Từ việc bé trai 10 tuổi rơi xuống trụ bê tông: Cần dạy con những điều CẤM – PHẢI – ĐƯỢC
Cha mẹ cần phải làm gì để giúp con được an toàn, tránh được những sự việc đáng tiếc xảy ra, khi không phải lúc nào cha mẹ cũng ở bên con? Những chia sẻ của Chuyên gia dưới đây, sẽ phần nào giúp ích được cho cha mẹ.
Những ngày gần đây, thông tin về sự việc bé trai Hạo Nam ở Đồng Tháp bị rơi xuống trụ bê tông khiến dư luận không khỏi xót xa. Sau 6 ngày thực hiện nhiều phương án cứu hộ, tất cả vẫn đang mòn mỏi chờ đưa cháu bé lên để lo hậu sự.
Không chỉ có trường hợp của bé Hạo Nam, thực tế đã xảy ra nhiều vụ việc đáng tiếc khi trẻ bị rơi xuống cống, ngã xuống nước hay bị vật nuôi cắn… dẫn đến những hậu quả vô cùng đau lòng.
Vậy cha mẹ cần phải làm gì để giúp con được an toàn, tránh được những sự việc đáng tiếc xảy ra, khi không phải lúc nào cha mẹ cũng ở bên con? Những chia sẻ của Chuyên gia giáo dục – TS. Vũ Thị Thu Hương với Báo Sức khỏe và Đời sống dưới đây, sẽ phần nào giúp ích được cho cha mẹ.
Theo Chuyên gia giáo dục Vũ Thị Thu Hương, 3 điều là CẤM – PHẢI – ĐƯỢC mà cha mẹ cần phải dạy con từ khi còn nhỏ là vô cùng cần thiết. Đây chính là kỹ năng sống cần có cho các con và sẽ theo các con đến suốt cuộc đời.
Lực lượng giải cứu bé trai Hạo Nam thử khoan và làm mềm đất xung quanh để đưa trụ bê tông lên.
Dạy con những điều CẤM
Cấm trẻ đi vào các khu công trường lao động, các nhà xưởng, các khu xây dựng, các con đường giao thông…. Nếu có việc thực sự cần thiết, trẻ phải đi cùng người lớn.
Cấm trẻ đi đến các vùng đất yếu như đất ven sông, khu vực sạt lở, khu vực có độ dốc quá lớn, khu cây cối quá um tùm, khu rừng hoặc nơi nuôi vật nuôi như ong, rắn, chó,…
Cấm trẻ vui chơi ở các khu vực có nước như bờ sông, bờ hồ, bờ ao, khu vực ngập nước, bể nước, vũng nước sau mưa… Nếu có việc thực sự cần thiết, trẻ phải đi cùng người lớn.
Cấm trẻ chạy ra ngoài khi trời đang mưa lớn hoặc có sấm sét. Khi đang đi trên đường mà gặp mưa, tuyệt đối cấm trú tại gốc cây, cột điện…. Nếu có việc thực sự cần thiết ra ngoài khi trời mưa, trẻ phải đi cùng người lớn.
Cấm trẻ chọc ghẹo vật nuôi, thú nuôi trong các khu bảo tồn, khu nghỉ dưỡng, nhà dân…
Cấm trẻ trèo cây, trèo mái nhà, trèo tường, trèo cột điện, chui vào các hố, ống bê tông, ống cống….
Cấm trẻ nô đùa ngoài đường phố, bếp nấu, bốt điện…
Cấm trẻ sờ vào các bốt điện, thiết bị điện, thiết bị quảng cáo ngoài đường phố…
Dạy con những điều PHẢI
Phải nghiêm túc tuân thủ nội quy nhà trường, luật giao thông, nội quy các khu bảo tồn, khu nghỉ dưỡng…
Phải ghi nhớ số điện thoại của bố, mẹ, ông, bà, người giám hộ.
Phải ghi nhớ các số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115… Kêu gọi người lớn cấp cứu nếu bạn bè gặp nạn.
Phải bảo vệ cơ thể của mình. Không cho bất kể ai động chạm vào các vùng nhạy cảm của mình. Khi cần thăm khám, trẻ phải đi cùng người giám hộ.
Phải tôn trọng sự an toàn của bạn bè. Không chơi đùa với các vật dụng nguy hiểm như dao, kéo, kim, búa, bật lửa….
Dạy con những điều ĐƯỢC làm
Trẻ được phép vui chơi ở sân chơi, khu vui chơi trẻ em.
Trẻ được phép yêu cầu quyền bảo vệ tối cao.
Trẻ được khám phá, học hỏi trong môi trường an toàn.
Trẻ được chăm sóc, giáo dục và bảo vệ bởi toàn xã hội…
Bé trai lọt vào trụ bê-tông: Lãnh đạo Đồng Tháp nói về phương án đưa thi thể lên mặt đất
Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết đã và đang trưng cầu ý kiến các chuyên gia để thực hiện những phương án đưa thi thể bé trai lọt vào trụ bê-tông lên mặt đất.
Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, nói về ngày thứ 6 vụ bé trai lọt vào trụ bê-tông sâu 35m
Bé trai lọt trụ bê tông đã tử vong: Không thể khẳng định thời gian cụ thể đưa bé lên Sáng 5/1, trao đổi với PV tại hiện trường, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND Đồng Tháp cho biết, các cơ quan chức năng đang nỗ lực tìm mọi cách để có phương án, giải pháp kỹ thuật, thăm dò, kết hợp tiếp cận để đưa thi thể bé Hạo Nam lên. Tuy nhiên, vẫn chưa thể xác định thời gian...