Tư vấn phương pháp giáo dục tiên tiến tại trường quốc tế
14h ngày 31/7, bà Lois Maré, Hiệu trưởng trường Quốc tế Sài Gòn Pearl và ông Eric Hamilton, Hiệu trưởng ISHCMC – American Academy sẽ tư vấn cho độc giả VnExpress các phương pháp học tiên tiến áp dụng tại trường quốc tế ở Việt Nam.
Độc giả gửi câu hỏi tham gia tại đây
Nhu cầu tiếp cận nền giáo dục quốc tế của học sinh Việt Nam tăng nhanh trong 4 năm qua. Từ khóa “trường quốc tế” có hàng nghìn lượt tìm kiếm trên Internet, Google mỗi tháng. Nhiều gia đình hiện nay gửi con đến trường quốc tế phải trả học phí trung bình 350 triệu đồng một năm. Với sự đầu tư lớn như vậy, họ băn khoăn cách giúp các con mình hòa nhập thành công tại môi trường này.
Bà Lois Maire, Hiệu trưởng trường Quốc tế Sài Gòn Pearl.
Những vấn đề khiến phụ huynh đau đầu là: chương trình như thế nào được coi là quốc tế; cơ sở vật chất của trường ra sao; đội ngũ giáo viên có đáp ứng được yêu cầu không… Bên cạnh đó, cách dạy và học của một trường quốc tế cũng là mối quan tâm lớn của đông đảo các bậc làm cha mẹ.
14h ngày 31/7, bà Lois Maré, Hiệu trưởng trường Quốc tế Sài Gòn Pearl và ông Eric Hamilton, Hiệu trưởng trường IShCMc – American Academy sẽ có mặt tại tòa soạn báo VnExpress để giải đáp cho độc giả tất cả những vấn đề kể trên. Các vị khách mời cũng trả lời câu hỏi của học sinh muốn theo học các ngôi trường quốc tế từ bậc học mầm non cho đến trung học phổ thông, đồng thời làm thế nào để có cơ hội chuyển tiếp sang chương trình đại học tại Mỹ.
Video đang HOT
Ông Eric Hamilton, Hiệu trưởng ISHCMC – American Academy.
Trong suốt 21 năm làm việc, bà Lois Maré đã đóng góp kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực giáo dục ở nhiều trường quốc tế, qua các vị trí quản lý như Giám đốc chương trình giảng dạy, Giám đốc đào tạo phát triển chuyên nghiệp, Phó hiệu trưởng, Hiệu trường tại nhiều nước. Bà Maré đã thành công trong việc xây dựng chương trình giáo dục mang đẳng cấp quốc tế ở Guatemala, Bangkok, Tanzania, Guadalajara, Costa Rica, Dubai and Abu Dhabi.
Ông Eric Hamilton đã có hơn 20 năm kinh nghiệm công tác trong các trường học ở Mỹ cũng như các trường quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng và giảng dạy những môn năng khiếu cho học sinh. Trước khi gia nhập ISHCMC – American Academy, ông Hamilton là Phó hiệu trưởng của một trong những trường chất lượng cao có phương pháp đào tạo tiên tiến tại Mỹ – học viện không gian vũ trụ Jack Swigert (JSAA).
Theo VNE
Cùng thí sinh chọn tương lai
Ngày mai (22-1), chương trình "Đưa trường học đến thí sinh" lần thứ 12 do Báo Người Lao Động phối hợp với các trường ĐH-CĐ tổ chức sẽ chính thức khởi động
Vào lúc 17 giờ 15 phút ngày 22-1, chương trình "Đưa trường học đến thí sinh 2013" do Báo Người Lao Động phối hợp với các trường ĐH-CĐ tổ chức sẽ chính thức khởi động bằng buổi tư vấn trực tuyến "Điểm mới tuyển sinh ĐH-CĐ 2013; gợi mở chọn trường, chọn ngành".
Định hướng chọn trường, chọn ngành
Buổi tư vấn trực tuyến này diễn ra ngay sau khi Bộ GD-ĐT kết thúc hội nghị tuyển sinh 2013, do vậy những thông tin mới nhất về tuyển sinh sẽ được đại diện Bộ GD-ĐT, Ban Chỉ đạo tuyển sinh quốc gia, ĐH Quốc gia TPHCM, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, Trường ĐH Sài Gòn, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, Trường ĐH Kinh tế Tài chính TPHCM... thông tin, giải đáp kịp thời, chi tiết. Ngoài ra, các chuyên gia hướng nghiệp và đại diện các trường cũng sẽ tư vấn cho thí sinh và phụ huynh về định hướng chọn trường, chọn ngành phù hợp.
Sau đó 2 ngày, vào lúc 14 giờ đến 17 giờ ngày 24-1, Báo Người Lao Động sẽ tiếp tục có chương trình tư vấn trực tuyến với chủ đề "Tuyển sinh ĐH-CĐ 2013: Cơ hội nào cho thí sinh?".
Mùa tuyển sinh năm 2012, Báo Người Lao Động đã tổ chức tư vấn cho hàng vạn thí sinh. Trong ảnh: Buổi tư vấn tuyển sinh năm 2012 tại Nha Trang của Báo Người Lao Động đã thu hút nhiều học sinh tham gia. Ảnh: TẤN THẠNH
Tiếp theo vào lúc 8 giờ 30 đến 11 giờ 30 ngày 26-1 là buổi tư vấn trực tuyến với chủ đề "Chọn ngành theo nhu cầu xã hội". Ngoài ra, các buổi tư vấn trực tuyến sẽ được tổ chức liên tiếp trong thời gian từ đầu tháng 3 đến hết tháng 4-2013 nhằm giúp các trường kịp thời thông tin cụ thể, chi tiết và toàn diện nhất đến với thí sinh trước khi các em đặt bút đăng ký dự thi.
Năm nay là năm thứ 12 Báo Người Lao Động tổ chức chương trình "Đưa trường học đến thí sinh". Bên cạnh các chương trình giao lưu trực tuyến, dấu ấn của chương trình hằng năm chính là các buổi tư vấn trực tiếp tại các trường THPT, các trường ĐH-CĐ tại TPHCM và các tỉnh, thành. Khi đó, thí sinh được các chuyên gia tư vấn trực tiếp trao đổi bằng những câu hỏi và câu trả lời thiết thực, gần gũi, thân tình.
Tiếp nối thành công của những mùa trước, năm nay, chương trình "Đưa trường học đến thí sinh 2013" sẽ tổ chức 5 buổi tư vấn trực tiếp tại 5 tỉnh, thành là TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Cần Thơ với sự tham gia của nhiều trường ĐH-CĐ tại các tỉnh và TPHCM cùng các chuyên gia tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp nổi tiếng.
Các buổi tư vấn trực tiếp tại chỗ sẽ được chia làm 2 phần: Phần tư vấn chung nhằm giải đáp các câu hỏi chung của thí sinh và phần tư vấn riêng giúp thí sinh được tư vấn sâu hơn đối với trường ĐH-CĐ mà thí sinh quan tâm. Các chương trình tư vấn tại chỗ đều được Báo Người Lao Động Online tường thuật trực tiếp và truyền hình các địa phương trích tường thuật và đưa tin.
Có nhiều chuyên gia tư vấn
Chương trình "Đưa trường học đến thí sinh 2013" khởi động với chuỗi chương trình tư vấn liên tục, thiết thực sẽ đưa tới cho thí sinh, phụ huynh thông tin đầy đủ nhất, toàn diện nhất về những điểm mới trong tuyển sinh ĐH-CĐ 2013, về thủ tục đăng ký dự thi, chỉ tiêu, ngành học, học bổng, học phí... của các trường. Đặc biệt, các chuyên gia hướng nghiệp và đại diện các trường sẽ giải đáp băn khoăn về việc chọn trường, chọn ngành cũng như gợi mở cho thí sinh con đường đi tới tương lai phù hợp với năng lực, sở thích, nhu cầu xã hội...
Đồng hành cùng chương trình "Đưa trường học đến thí sinh 2013" sẽ là các chuyên gia nhiều kinh nghiệm về tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp như: TS Nguyễn Đức Nghĩa, thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia về tuyển sinh ĐH-CĐ 2012 - Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM; TS Lê Thị Thanh Mai, Trưởng Ban Công tác Sinh viên, ĐH Quốc gia TPHCM; ông Nguyễn Quốc Cường, phụ trách tuyển sinh, Cơ quan Đại diện Bộ GD-ĐT tại TPHCM; TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TPHCM (chuyên gia hướng nghiệp)... và đại diện ban tư vấn tuyển sinh của hàng chục trường ĐH-CĐ trong cả nước như ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH Sài Gòn, ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, ĐH Luật TPHCM, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH Giao thông Vận tải TPHCM, ĐH Kinh tế Tài chính TPHCM, ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM, ĐH Lạc Hồng, ĐH Văn Hiến...
Theo Lao động
Lựa chọn chương trình phổ thông song ngữ và quốc tế được công nhận toàn cầu ngay tại VN "Tại sao chọn chương trình phổ thông song ngữ và quốc tế được công nhận toàn cầu?" là chủ đề của chương trình giao lưu trực tuyến được tổ chức lúc 14 giờ thứ năm ngày 19/4/2012 trên báo điện tử Dân trí. Hiện nay, nhu cầu được học tập ở các trường phổ thông có yếu tố quốc tế đang trở nên...