Tu viện ‘bản sao’ của Potala Tây Tạng tại Trung Quốc
Songzalin là tu viện lớn nhất ở Vân Nam, cũng là nơi tập trung những nét văn hóa tiêu biểu của người Tạng.
Songzanlin là một tu viện của Phật giáo dòng Mật Tông Tây Tạng nằm trên một ngọn đồi cao thuộc dòng tu của các Lạt Ma. Songzalin được xây dựng theo nguyên mẫu thu nhỏ của cung điện Potala – Lhasa Tây Tạng, tọa lạc ở độ cao 3200 m.
Đến tham quan Songzanlin không khó như cung điện Potala của Tây Tạng. Giá vé vào cửa ngay cả mùa cao điểm cũng chỉ dao động khoảng 80-110 nhân dân tệ. Bạn không cần xin giấy thông hành, chỉ cần làm thủ tục visa và hoàn toàn có thể di chuyển bằng đường bộ từ Hà Nội nếu thích.
Nằm trên độ cao hơn 3200 m, Songzanlin được xem là Tây Tạng thứ hai với những bãi cỏ cháy khô vàng rực bên cạnh những ngọn núi cao sừng sững phủ băng tuyết quanh năm.
Mùa xuân và hè là thời gian thích hợp nhất cho du lịch hành hương và tham quan khu vực này, bởi mùa đông nhiệt độ có thể xuống đến âm vài chục độ.
Tháng 4 cũng là thời gian diễn ra lễ hội té nước, một trong những lễ hội truyền thống của người dân tộc Xishuangbanna tại Songzanlin.
Bạn có thể qua hãng Air China đặt vé bay thẳng từ TP HCM hoặc Hà Nội đến Thành Đô Tứ Xuyên, sau đó đặt xe khách đi Vân Nam và di chuyển đến đích. Từ cửa khẩu Hà Khẩu, Lào Cai, bạn cũng đặt vé xe đi Côn Minh, từ Côn Minh đặt vé xe đi Vân Nam rồi đến Songzanlin.
Vùng đất này có khí áp thấp, mật độ không khí loãng hơn so với vùng đồng bằng từ 25-30%, vì vậy bạn nên đi bằng xe ôtô để quen dần độ cao và sự loãng khí.
Video đang HOT
Ngoài ra, khi xuống tới sân bay hoặc bến xe bạn có thể cảm thấy rất khó thở, không nên đi nhanh, nói nhiều. Thông thường bạn phải nghỉ ngơi một đêm cho quen môi trường rồi mới đi tham quan. Buổi tối bạn sẽ có cảm giác đau đầu khó ngủ, vì vậy khi tắm nên làm nóng tay chân trước, hiện tượng đó sẽ bớt dần.
Bạn phải chuẩn bị quần áo ấm loại hai lớp có thể chống thấm nước. Nên mang giày thể thao, ưu tiên nhẹ và thoáng khí, mua một ba lô nhỏ đựng vật dụng thiết yếu theo người (nên mua loại có khe thoát khí ở lưng), một túi to hoặc vali đựng tất cả những thứ khác còn lại. Khi thăm Songzanlin, bạn nên mang theo một bình đựng nước ấm – không nên uống nước lạnh, mang theo trà gừng nhằm chống cảm, tăng nhiệt lượng rất tốt. Đồng thời, mì gói, đặc biệt là mì ly, là thứ cần thiết bạn không nên bỏ quên.
Theo Zing
Tây Tạng: 10 cảnh sắc tuyệt vời không thể bỏ qua
Đến Tây Tạng, ngoài những nơi được nhiều người biết đến như Lhasa, Namtso, YamdrokTso, vẫn còn có rất nhiều địa danh cảnh sắc tuyệt vời:
1. Nyingchi (Linzhi): Còn có tên gọi là Giang Nam của Tây Tạng, nằm ở khu vực sông Yalu Tsangpo, phía đông bắc Tây Tạng, Nyingchi là thung lũng sâu nhất thế giới, độ cao trung bình so với mặt nước biển là 3.100 m.
Cảnh sắc nơi đây không giống với những nơi khác của Tây Tạng, với rừng sâu mây nước, khung cảnh thiên nhiên vô cùng trù phú. Nước nơi đây trong vắt đến tận đáy, in bóng bốn bề núi tuyết trắng ngời. Mùa xuân muôn hoa đua nở, mùa thu lá đỏ rực trời.
2. Dao Cheng: Nằm ở vùng ven Tây Nam tỉnh Tứ Xuyên, vị trí địa lý tại vùng Đông Nam cao nguyên Thanh Tạng, thuộc khu tự trị Ganzi, Kham Tạng.
Nơi đây vừa có núi tuyết quanh năm, vừa có thung lũng không cao hơn nhiều so với mực nước biển, lại còn có đồng cỏ bao la, cảnh sắc muôn biến vạn hóa, hấp dẫn vô cùng.
3. Zayu (Chayu): Nằm ở phía đông nam, là nơi giao thoa giữa dãy núi Himalaya và các mạch núi cắt ngang, địa thế Bắc cao Nam thấp, sông ngòi chi chít, lượng mưa lớn.
Zayu còn có tên gọi là "Quê hương của nước". Vùng đất này rất thích hợp cho các loại rau quả, thực vật sinh trưởng.
4. Bowo (Bomi): Nằm ở phía Đông Nam, là nơi tiếp nối giữa núi Nyainqntanglha và dãy Himalaya. Nơi đây được bao bọc bởi núi tuyết, là sông băng dạng đại dương lớn nhất Trung Quốc - cội nguồn của sông băng Kaqin.
Khoảng tháng 3, 4 hằng năm là thời gian hoa anh đào nở, cùng với đó là từng dải hoa cải, chìm trong bốn bề núi tuyết, cảnh tượng vừa rực rỡ vừa hùng vĩ.
5. Litang: Litang trong ngôn ngữ Tây Tạng có nghĩa là đồng cỏ mướt như gương đồng. Nơi đây cỏ xanh ngan ngát trải dài bất tận, núi cao lẫn cùng mây, thảo nguyên mênh mông, hồ trên núi mặt nước tĩnh lặng, suối nước nóng tuôn trào...
Nơi đây còn có chùa Ke'er của Hoàng Giáo, chùa Lenggu của Bạch Giáo, có lễ hội đua ngựa truyền thống, còn có "Công viên Bạch Tháp" đầu tiên của Tây Tạng với sự kết hợp kỳ diệu giữa kỹ thuật kiến trúc hiện đại và những đường nét mỹ thuật dân tộc đặc sắc.
6. Danba: Được mệnh danh là "Vườn Trời trong lòng núi sâu Tây Tạng", nơi đây vừa có núi cao thung lũng sâu, vừa có sông nước mênh mông, rừng xanh rậm rạp, thảo nguyên bao la, vừa có sông tuyết, lại có suối nước nóng.
Mang đậm nét văn hóa đặc trưng của Tây Tạng, Danba có kiến trúc "thạch ấp" hiếm có.
7. Milin: Nằm ở vùng núi cao phía Đông Tây Tạng, thuộc vùng thung lũng giữa trung du sông Yalu Tsangpo và dãy Himalaya, có độ cao 3.700m so với mực nước biển, địa hình phức tạp, quang cảnh thiên nhiên vô cùng hấp dẫn.
Nơi đây có rừng rậm nguyên sinh, ẩn hiện trong làn mây mờ uốn lượn. Mỗi khi thu về, muôn màu sắc lá tạo nên cảnh đẹp rất ấn tượng.
8. Muotuo: Huyện làng nơi này là điểm duy nhất ở Trung Quốc đến nay vẫn chưa thông xe. Tên làng trong ngôn ngữ Tây Tạng có nghĩa là "Con đập rộn ràng hoa tươi". Nơi đây tỷ lệ phủ xanh lên tới 80%, tập trung các khu vực rừng nguyên sinh chính của Tây Tạng.
Nơi này trong Phật Giáo được mệnh danh là "Liên Hoa Thánh Địa", được coi là Xishuangbanna của Tây Tạng, thu hút rất nhiều các động vật học, thực vật học và những người yêu thích du lịch mạo hiểm.
9. Pulan: Nằm ở thung lũng Công, bốn bề núi tuyết, dưới chân núi là từng tảng đá sỏi lẫn cát vàng, tạo thành từng lớp màu hòa quyện. Lẫn trong thiên nhiên hùng vĩ là những mái nhà của làng quê thôn xóm nơi đây.
Gió đại dương thổi từ vịnh Bengal qua dãy Himalaya vào Pulan, làm nơi đây có khí hậu ôn hòa hiếm tìm thấy ở Tây Tạng.
10. Yadong: Trời xanh, mây trắng, nước trong leo lẻo, ánh nắng mặt trời phản chiếu từ núi tuyết càng chói chang sáng lóa.
Ngọn núi cao nhất ở đây có tên Zhuomulali, cao 7.364m so với mực nước biển, là một trong 7 tiên nữ của truyền thuyết về dãy núi Himalaya.
Theo Zing
Fashionista khám phá 'thành phố truyện ngôn tình' Kryz Uy dẫn người xem đến những địa điểm nổi tiếng ở Thượng Hải - bối cảnh chính của nhiều câu chuyện ngôn tình. Ngoài đam mê thời trang bất tận, Kryz Uy, fashionista nổi tiếng người Philippines còn là môt tín đồ du lịch thực thụ. Lần đi đến Thượng Hải (Trung Quốc) năm ngoái, cô nàng vi vu cùng nhóm bạn...