Từ việc thanh long ùn ứ ở cửa khẩu: Xuất tiểu ngạch “hết đất sống”?
Dù hàng trăm container thanh long xuất khẩu ùn ứ ở Cửa khẩu quốc tế Lào Cai chỉ là hiện tượng nhất thời, do sản lượng tăng đột biến ở một thời điểm khiến việc thông quan bị chậm lại và không liên quan đến thay đổi chính sách nhập khẩu của phía Trung Quốc .
Nhưng theo ông Nguyễn Quý Dương – Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NNPTNT, với sự kiểm tra ngày càng chặt chẽ của Trung Quốc, xuất khẩu tiểu ngạch sẽ “không còn đất sống”.
Sản lượng thanh long tăng đột biến
Mấy ngày qua, thông tin hàng trăm xe container chở thanh long xuất khẩu (XK) sang Trung Quốc bị ùn ứ ở Cửa khẩu đường bộ Kim Thành (Cửa khẩu quốc tế Lào Cai) khiến không ít người trồng thanh long hoang mang, lo lắng.
Nhưng đây không phải là lần đầu tiên nông sản XK sang Trung Quốc gặp cảnh này, bởi trước đó, đã nhiều lần những hàng xe dưa hấu xếp hàng nối dài chờ được thông quan tại cửa khẩu Lạng Sơn. Sự gia tăng đột biến về sản lượng khi vào chính vụ là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Hiện, việc thu mua, tiêu thụ thanh long Bình Thuận vẫn diễn ra suôn sẻ. Ảnh: tư liệu
Theo ông Nguyễn Quý Dương – Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, từ đầu năm 2019 đến nay, việc XK 8 loại quả được Trung Quốc cấp phép nhập khẩu của Việt Nam diễn ra tương đối thuận lợi, có những mặt hàng đang XK khá tốt.
“Tuy nhiên, do Hải quan Trung Quốc thực hiện các bước kiểm tra chặt chẽ hơn, trong khi hàng thanh long dồn về Cửa khẩu Lào Cai nhiều hơn, nên khi số lượng xe hàng tăng đột biến, cộng với khâu kiểm tra, kiểm soát kỹ càng hơn, hàng phải đủ nhãn mác, đảm bảo tiêu chuẩn mới được thông quan, nên dẫn đến ùn ứ. Chứ về mặt chính sách xuất nhập khẩu giữa hai nước không có vấn đề gì” – ông Dương nói.
Ông Phan Văn Tấn – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bình Thuận cho biết thêm, cho đến thời điểm này, mọi hoạt động sản xuất, tiêu thụ thanh long vẫn diễn ra bình thường, giá thanh long thu mua tại vườn đạt 9.000 – 10.000 đồng/kg, đảm bảo cho nhà vườn có lãi khá.
“Ngay khi nhận được thông báo của Cục Bảo vệ thực vật về những thay đổi trong chính sách nhập khẩu nông sản của Trung Quốc, chúng tôi đã triển khai cho các địa phương, cơ sở đóng gói đăng ký mã số vùng trồng, mã số cơ sở. Đến thời điểm này, gần như 100% cơ sở đóng gói, diện tích trồng thanh long của tỉnh đã được cấp mã số để XK sang Trung Quốc” – ông Tấn cho biết thêm.
Tiểu ngạch không còn đất sống
Video đang HOT
Cũng theo ông Nguyễn Quý Dương, kể từ khi Trung Quốc siết chặt chính sách nhập khẩu nông sản thông qua yêu cầu sản phẩm phải có mã số vùng trồng, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, những sản phẩm chưa được phép XK chính ngạch, từ trước đến nay chỉ xuất tiểu ngạch qua các đường mòn lối mở hầu như không đi được nữa.
“Cho đến thời điểm này, thanh long vẫn là loại trái cây XK chủ lực sang thị trường Trung Quốc, các loại quả khác cũng không gặp nhiều khó khăn trong XK. Đối với quả măng cụt, đối tác Trung Quốc đã đi kiểm tra vùng trồng, cấp mã số. Hiện, Cục Bảo vệ thực vật đang tập trung đàm phán cho khoai lang, dừa, sầu riêng tiếp tục được XK chính ngạch sang thị trường này, trong đó ưu tiên đặc biệt cho sầu riêng, vì diện tích sầu riêng của Việt Nam khá lớn, thị trường Trung Quốc cũng ưa chuộng, nhưng năm nay không xuất sang được, việc tiêu thụ đang phụ thuộc nhiều vào thị trường nội địa” – ông Dương nói.
Ông Dương cho biết, khi Trung Quốc gửi thông báo sẽ kiểm soát nông sản nhập khẩu thông qua mã số vùng trồng từ tháng 5/2018, Cục Bảo vệ thực vật đã gửi công văn đến tất cả các địa phương, nhưng nhiều nơi chưa nhận thức được vấn đề, còn thờ ơ. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, sau khi thấy nhiều mặt hàng không thể xuất sang Trung Quốc, dù thị trường vẫn cần, nhiều địa phương, doanh nghiệp nhận ra, nếu không có mã số vùng trồng thì không thể có cửa sang Trung Quốc, từ đó bắt tay vào đăng ký xây dựng.
Nhận định về thị trường xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc từ nay đến cuối năm 2019, ông Dương cho rằng: “Thời gian tới, chắc chắn họ sẽ có động thái kiểm tra chặt chẽ hơn, còn hiện tại mọi việc vẫn bình thường. Các doanh nghiệp cũng yên tâm là khi có thay đổi, phía Trung Quốc bao giờ cũng thông báo sớm để chúng ta có thời gian chuẩn bị. Điều các doanh nghiệp, người dân cần làm là đảm bảo sản xuất an toàn, có mã số vùng trồng, các cơ sở đóng gói cũng sớm đăng ký mã số rồi đăng ký với hải quan nước họ theo quy định để đảm bảo việc thông quan thuận lợi” – ông Dương khẳng định.
Theo Danviet
Ảnh: Chuyên gia quốc tế đến Việt Nam bàn cách diệt sâu keo mùa thu
Ngày 16/8, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Cục Bảo vệ thực vật, và tập đoàn Bayer đã cùng tổ chức buổi hội thảo quốc tế và thăm quan mô hình "Giải pháp Phòng trừ Sâu keo mùa thu hiệu quả".
Chương trình thu hút đông đảo sự quan tâm và tham gia của các chuyên gia quốc tế đến từ Pakistan, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Philippines. Tại hội thảo, các chuyên gia quốc tế đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong công cuộc phòng chống dịch hại nguy hiểm này cũng như hiệu quả cao của các giải pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp của tập đoàn Bayer.
Chuyên gia quốc tế thăm ruộng trình diễn tại Xã Dân Tiến, Huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên.
Theo Ủy ban Nông Lương Liên Hợp Quốc, Sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda) là loại sâu hại có nguồn gốc từ châu Mỹ, thức ăn ưa thích của sâu keo mùa thu là cây ngô. Tuy nhiên, loại sâu hại này có thể lây lan sang 80 loại cây trồng khác với mức độ gây hại lớn. Tại châu Phi, sâu keo mùa thu đã gây thiệt hại kinh tế ước khoảng 1 - 3 tỉ đô la Mỹ.
Sâu keo mùa thu có nguồn gốc từ châu Mỹ, thức ăn ưa thích của sâu keo mùa thu là cây ngô. Tại châu Phi, sâu keo mùa thu đã gây thiệt hại kinh tế ước khoảng 1 - 3 tỉ đô la Mỹ.
Sâu keo mùa thu chính thức xuất hiện tại châu Á từ giữa năm 2018. Mặc dù lúa gạo là cây trồng chủ yếu tại châu Á, ngô cũng là một cây lương thực quan trọng, nguồn cung chính cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc và gia cầm. Đó cũng là lý do mà các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp từ các quốc gia châu Á nhóm họp tại Việt Nam để cùng trao đổi thông tin và chiến lược theo dõi và kiểm soát sự gây hại từ loài sâu này.
Ruộng ngô sử dụng giống thường bị sâu keo mùa thu tàn phá.
Sâu keo mùa thu chính thức xuất hiện tại Việt Nam từ đầu năm 2019 và gây hại nặng nề trên cây ngô. Theo số liệu từ Cục Bảo vệ Thực vật (BVTV), tính đến đầu tháng 8 hơn 18 nghìn héc ta ngô trên toàn quốc đã bị xâm hại. Công tác phòng trừ hết sức khó khăn và tốn kém do tốc độ sâu sinh sản nhanh, vòng đời dài, tập quán canh tác nhỏ lẻ, mỗi nơi lại có một thời điểm gieo trồng và cơ cấu mùa vụ khác nhau.
Trước tình hình dịch hại nguy hiểm xâm nhập, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra nhiều quyết sách và chương trình hành động để phòng chống dịch hại này. Cục BVTV đã chỉ đạo hệ thống BVTV tập trung theo dõi, giám sát và thực hiện nhiều hoạt động để ứng phó với sâu keo mùa thu; liên tục tổ chức các buổi hội thảo chỉ đạo công tác phòng trừ và chia sẻ các giải pháp hiệu quả cao trên khắp cả nước.
Ruộng ngô kháng sâu giống 6919S vẫn xanh tốt trước "đại họa" sâu keo mùa thu.
Ông Andre Kraide (giữa) Giám đốc khu vực Đông Nam Á & Pakistan, Bayer Crop Science cho biết: Công nghệ giống kháng sâu của tập đoàn Bayer hiện đã có mặt sẵn sàng trên thị trường và phát huy hiệu quả cao trong công cuộc giúp nông dân phòng trừ các loại sâu hại hại bộ cánh vảy bao gồm sâu keo mùa thu.
Chuyên gia quốc tế thảo luận tại mô hình trình diễn.
Tiến sĩ Nguyễn Quý Dương - Phó cục trưởng Cục BVTV tại mô hình trình diễn.
Tại Việt Nam, nông dân được tiếp cận với nhiều công cụ để phòng chống sâu keo mùa thu nhờ sự ủng hộ của chính phủ đối với các tiến bộ nông nghiệp.
Về giải pháp giống, nông dân đã được tiếp cận với hai sản phẩm giống ngô kháng sâu DK 6919S và DK 9955S của công ty Bayer. Công nghệ kháng sâu tích hợp trong hai giống ngô này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp giấy phép đủ điều kiện làm thực phẩm thức ăn chăn nuôi và công nhận giống cây trồng mới từ năm 2015. Công nghệ kháng sâu công ty Bayer hiện đang cung cấp là công nghệ tiên tiến nhất hiện có trên thị trường với sự có mặt của 2 protein Bt kháng sâu, đồng thời áp dụng mô hình quản lý tính kháng bằng vùng trú ẩn 5% nhằm cung cấp giải pháp phòng trừ sâu hiệu quả và bền vững
"Nhờ các chính sách hỗ trợ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp, công nghệ giống kháng sâu của tập đoàn Bayer hiện đã có mặt sẵn sàng trên thị trường và phát huy hiệu quả cao trong công cuộc giúp nông dân phòng trừ các loại sâu hại hại bộ cánh vảy bao gồm sâu keo mùa thu, sâu đục thân, sâu đục bắp và sâu khoang vượt trội." ông Andre Kraide, Giám đốc khu vực Đông Nam Á & Pakistan, Bayer Crop Science chia sẻ
Theo ông Nguyễn Qúy Dương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra nhiều quyết sách và chương trình hành động để phòng chống dịch hại này.
"Chúng tôi đã và đang hợp tác với các đối tác trong nước và quốc tế để đánh giá và tìm ra giải pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) hiệu quả và bền vững..." - TS. Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ.
"Sâu keo mùa thu là đối tượng gây hại nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm sang nhiều loại cây trồng quan trọng khác nên công tác phòng trừ cần được thực hiện hết sức khẩn trương. Là một viện chuyên môn về khoa học nông nghiệp, chúng tôi đã và đang hợp tác với các đối tác trong nước và quốc tế để đánh giá và tìm ra giải pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) hiệu quả và bền vững - từ thuốc bảo vệ thực vật, giống kháng, kiểm soát sinh học truyền thống, pheromone, phương pháp canh tác, v.v để có thể đưa ra các khuyến nghị giải pháp dựa trên khoa học tới cho bà con." TS. Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ.
Toàn cảnh hội thảo quốc tế Sâu keo mùa thu và giải pháp quản lý bền vững.
Về giải pháp thuốc BVTV, Cục BVTV đã công bố tên 4 hoạt chất sử dụng tạm thời vào tháng 5 vừa qua, đồng thời tiếp tục chỉ đạo các địa phương báo cáo, cập nhật các loại thuốc hiệu quả để đưa vào danh mục khuyến cáo cho bà con. Đồng hành, công ty Bayer hiện đang thực hiện khảo nghiệm đánh giá hiệu lực sinh học của sản phẩm Vayego (tetraniliprole) để phòng trừ sâu keo mùa thu. Vayego là một loại thuốc trừ sâu thế hệ mới, tác dụng nhanh và phổ rộng, tính kháng cao với nhiều loại sâu hại, đồng thời có tính chọn lọc cao và không gây tác động nguy hại đến các loài chân khớp có lợi, rất phù hợp với chương trình IPM.
"Với lịch sử hơn 150 năm hoạt động trên toàn cầu và hơn 25 năm tại Việt Nam với sứ mệnh mang đến Khoa học vì cuộc sống tốt đẹp hơn, Bayer cam kết hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng để đưa những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới tới Việt Nam, từ đó giúp bà con giải quyết các thách thức không ngừng tăng lên trong canh tác nông nghiệp." Ông Andre Kraide khẳng định.
Theo Danviet
Cám cảnh: 3 ngày xếp hàng dài chờ xuất thanh long sang Trung Quốc Ngày 13/8 là ngày thứ 3 xe container chở quả thanh long xuất khẩu phải xếp hàng dài chờ Hải quan Trung Quốc giải quyết thủ tục nhập khẩu. Hiện, tại bãi tập kết hàng xuất khẩu và xung quanh khu vực Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành có từ 500 - 700 xe container chở quả thanh long...