Tư vấn phong thủy: Trồng cây trong nhà, trông ra ngó vào
Thời đại nhiều thay đổi kéo theo nơi ngụ cư đổi thay, thiên nhiên mà cụ thể là những mảng xanh ngày càng hiếm hoi dần đi.
Kiến trúc cũng chịu nhiều tác động đáng kể, trong đó tiêu chí cốt lõi là ‘bền vững’ cũng khác xưa, không chỉ mang ý nghĩa bền chắc thuần túy kỹ thuật, mà còn là bền vững an lành về môi trường, năng lượng và tương tác xã hội nữa.
Đưa cây xanh vào nhà ở phố thị, trồng cây trên mái, trong giếng trời, giàn leo, vườn đứng, thậm chí tạo dựng vườn tược nơi nhà phố theo kiểu “nông nghiệp đô thị”… là những xu hướng đang dần phổ biến và được nhìn nhận, quảng bá khá nhiều hiện nay. Dưới góc độ triết lý Đông phương, quan niệm “Tri túc thường lạc” (biết đủ là vui) sẽ cung cấp thêm góc nhìn khác trong khoa học phong thủy, xoay quay trung tâm là đối tượng sử dụng, trong chọn lựa, tổ chức không gian xanh tại nhà sao cho hài hòa.
Một chữ Sinh, chớ khinh ông Thủy, bà Hỏa
Cây cối đem lại Sinh Khí cho nhà, cung cấp dưỡng khí và lọc bụi… là những chân lý khoa học hiển nhiên. Phong thủy truyền thống hay kiến trúc sinh thái môi trường hiện đại cũng khẳng định vai trò cây xanh, thậm chí nhà có cây trên mái, cây làm ngôn ngữ thiết kế chủ đạo… đã thành thương hiệu của không ít công ty, kiến trúc sư tài danh. Tuy nhiên, như mặt trái của mọi tấm huy chương, cũng cần xem xét thêm các hệ lụy của việc lạm dụng cây xanh và ngộ nhận về vai trò phong thủy của cây cối trong không gian.
Giải pháp đặt chậu linh hoạt trên sân thượng, ban công… giải quyết phần nào nhu cầu gia tăng mảng xanh trong đô thị mà ít ảnh hưởng đến cấu trúc xây dựng.
Bản chất của Ngũ Hành trong môi trường sống là sự tương tác, chuyển hóa, vận động qua lại (ý nghĩa chữ Hành) giữa các thành phần với nhau. Cho nên nếu quá lệch về một màu sắc, một hình dáng hay một chủng loại chất liệu nào… cũng đều gây nên tính thừa, lấn áp hành khác, phát sinh hệ quả xấu.
Ăn theo thuở, ở theo thời, triết lý dưỡng sinh “mùa nào thức nấy” rất đáng suy gẫm về tính thích ứng, hòa hợp, đặc tính mùa nào thiếu tính chất gì thì nên chọn hành bổ sung tính chất đó cho không gian mà gia chủ phù hợp, gắn bó nhiều (Thuyết mệnh lý tính theo mùa sinh). Ví dụ người Mệnh Chủ cần hành Mộc sẽ chọn họa tiết hoa lá, chất liệu gỗ làm chủ đạo, sau đó bổ sung thêm hành Sinh Chủ (Thủy) và hành Chủ Sinh (Hỏa), hạn chế hành Khắc Chủ (Kim), điểm xuyết hành Chủ Khắc (Thổ) tại các điểm nhấn.
Cây cối là dương, đón nhận ánh sáng và hút nước từ đất (Âm Thủy), do đó nhìn cây xem được mạch đất tốt xấu chính là nhờ sự liên hệ Thủy Mộc tương sinh. Thông thường khi nhà có nhiều nét thẳng vuông thì cây xanh, mặt nước nên bố cục uốn lượn mềm mại. Mộc tương sinh nhờ Thủy, Mộc giữ đất tránh xói lở, Mộc nhiều khiến tính ẩm thấp gia tăng… đều là quan hệ Thủy Mộc khăng khít liền kề, lợi đấy mà hại cũng từ đấy sinh ra nếu không có tỷ lệ cân đối phù hợp.
Mặt khác, nếu lạm dụng chất liệu gỗ trong nhà cửa sẽ đem đến thiếu quân bình với hành khác, gây cảm giác nóng nực (Mộc sinh Hỏa vượng) nhất là đối với nhà xứ nhiệt đới mà còn dùng đồ gỗ có kiểu cách quá cổ điển, họa tiết cầu kỳ khiến không gian bức bí. Xu hướng chung hiện nay có thể chọn gỗ nhân tạo, phối kết đa dạng chất liệu với vân gỗ sáng màu, gổ đi với kim loại, kính… chứ không chỉ thuần túy dùng gỗ tự nhiên sậm màu, vừa không phù hợp với kiểu dáng thiết kế hiện đại, vừa khiến nội thất càng thêm đơn điệu, thâm u, Âm thịnh Dương suy, đi ngược xu hướng bảo vệ môi trường.
Dù là nhà cổ Việt hay biệt thự Pháp thì trồng cây luôn cần tính toán đa chiều, hợp lý về quy trình chăm sóc, bảo dưỡng, hưởng thụ…
Một chữ Khắc, gợi nhắc thích dụng, bền vững
Câu nói “tôi thích trồng cây gì là chuyện cá nhân” dĩ nhiên thể hiện cá tính riêng, những vẫn không thể đại diện cho quan niệm hòa hợp đa chiều. Kinh nghiệm từ xưa của cổ nhân răn dạy là không thể đem tiêu chuẩn thông thường áp dụng cho trường hợp đặc biệt, ứng xử đặc thù, sinh vật đặc hữu.
Ví dụ, cây hoa chưng vài ba ngày tết sẽ khác với cây cối trồng quanh nhà hàng ngày vốn thiên về tiện dụng hơn là hình thức tuyển chọn, tạo dáng cầu kỳ. Hoặc nuôi chó dữ mà không quan tâm đến an toàn của cộng đồng thì nguy cơ chó dữ cắn người, hại mình rất cao.
Có thể suy từ câu “trước cau sau chuối” để hiểu cách ứng xử khác biệt về phương vị, quan hệ với ngôi nhà để chọn cây cối tương ứng. Cụ thể, phần trước của ngôi nhà luôn cần sự quang đãng (Minh Đường – nơi sáng sủa rộng rãi), tránh các vật che chắn giảm tầm nhìn, cản trở lưu thông của sinh khí vào Đại Môn (cửa chính). Nếu trước nhà mà cây lá vướng víu thì ra vào khó khăn, giao tiếp bất tiện, chính là vấn đề Mộc khắc Thổ.
Trồng cây loại to sát vách sẽ có rễ lớn ăn vào làm hỏng nền nhà, đi lại va vấp, loại cây lá nhiều sẽ dễ rụng đầy sân, bóng râm che khuất khiến nhà thiếu Dương Quang (ánh sáng mặt trời)… cho nên những cây dáng cao thân thẳng, ít che chắn và rụng lá như cau, dừa cảnh, tùng, bách… sẽ phù hợp với vùng trước nhà.
Video đang HOT
Giếng trời với xếp đặt cây cối ngày xuân, quán cà phê trên mái nhà có chút điểm xuyết hoa lá… thêm mảng xanh cho không gian nội ngoại thất.
Chuyện Kim khắc Mộc cũng gợi nhiều đến tính bền vững. Thời hiện đại, một ngôi nhà vừa đáp ứng tiện nghi kỹ thuật lại vừa mang dấu ấn nét truyền thống là điều nhiều gia chủ mơ ước nhưng chưa dễ thực hiện. Dung hòa chuyện Kim khắc Mộc, trước hết phải xem xét vai trò của hành Kim, từ đại thể đến chi tiết. Với những đặc trưng gần như tương phản với hành Mộc về phương hướng, tính chất… trong nhà ở dân gian Việt thường ít xuất hiện hành Kim do yếu tố khách quan (kỹ thuật, chi phí) lẫn chủ quan (như cảm giác Mộc ấm áp hơn, thiên nhiên hơn). Tuy vậy, khi giao lưu văn hóa với Tây phương thì đa số dinh thự sang trọng vào đầu thế kỷ XX đều bắt đầu có hành Kim hiện diện từ hàng rào, lan can, đến các chi tiết cơ khí, đồng hồ, vật dụng bằng đồng, gang, thép… như lẽ tất yếu của tiến trình phát triển, giao thoa văn hóa Đông Tây.
Nếu trong ngôi nhà chỉ có thuần chất liệu gỗ, hay loại trừ yếu tố kim loại thì chưa chắc là đã dụng Mộc hiệu quả. Nói cách khác thì hành Kim không chỉ biểu hiện qua việc dùng chất liệu, mà còn ở hình khối, màu sắc, tính chất và tương quan không gian sao cho hòa hợp, chứ không phải “chống chỉ định” trong nhà ở.
Với người phương Đông do tâm lý “ưa Mộc” mà Kim vốn là hành khắc Mộc, nên trong khi Mộc được ưa dùng nhiều bên trong thì Kim hay được chọn cho bên ngoài, mang tính bảo vệ, đối ngoại (hàng rào, cửa cổng, cửa cuốn, bông sắt, lan can ban công…).
Trồng cây trong nhà, ngẫm ra lắm chuyện
Hiện nay, nhiều ứng xử hình thành từ nhận thức mơ hồ như “nghe nói, đang hot, like mạnh, share nhiều” sẽ khiến các gia chủ vả cả người “có nghề” quên đi các tác dụng đa chiều của trồng cây cối trong nhà. Hiệu ứng chạy theo đám đông cũng có thể che mờ các suy xét mang tính lý trí, chạy theo cảm tính nhất thời, và vô tình đưa các bên hợp tác làm nhà đi vào một hướng suy nghĩ thiếu khách quan do chiều lòng nhau, do quan niệm khách hàng là thượng đế, khách hàng luôn đúng!
Tính tổng hợp Ngũ Hành tại hồ cảnh trong vườn Huế với phối kết phong phú, nhu hòa.
Để ứng xử hài hòa môi trường (cả tự nhiên lẫn xã hội) về phong thủy không thể dùng thước đo đúng – sai, mà phải nhìn nhận dưới góc độ văn hóa: hài hòa hay không, hợp tự nhiên hay không, an lành về lâu dài hay không? Có thể kết luận, những lợi ích từ cây cối với đời sống con người rất to lớn, tuy nhiên Sinh Khí cho nhà ở thông qua mảng xanh mát mắt lại không đơn giản là trồng cây và tận hưởng, mà liên quan đến cả chu trình sinh trưởng – duy trì – phức tạp và đòi hỏi đầu tư cao về thời gian, chi phí, công sức, kỹ thuật và cả sự thấu hiểu, thích ứng cũng như tương tác đa dạng giữa người dùng và cây xanh.
Để ứng xử hài hòa môi trường (cả tự nhiên lẫn xã hội) về phong thủy không thể dùng thước đo đúng – sai, mà phải nhìn nhận dưới góc độ văn hóa: hài hòa hay không, hợp tự nhiên hay không, an lành về lâu dài hay không?
Nhà đẹp, nhà xanh, nhà mát, nhà tiện dụng chắc chắn không chỉ nhờ vào cây cối hay tiểu cảnh sinh học đơn thuần. Và sở thích của thiên hạ luôn phong phú để người có tri thức hiểu rằng: không thể áp đặt sở thích của mình (về cây cối) cho tất cả mọi người, cũng như hành Mộc chỉ là một trong số vô vàn yếu tố thiết yếu khác cấu thành nên sự sống của vũ trụ
Người thiết kế đủ kinh nghiệm không chỉ chiều theo ý thích riêng của gia chủ (trong đó có cả niềm tin phong thủy một cách mơ hồ, mê tín và thiếu cơ sở khoa học) mà cần đồng hành và kiểm soát tiến trình tư vấn – định vị từ ban đầu để gia chủ có thể sử dụng ngôi nhà lâu dài, nếu đã lường trước có các trở ngại thì phải cân nhắc. Ví dụ như, gia chủ xác định mình không có thời gian chăm sóc cây cối, thì dù có thích cây cũng nên xem xét chỉ để sân trống sau này đặt chậu hay treo giỏ hoa nhẹ nhàng, linh hoạt, chứ đừng xây nhiều bồn hoa, tiểu cảnh kiên cố kéo theo tốn kém chi phí chống thấm, vật liệu, ốp lát… khi sử dụng sẽ lãng phí, cây cối héo tàn, hoặc phải dùng vào chức năng khác rất phản cảm, phi lý.
Người tuổi Dần trồng cây gì hợp mệnh theo phong thủy?
Người tuổi Dần hợp cây gì? Theo phong thủy thì tuổi Dần nên trồng cây cảnh gì trong nhà, nơi làm việc cho hợp mệnh, giúp bản mệnh tài vận hanh thông, may mắn ngập tràn?
Cây xanh không chỉ giúp không gian trong nhà trở nên tươi mới, có sức sống hơn mà mỗi loại cây phù hợp với mệnh của chủ nhà còn có thể thu hút tiền, tài và lộc. Nếu gia chủ tuổi Dần, hãy thử xem bạn phù hợp với loại cây nào sau đây nhé.
1. Tuổi Nhâm Dần hợp cây gì?
Tuổi Nhâm Dần là những người sinh năm 1962, 2022 thuộc ngũ hành Kim (Kim Bạch Kim). Theo Ngũ hành tương sinh trong phong thủy thì Thổ sinh Kim, vì vậy ngoài các cây màu trắng, bạc thuộc hành Kim ra thì tuổi Nhâm Dần cũng có thể trồng các cây màu vàng, nâu thuộc hành Thổ.
Ngoài ra, tránh mua những cây có màu đỏ, hồng, cam, tím thuộc hành Hỏa vì Hỏa khắc Kim, những cây có màu đen, xanh nước biển thuộc hành Thủy vì Kim sinh Thủy (mệnh Kim bị thua thiệt, tiêu hoa) không tốt cho vận mệnh của tuổi Nhâm Dần.
Một số cây trồng thuộc hành Kim được nhiều người yêu thích nhất hiện nay có thể kể đến như: Cây hoa kim ngân, hoa ngọc lan, mễ lan, cửu lý hương, kim bách hợp, hàm tiếu và cây kim quế. Màu trắng và màu bạc thuộc hành Kim nên có thể chọn các loại cây có hoa trắng như: Cây bạch lan, cửu ly hương, trà phúc kiến...
Màu sắc thuộc hành Thổ là màu vàng, vì thế nên lựa chọn trồng những cây có lá, thân hoặc hoa màu vàng thì sẽ thích hợp nhất như: Cây hoa mai vàng, cây đỗ quyên, tre thân vàng, cây hoa ngâu, sen đá nâu, cây hoàng liên gai, cây bách Nhật Bản, cây hoa mai vàng, cây tre thân vàng, cây hoa ngâu, cây kim ngân, cây hoa ngọc lan, cây mễ lan, cây cửu lý hương, cây kim bách hợp, cây hàm tiếu, cây kim quế....
Về dáng cây, tuổi Nhâm Dần nên chọn các cây dạng lá kim, cành sắc, nhọn như cây Tùng và nên chọn loại chậu trồng bằng kim loại. Muốn tăng vận khí của bản thân thì người mệnh Kim nên để 4 hoặc 9 chậu cảnh trong nhà là thích hợp nhất.
2. Tuổi Giáp Dần hợp cây gì?
Tuổi Giáp Dần là những người sinh năm 1974 thuộc ngũ hành Thủy (Đại Khê Thủy). Theo ngũ hành tương sinh trong phong thủy thì Kim sinh Thủy, vì vậy ngoài các cây màu xanh nước biển, màu đen thuộc hành Thủy ra thì tuổi Giáp Dần cũng có thể trồng các cây màu trắng, bạc thuộc hành Kim. Ngoài ra, theo tuvingaynay.com tránh mua những cây có màu vàng, nâu thuộc hành Thổ vì Thổ khắc Thủy không tốt cho vận mệnh của tuổi Giáp Dần.
Tuy nhiên, có ít loại cây màu đen nhưng có thể khắc phục bằng cách lựa chọn những loại cây trồng trong nước để phù hợp với mệnh của mình như vạn niên thanh, bạch chỉ, lan ý.
Cây thuộc Kim cũng là cây hỗ trợ cho người mệnh Thủy. Do vậy tuổi Giáp Dần có thể lựa những loại cây thuộc Kim để hỗ trợ cho mệnh của mình như: kim tiền, tùng...
Để tăng tài vận cho người tuổi Giáp Dần thì số chậu hoa trong nhà tốt nhất là nên để 1 hoặc 6 chậu.
Những loại cây cảnh hợp phong thủy và mang lại may mắn, tài lộc cho tuổi Giáp Dần đó là: Cọ nhật, lan mầm xanh, lan chi, phái tài, vạn niên tùng, lộc nhung, sung, lộc vừng, vạn tuế, thiên tuế, thanh lâm, hoa lan... là hợp mệnh và tuổi nhất như thế sẽ giúp gia đình luôn an khang và thịnh vượng.
3. Tuổi Bính Dần hợp cây gì?
Tuổi Bính Dần là những người sinh năm 1986 thuộc ngũ hành Hỏa (Lư Trung Hỏa). Theo Ngũ hành tương sinh trong phong thủy thì Mộc sinh Hỏa, vì vậy ngoài các cây màu đỏ, hồng, tím, cam thuộc hành Hỏa ra thì tuổi Bính Dần cũng có thể trồng các cây màu xanh lá cây, lục thuộc hành Mộc.
Ngoài ra, tránh mua những cây có màu đen, xanh nước biển thuộc hành Thủy vì Thủy khắc Hỏa, những cây có màu nâu, vàng thuộc hành Thổ vì Hỏa sinh Thổ (mệnh Hỏa bị thua thiệt, tiêu hoa) không tốt cho vận mệnh của tuổi Bính Dần.
Cây thuộc Mộc tuổi Bính Dần có thể chọn nên trồng các loại cây có màu xanh non, tươi tắn như bạch quả, thiên tuế, thông đuôi ngựa, samu, bụt mọc, bách gai, bách xanh... Những loại cây này không những mang lại vẻ đẹp cho ngôi nhà mà còn tốt cho sức khỏe và khí vượng trong gia đình.
Tuổi Bính Dần nên trồng các loại cây có thể ra hoa hoặc kết trái và nên dùng chậu có màu đỏ, hồng để tăng thêm vượng khí. Một số loại hoa thuộc hành Hỏa nên trồng đó là hoa lan hồ điệp, hoa phượng tiên, hoa hỏa tước...
Thông thường màu đỏ với ý nghĩa may mắn, là biểu tượng của tình yêu lãng mạn, là can đảm nhiệt huyết, là màu của thách thức, đam mê, là màu của giàu có, may mắn, sự sống và sự sung túc. Màu cam mang lại năng lượng và thu hút người khác vào câu chuyện của gia chủ, màu cam là màu của danh vọng và tình yêu.
Để tăng tài vận cho tuổi Bính Dần thì trong nhà nên để 2 hoặc 7 chậu cảnh là thích hợp nhất.
Có thể kể ra một số cây hợp tuổi Bính Dần bao gồm hoa giấy đỏ, hoa trà đỏ, cây long huyết, cây văn trúc, cây ngũ gia bì, cây thường xuân, hoa quế, cây phát tải, thông đuôi ngựa, liễu sam, bụt mọc, hoa son môi, cây long huyết, cây ngũ gia bì, cây văn trúc, hoa quế, cây thường xuân, cây phát tài, hồng môn, hoa lan tím... sẽ giúp gia chủ ăn nên làm ra, may mắn ùn ùn kéo tới.
4. Tuổi Mậu Dần hợp cây gì?
Tuổi Mậu Dần là những người sinh năm 1938, 1998 thuộc ngũ hành Thổ (Thành Đầu Thổ). Theo Ngũ hành tương sinh trong phong thủy thì Hỏa sinh Thổ, vì vậy ngoài các cây màu nâu, vàng thuộc hành Thổ ra thì tuổi Mậu Dần cũng có thể trồng các cây màu đỏ, hồng, tím, cam thuộc hành Hỏa.
Ngoài ra, tránh mua những cây có màu xanh lá cây, xanh lục thuộc hành Mộc vì Mộc khắc Thổ, những cây có màu trắng, bạc thuộc hành Kim vì Thổ sinh Kim (mệnh Thổ bị thua thiệt, tiêu hoa) không tốt cho vận mệnh của tuổi Mậu Dần. Tuy nhiên, các loại cây hầu hết là màu xanh lá nên khá khó chọn lựa loại cây phù hợp với tuổi Mậu Dần.
Trong nhà tuổi Mậu Dần nên trồng từ 5 đến 10 chậu cây, với các loại cây như dứa dại, hàm tiếu, quế hoa, lục thảo trổ, cây vạn tuế... Chọn chậu cây trồng cho tuổi Mậu Dần nên chọn chậu làm bằng chất liệu gốm sứ, đá,.. với hình dáng vuông vắn.
Lưu ý về phong thủy cây cảnh với những màu sắc hợp tuổi Mậu Dần mệnh Thổ, như:
Màu sắc thuộc hành Thổ là màu nâu, màu đất, có thể chọn các cây như sen đá nâu, sen tứ phương,... Theo tuvingaynay.com màu này sẽ làm cho tuổi Mậu Dần cảm thấy an toàn, được bảo vệ, thích hợp với những nơi mà gia chủ muốn phát triển một mối quan hệ lành mạnh.
Màu vàng nhạt sẽ giúp cho tuổi Mậu Dần khai sáng trí tuệ, tăng cường tính lạc quan, kiên cường. Màu vàng có thể chọn các cây như cây sống đời, cây cung điện vàng,... Sử dụng nó bất cứ nơi nào nếu bạn muốn nâng tinh thần của bạn hoặc muốn tìm thấy sự rõ ràng, mạch lạc trong cuộc sống. Những cây màu vàng phù hợp với hành lang và bếp, nhưng lại không phù hợp với phòng trầm tư, thiền định hay phòng tắm.
Màu đỏ của những cây hoa đồng tiền, cây phú quý, hồng môn, thanh thiên, thịnh vượng, cây vạn lộc, cây anh thảo, hoa trạng nguyên,... cũng rất phù hợp để trồng trong nhà của người tuổi Mậu Dần.
Ngoài ra, tuổi Mậu Dần khi lựa chọn cây cảnh thì nên lựa chọn trồng cây từ đất hơn là cây thủy sinh hay cây leo đá.
5. Tuổi Canh Dần trồng cây gì?
Tuổi Canh Dần là những người sinh năm 1950, 2010 thuộc ngũ hành Mộc (Tùng Bách Mộc). Theo Ngũ hành tương sinh trong phong thủy thì Thủy sinh Mộc, vì vậy ngoài các cây màu xanh lá cây thuộc hành Mộc ra thì tuổi Canh Dần cũng có thể trồng các cây màu đen, xanh nước biển thuộc hành Thủy.
Ngoài ra, tránh mua những cây có màu trắng, bạc thuộc hành Kim vì Kim khắc Mộc, những cây có màu đỏ, cam, tím, hồng thuộc hành Hỏa vì Mộc sinh Hỏa (mệnh Mộc bị thua thiệt, tiêu hoa) không tốt cho vận mệnh của tuổi Canh Dần.
Màu nâu gỗ thuộc hành Mộc, là gam màu nuôi dưỡng những nguồn năng lượng, là gam màu đậm đà khi liên tưởng tới sôcôla, cà phê, màu của gỗ gụ, màu của chậu cây...
Trong nhà người tuổi Canh Dần nếu trang trí có màu nâu gỗ sẽ rất tốt cho cung: Cung Gia Đạo, Cung Tài Lộc và Cung Danh Vọng. Loại cây có màu tương ứng như sen đá rất hợp với tuổi Canh Dần.
Màu xanh lá thể hiện sự tươi tắn, trong lành và mang lại cảm giác cho một điểm khởi đầu mới. Màu xanh lá có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe, giúp bạn đẩy lùi những hồi hộp và lấy lại cân bằng trong cuộc sống.
Số lượng chậu hoa đặt trong nhà hợp tuổi Canh Dần là 3 hoặc 8 chậu. Vật liệu hợp phù hợp là các loại chậu gỗ, chậu sành, hoặc chậu làm từ mây tre đan để trồng cây cảnh.
Một số loại cây thích hợp trồng trong không gian nhà ở của tuổi Canh Dần là: sen đá nâu, cỏ đồng tiền, trầu bà, kim ngân thủy sinh, cây họ tùng trúc, cây ngọc bích, hoa lan, sâm cảnh, vạn niên thanh, cây kim tiền, các loại cọ dừa... sẽ giúp gia đình gia chủ đón nhận thật nhiều điều may mắn và tài lộc.
Người tuổi Tý trồng cây gì hợp mệnh theo phong thủy? Người tuổi Tý hợp cây gì? Theo phong thủy thì tuổi Tý nên trồng cây cảnh gì trong nhà, nơi làm việc cho hợp mệnh, giúp bản mệnh tài vận hanh thông, may mắn ngập tràn? Cây xanh không chỉ giúp không gian trong nhà trở nên tươi mới, có sức sống hơn mà mỗi loại cây phù hợp với mệnh của chủ...