Tư vấn trekking Tà Năng – Phan Dũng dịp cuối tuần
Chuyến trekking Tà Năng – Phan Dũng (qua Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận) yêu cầu thể lực cao vì đi bộ, lội suối và leo dốc dài ngày.
Lịch trình: Sài Gòn – Đức Trọng – Tà Năng – Thác Bay – Thác Yavly – Phan Dũng – Sài Gòn. Bạn nên đi từ tối thứ 5 để kịp về tối chủ nhật, đặt vé xe khách trước lên Tà Năng rồi bắt đầu hành trình trekking.
Con đường mòn băng qua đồi xanh mướt. Ảnh: Phạm Vinh
Chuẩn bị về đồ đạc
Bộ quần áo mưa, áo mưa che balo, một bộ đồ để thay (nên là quần thun)
Đèn pin, pin dự phòng
Nước uống, đồ ăn khô (mì tôm, lương khô…)
Mũ rộng vành, dép lội suối, băng vệ sinh (có thể dùng để cầm máu, sơ cứu khi cần), lều cá nhân, giầy loại mũi bè
Thuốc (chống say xe, đau bụng, viêm mũi, sốt…), kem chống muỗi chống nắng
Máy ảnh, pin dự phòng và sạc
Chuẩn bị về thể lực
Bạn cần luyện tập thể lực thường xuyên, nhất là vùng chân và vai. Nếu bạn chưa đi các cung trekking dài ngày, hãy tập mang balo 7kg mỗi ngày đi bộ khoảng 30 phút cho ổn định thể lực, căng cơ trước khi đi một tuần.
Ngày 1:
21h mọi người tập trung tại bến xe Lê Hồng Phong, 22h xuất phát đi Đà Lạt. Bạn có thể chọn một trong các hãng xe khách như Phương Trang, Mai Linh, Thành Bưởi….
Video đang HOT
Ngày 2:
Mỗi người trong đoàn đều phải mang theo nước, nam nên mang 5 lít, nữ 3,5 lít. Ảnh: Phạm Vinh
Khoảng 4h40 đến Ngã 3 Tà Hine, đến 5h10 đi xe vào Chợ Đà Loan chừng 18 km.
6h mọi người nghỉ ngơi, vệ sinh, ăn sáng, sau đó đi chợ mua chuẩn bị các vật dụng thiết yếu cho chuyến phượt như gạo, dao rựa, thịt gà. Khi đi các bạn nam cần đem theo 5 lít nước, nữ là 3,5 lít. Từ chợ thuê xe ô tô đi vào Tà Năng, chạy xe khoảng 22 km là tới điểm không thể đi ô tô được nữa.
Hành trình bắt đầu: 12h trekking đến ngôi nhà sàn giữa đường để nghỉ và ăn trưa trong 1,5 tiếng. 16h mọi người ra khỏi rừng tới đỉnh đồi ranh giới Tà Năng – Phan Dũng, có thể dừng chụp ảnh rồi đi tiếp qua hai ngọn đồi để hạ trại ở đỉnh cao nhất. Tại đây, bạn có thể lấy nước ở khe Cọp để sinh hoạt, rồi nấu cơm tối.
Buổi tối nếu trời không mưa, nhiều mây, mọi người còn được ngắm nhìn bầu trời đầy sao.
Ngày 3:
6h thức dậy nấu ăn sáng, pha cà phê đón bình minh ở nơi có view đẹp nhất Phan Dũng. Bạn có thể thỏa sức chụp ảnh hoặc dạo bộ ngắm cảnh các con đường xung quanh.
9h30 đoàn xuất phát, tiếp tục trekking đến 11h có thể dừng lại ăn trưa, nghỉ trong rừng thông. 12h đi qua thác Bay, trước khi bước vào hành trình trekking trong mưa, mây mù, muỗi và ếch rừng.
17h đoàn có thể đến được chân thác Yavly, hạ lều và chuẩn bị cơm tối.
Lưu ý: Đây là đoạn đường rất khó đi vì độ dốc cao 30-45 độ kèm theo nhiều muỗi và dễ lạc. Khi gặp con suối đầu tiên, mọi người nên dừng lấy nước để dùng tiếp.
Thác Yavly với làn nước mát lạnh như xóa tan mệt mỏi của hành trình. Ảnh: Phạm Vinh
Ngày 4:
6h thức dậy nấu ăn sáng, pha cà phê và tham quan thác Yavly.
8h30 mọi người lên đường đi Phan Dũng, băng qua rừng hoa nghệ. 12h dừng chân và ăn trưa ở nhà người đồng bào bên cạnh là ruộng bậc thang. Khoảng 16h đoàn tới trung tâm xã Phan Dũng, chuẩn bị lại đồ đạc để lên xe ra thị trấn Liên Hương rồi đón ô tô về Sài Gòn.
Lưu ý thêm
Hành trình hầu như ở độ cao trên 1.000 m nên thời tiết hơi se lạnh, mùa này có mưa. Chú ý không xả rác trên đường nên mọi người phải có ý thức gom rác, mang đi cùng sau mỗi lần hạ trại nghỉ.
Theo VNExpress
8 cung đường phượt trekking đẹp nhất Việt Nam
Những cung đường dài, đầy mạo hiểm luôn được các phượt thủ thích trekking dù đó là chuyến đi 'hành xác'.
Tà Năng - Phan Dũng
Cung đường Tà Năng - Phan Dũng đi qua 3 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận được xem là tuyến đường trekking đẹp nhất Việt Nam. Tổng hành trình cung đường là 55 km bao gồm băng rừng, leo đèo, vượt suối. Di chuyển từ độ cao 1.100 m xuống còn 500 m so với mực nước biển. Đây là vùng đất chuyển tiếp từ cao nguyên xuống duyên hải miền trung.(Ảnh: Trungpham)
Tả Liên Sơn, Lai Châu
Núi Tả Liên (còn gọi là núi Cổ Trâu) thuộc xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, Lai Châu. Ngọn núi có độ cao 2.993 m so với mặt nước biển, có khung cảnh núi non hùng vĩ cùng với thảm thực vật rừng nguyên sinh. Để leo lên đỉnh Tả Liên, bạn cần 3 ngày 2 đêm. Trưa ngày đầu tiên bắt đầu leo, đường hoàn toàn là lối mòn mà dân bản hay đi rừng. Bạn có thể nghỉ đêm tại hang đá mà dân đi rừng hay leo vì gần như không có lán trại trên đường. Bạn cần tìm điểm nghỉ bằng phẳng, gần nguồn nước trước khi trời tối. Ngày đầu chỉ cần leo 3-4 tiếng là đủ tới cao độ 1.900 m. Ngày thứ 2, leo lên đỉnh cao độ 2.993 m. Lên đỉnh trước 14h để có thể quay lại điểm nghỉ trước khi trời tối. Ngày thứ 3, xuống núi, tầm trưa tới bìa rừng. Di chuyển về Sa pa trước chiều tối. (Ảnh: Hachi8)
Núi Lảo Thẩn, Y Tý, Lào Cai
Núi Lảo Thẩn được biết đến là nóc nhà Y Tý, Lào Cai. Đây là một điểm du lịch trekking mới ở Lào Cai được các phượt thủ chuyên nghiệp phát hiện ra. Lảo Thần được mệnh danh là nơi mặt trời mọc sớm nhất và ngủ muộn nhất ở Y Tý. Nếu muốn trekking địa điểm này, bạn hãy cố gắng leo đỉnh vào buổi sáng, vì thời gian để đi đến đỉnh khoảng 6 tiếng. Đây là một nơi hoang sơ, nên bạn phải chuẩn bị đầy đủ hành trang, từ túi ngủ, lều bạt, dụng cụ nấu ăn, và cả nước nữa. (Ảnh: Quy Nguyen)
Lùng Cúng, Mù Cang Chải, Yên Bái
Đỉnh Lùng Cúng được đặt theo tên một bản làng nằm sâu trong vùng núi hiểm trở bậc nhất tại xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái. Leo Lùng Cúng mất khoảng 2 ngày một đêm trong rừng để tới đỉnh và xuống núi. Bạn có thể leo từ 3 hướng khác nhau là bản Thào Chua Chải, bản Lùng Cúng hoặc bản Tu San. Hành trình sẽ đi qua rừng nguyên sinh có cảnh quan rất đẹp, bạn sẽ bắt gặp những thảm thực vật độc đáo hoặc tán lá phong. (Ảnh: Hachi8).
Bình Liêu, Quảng Ninh
Bên cạnh những vùng biển, hòn dảo đẹp, Quảng Ninh còn sở hữu nhiều vùng núi tuyệt đẹp. Bình Liêu là một địa danh được nhiều phượt thủ yêu thích để khám phá các cung đường mới. Bình Liêu cách trung tâm thành phố Hạ Long hơn 100 km về phía Đông Bắc, là một huyện miền núi gần biên giới. (Ảnh: Trịnh Văn Vĩnh)
Fansipan, Lào Cai
Fansipan là đỉnh núi cao nhất Việt Nam và Đông Dương, đồng thời được đa số dân phượt xem như mục tiêu trong những chuyến đi. Với độ cao 3.143 m, bạn có thể chinh phục ngọn núi bằng 3 đường khác nhau. Con đường dễ nhất là xuất phát từ Trạm Tôn đến đỉnh và trở về cũng bằng lối này. Thời gian chuyến đi kéo dài 2-3 ngày. Cách thứ hai kéo dài khoảng 4 ngày với đoạn đường dài 19,5 km, bắt đầu từ "sống lưng" dãy Hoàng Liên. Cũng xuất phát từ Trạm Tôn, nhưng đường về lại theo thung lũng Mường Hoa, suối Cát Cát và đi dọc theo sườn đông của dãy Hoàng Liên. Đường thứ ba khó khăn hơn khi xuất phát từ Dốc Mít, Bình Lư đến đỉnh. Đây là hành trình rất nguy hiểm và chỉ dân leo núi chuyên nghiệp với đầy đủ trang thiết bị mới dám đi.(Ảnh: Vietwonder)
Sapa
Đến Sapa, bạn hãy thử một lần làm tour trekking (đi bộ xuyên rừng) vào bản, ngủ đêm ở bản và thăm thú cảnh sống thực của người Mông, Dao, Dáy ra sao. Gần nhất, cũng rẻ nhất và ngắn ngày nhất là đi Tả Van hai ngày một đêm, ngủ tại bản. Nếu muốn trải nghiệm quãng đường dài hơn, bạn hãy tìm đến Tả Phìn 3 ngày hai đêm. Với chuyến hành trình này, bạn có thể rong ruổi qua những vạt nương lúa đang ngậm sữa thơm ngát cả thung lũng, đi xuyên qua rừng tre trúc, chèo đèo, vượt núi, lội suối...
Pù Luông, Thanh Hóa
Vườn quốc gia Pù Luông là khu bảo tồn thiên nhiên nằm phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa. Khu vực này thuộc địa phận hai huyện Quan Hóa và Bá Thước. Đỉnh Pù Luông cao 1.700 m là điểm trekking được nhiều bạn trẻ yêu thích. Với 5 giờ đồng hồ để chinh phục mục tiêu, bạn sẽ có những trải nghiệm khó quên.
Theo ngôi sao
Xuyên rừng trên cung trek đẹp nhất Việt Nam Nối liền từ cao nguyên Lâm Đồng sang duyên hải Bình Thuận, tuyến đường Tà Năng - Phan Dũng có địa hình đa dạng cùng khí hậu đối nghịch từ hai phía đã trở thành cung trek thú vị và đẹp bậc nhất đối với dân du lịch bụi ở Việt Nam. Tuyến đường chính với chiều dài trung bình là 35 km,...