpress
Nhà thờ Basil - kiệt tác đánh đổi bởi đôi mắt của thiên tài
Quá hài lòng với kiệt tác mà Postnik Yakovlev xây dựng, Ivan Hung Đế đã ra lệnh làm mù mắt của kiến trúc sư để ông không thể xây thêm bất kỳ công trình nào đẹp hơn St. Basil nữa.
Nhà thờ thánh Basil (St. Basil's Cathedral church) là một trong những nhà thờ nổi tiếng nhất thế giới, nằm tại Moscow.
Theo Awesomestories, tòa nhà mà du khách đến thăm tại Moscow ngày nay không phải là "bản gốc" do vua Ivan, vị sa hoàng đầu tiên của nước Nga, xây dựng. Ban đầu, khi quyết định xây St. Basil, vị vua này dự định xây 8 nhà thờ riêng lẻ cho từng ngày lễ kỷ niệm riêng biệt. Tuy nhiên khi xây lên, công trình không giống như trong tưởng tượng của sa hoàng nên ông đã phá bỏ. Sau đó, Ivan giao việc xây tòa nhà này cho Postnik Yakovlev - kiến trúc sư thiên tài của nước Nga bấy giờ.
Dựa theo ý tưởng của nhà vua, Postnik xây một nhà thờ với 8 nhà nguyện nhỏ xung quanh. Tám mái vòm chóp hình củ hành, có hình dạng, màu sắc rực rỡ khác nhau. Phía trên đều gắn một cây thánh giá. Từ trên cao nhìn xuống, St. Basil giống như một ngôi sao 8 cánh.
Nhiều người cho rằng, ngôi sao 8 cánh không phải là một hình ảnh ngẫu nhiên, mà được xây dựng hoàn toàn có chủ đích. Đây là hình ảnh mang nhiều ý nghĩa tâm linh và tôn giáo. Ngôi sao 8 cánh trong Thiên Chúa giáo là ngôi sao dẫn đường cho ánh sáng đến với loài người. Trên mạng che mặt của Đức mẹ đồng trinh trong Chính thống giáo Nga cũng có 3 ngôi sao 8 cánh.
Chân dung vua Ivan. Ảnh: Awesomestories.
St. Basil nhìn từ bên ngoài rất hoành tráng và nguy nga. Nhiều du khách khi tới đây cho biết, họ liên tưởng như mình sắp khám phá một trong những tòa lâu đài đẹp nhất trong các câu chuyện cổ tích của nước Nga. Ivan cũng rất ưng ý với tác phẩm này. Chính vì vậy, tương truyền rằng sa hoàng hung bạo này đã ra lệnh làm mù mắt Postnik Yakovlev để ông không thể sáng tạo thêm kiệt tác nào đẹp hơn thế.
Do đó, nhiều người cho rằng St. Basil là một kiệt tác đẹp nhưng buồn vì nó bị đánh đổi bởi đôi mắt của thiên tài. Bên cạnh đó không ít người cũng cho rằng đây chỉ là một truyền thuyết.
Ban đầu, nhà thờ St. Basil chỉ có 8 tòa. Sau khi tòa tháp thứ 9 được xây dựng ở phía đông để làm nơi chôn cất hài cốt của Vasily Blazhenny, công trình được đổi tên thành Nhà thờ thánh Basil.
St. Basil là một trong những biểu tượng và điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi tới nước Nga. Ảnh: Goodwp.
Vasily Blazhenny được coi là một trong những huyền thoại nổi tiếng của nước Nga, người được biết đến sau này với tên gọi Thánh Basil chí tôn. Ông là người có khả năng tiên tri chính xác, đoán được ngày chết của nhiều người (trong đó có cả vua Ivan) và nhiều sự kiện nổi bật.
Đây là nhà thờ Chính giáo Nga, được xây dựng ở phía nam của Quảng trường Đỏ, gần điện Kremlin từ năm 1555 đến 1561 theo lệnh của Ivan Hung đế nhằm kỷ niệm chiến thắng ở Kazan và Astrakhan.
Khác với bên ngoài đồ sộ, bên trong tòa tháp khá nhỏ. Nơi đây không có nhiều phòng cho các linh mục ở mà chia làm các phòng nguyện nhỏ. Ảnh: Evacation.
Dù được dịch sang nhiều thứ tiếng khác là Nhà thờ chính tòa, nhưng đây không phải là một nhà thờ chính tòa thực sự - nơi đặt tòa giám mục. St. Basil thực chất là một nghị đường - tương đương với Vương cung thánh đường trong Công giáo Roma.
Theo VNExpress
Nhớ tên các điểm đến không thể bỏ qua ở Moscow Moscow gắn liền với quảng đường Đỏ, điện Kremlin... và những nơi khác gắn liền với lịch sử hàng trăm năm của thủ đô nước Nga. Quảng trường Đỏ Ai đến với Moscow cũng đều muốn đặt chân tới quảng trường Đỏ. Đây được coi là trung tâm của Moscow nói riêng và nước Nga nói chung. Với những ngôi nhà màu đỏ...