Từ việc “giải cứu” dưa hấu
ầu tháng 4 vừa qua, khi sản phẩm dưa hấu “lâm nạn” ùn tắc ở cửa khẩu Tân Thanh và có nguy cơ bị nông dân Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên bỏ mặc trên ruộng cho trâu, bò ăn vì giá bán tại ruộng chỉ còn khoảng 1.000 đồng/kg, đồng loạt ở nhiều nơi trên cả nước, đã rộ lên các hoạt động đầy tình nghĩa và thiết thực: tiêu thụ dưa hấu cho nông dân miền trung. Sau hơn mười ngày, cuộc “giải cứu” dưa hấu đã thành công.
Theo ước tính của Bộ Công thương, tới giữa tháng 4, gần 80% số dưa hấu trong nước đã được tiêu thụ hết. Tại Hà Nội, vào nửa cuối tháng 4, giá bán lẻ dưa hấu đã lên tới 15 đến 20 nghìn đồng/kg (cao gấp hai lần hồi đầu tháng). Tình trạng ùn tắc xe chở dưa hấu tại cửa khẩu Tân Thanh đã nhanh chóng giảm rồi chấm dứt. Hơn thế, để tháo gỡ vướng mắc trong xuất khẩu hàng nông sản nói chung và dưa hấu nói riêng, các cơ quan chức năng Việt Nam đã có nhiều cuộc thảo luận với bên liên quan phía Trung Quốc và bên đối tác đã quyết định dành riêng một kho bãi tại khu vực cửa khẩu cho mặt hàng dưa hấu Việt Nam.
Qua phong trào sôi nổi đầy tinh thần tương thân, tương ái với kết quả thiết thực, nhanh chóng của đợt tiêu thụ dưa hấu miền trung năm nay, có thể nói, chúng ta còn “thu hoạch” thêm được những bài học quý. Trước hết, đó là hành động, nói đi đôi với làm, cứu nông sản cũng như cứu hỏa, ví như cháy nhà thì phải dập lửa, chữa cháy trước rồi tìm nguyên nhân và rút bài học kinh nghiệm sau. Khi xảy ra nạn ùn tắc dưa hấu xuất khẩu tại cửa khẩu Tân Thanh và dưa nằm chờ phá bỏ trên đồng ruộng thì không phải lúc cao giọng phán trách nhiệm bộ này phải tổ chức mạng lưới tiêu thụ thế này, bộ nọ phải chỉ đạo quy hoạch trồng trọt thế kia hoặc chế biến thế nào… Tất nhiên, chúng ta đã và đang làm những việc lớn, như nâng cao chất lượng tổ chức và dự báo thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, quy hoạch phát triển chăn nuôi, trồng trọt, chế biến,… Nhưng đó là cả một quá trình tiến triển từ thấp lên cao và không thể hoàn thiện tuyệt đối trong thời gian ngắn. Ngay cả những nước có nền kinh tế thị trường phát triển cũng thường gặp tình trạng khủng hoảng thiếu, khủng hoảng thừa sản phẩm hàng hóa, nhất là nông sản do sự chi phối của quy luật cung – cầu, có lúc ở một số nước phát triển đã từng phải tiêu hủy hàng nghìn tấn thịt…
Video đang HOT
Việc khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái đối với người Việt, cùng với tinh thần trách nhiệm của cán bộ, nhân viên các cơ quan, đoàn thể từ trung ương tới địa phương, hoàn toàn có thể giúp hàng nghìn tấn dưa hấu hay hành tây, hành tím, khoai lang,… được tiêu thụ hết ở thị trường trong nước. iều này giúp chúng ta chủ động đối phó, thậm chí áp đảo trở lại đối với sự thao túng của thương nhân nước ngoài, chưa kể người tiêu dùng trong nước được sử dụng hàng hóa với giá cả hợp lý, thậm chí còn rẻ hơn lúc bình thường. Vấn đề cần chú ý là, trong những trường hợp tương tự có thể xảy ra, thì năng lực tổ chức mua gom, vận chuyển, tiêu thụ phải cao hơn và chuyên nghiệp hơn, thể hiện sự ưu việt của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với lòng nhiệt thành của người tiêu dùng trong nước và Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
ANH LONG
Theo_Báo Nhân Dân
Khoanh vùng tìm kiếm nguồn phóng xạ tại các cơ sở nấu chì
Chiều 13/4, ông Mai Thanh Quang - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM - cho biết, lực lượng chức năng đã ngưng tìm kiếm nguồn phóng xạ thất lạc tại bãi rác Kbec Vina (huyện Tân Thành) và chờ ý kiến kiến phía Công an tỉnh.
Theo ông Quang, vì thời gian phát hiện vật nghi là nguồn phóng xạ và thời gian nguồn phóng xạ Co-60 mất không trùng khớp nên cơ quan chức năng quyết định ngưng việc tìm kiếm nguồn phóng xạ tại bãi rác Kbec Vina (xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành).
"Hiện tổ tìm kiếm nguồn phóng xạ thất lạc bao gồm các cán bộ Sở KH&CN và Phòng An ninh Điều tra Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đến nay, khu vực tìm kiếm được khoanh vùng chủ yếu trong khuôn viên nhà máy thép Pomina 3 và các cơ sở chuyên tái chế chì trên địa bàn tỉnh. Sắp tới, công tác tìm kiếm sẽ được mở rộng sang địa bàn tỉnh Đồng Nai", ông Quang thông tin.
Trước đó, vào tháng 12/2014, Đoàn kiểm tra của Sở KH&CN tới kiểm tra định kỳ tại nhà máy thép Pomina 3 và xác nhận nguồn phóng xạ Co-60 vẫn còn. Trong khi đó, như trình bày của ông Đào Đức Hùng - nhân viên an toàn bức xạ nhà máy thép Pomina 3 - thì nguồn phóng xạ đã bị thất lạc trước đó 1 tháng.
Về việc trên, ông Quang cho biết, Đoàn có xuống nhà máy kiểm tra sổ sách và nhật ký ghi lại quá trình hoạt động của công ty. Sau đó đến vị trí các nguồn phóng xạ để đo, nhưng lúc đó dây chuyền sản xuất đang hoạt động nên chỉ đo chung chung, không đo cụ thể từng nguồn 1. Vì thế cũng có thể thiết bị phóng xạ bị mất từ trước mà Đoàn kiểm tra không phát hiện ra.
"Nếu trong thời gian tới không tìm ra nguồn phóng xạ Co-60, Sở KH&CN sẽ tính tới phương án tìm kiếm lâu dài. Mục tiêu là phải tìm bằng được nguồn phóng xạ này", ông Quang nhấn mạnh.
Nguyễn Nam
Theo Dantri
Đủ kiểu mưu sinh "ăn theo mùa" ách tắc dưa hấu tại cửa khẩu "Nếu nhanh chân và chịu khó trèo lên thùng xe thì mỗi ngày cũng kiếm được khoảng 3 bao tải dưa hấu, tính ra cũng đến hàng chục kg. Vẫn biết việc này là nguy hiểm nhưng vì mưu sinh, với lại năm ngoái đã có kinh nghiệm rồi mà." Một người dân cho biết Thời gian gần đây, lượng xe tải chở...