Tư vấn pháp luật cho lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc
Tại buổi tư vấn này, lao động Việt Nam được hướng dẫn về các chính sách, pháp luật mới liên quan tới lao động theo Chương trình cấp phép việc làm ( EPS); tư vấn, giải đáp các vấn đề về hợp đồng, lương, đóng và nhận các loại bảo hiểm, thủ tục thanh lý hợp đồng nhận lại tiền ký quỹ tại Việt Nam…
Trưởng Văn phòng EPS Việt Nam tại Hàn Quốc Phạm Minh Đức phổ biến, hướng dẫn chính sách, pháp luật đối với lao động EPS. Ảnh: Anh Nguyên – PV TTXVN tại Hàn Quốc
Theo Phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, ngày 14/8, Văn phòng Quản lý Lao động Việt Nam theo chương trình cấp phép việc làm (EPS) tại Hàn Quốc đã phối hợp với Trung tâm hỗ trợ lao động nước ngoài thành phố Ansan, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc tổ chức buổi gặp gỡ, phổ biến và tư vấn pháp luật trực tiếp đầu tiên (sau hơn 2 năm gián đoạn do dịch COVID-19) cho lao động Việt Nam theo Chương trình cấp phép việc làm (EPS) đang làm việc tại Hàn Quốc.
Rất đông lao động EPS Việt Nam đang làm việc tại thành phố Ansan và các tỉnh thành lân cận đã tới tham dự và đặt nhiều câu hỏi liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động tại Hàn Quốc.
Phát biểu tại buổi gặp, thay mặt lãnh đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, bà Tạ Thị Thanh Thúy, Bí thư thứ nhất, Trưởng ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đã bày tỏ cảm ơn Trung tâm hỗ trợ người lao động nước ngoài thành phố Ansan, tỉnh Gyeonggi đã hỗ trợ Văn phòng EPS tổ chức buổi gặp mặt người lao động Việt Nam trực tiếp đầu tiên sau 2 năm bị gián đoạn do đại dịch COVID-19. Sự kiện này đặc biệt có ý nghĩa khi diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Hàn Quốc đang chuẩn bị kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (22/12/1992-22/12/2022).
Video đang HOT
Cán bộ Văn phòng EPS Việt Nam tại Hàn Quốc phổ biến, hướng dẫn thủ tục liên quan đến khai báo thông tin, tiền ký quỹ và các loại bảo hiểm đối với lao động EPS đang làm việc tại Hàn Quốc. Ảnh: Anh Nguyên – PV TTXVN tại Hàn Quốc
Theo số liệu của Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, tính đến thời điểm hiện tại có 205.000 người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hàn Quốc, trong đó lao động theo Chương trình EPS là 27.000 người. Bà Tạ Thị Thanh Thúy cũng đánh giá cao vai trò của các Trung tâm hỗ trợ lao động nước ngoài trên toàn Hàn Quốc nói chung và khu vực thành phố Ansan nói riêng đã kịp thời cung cấp thông tin, tư vấn, giải quyết những thắc mắc cho người lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc. Bên cạnh đó, Trung tâm hỗ trợ lao động nước ngoài thành phố Ansan thời gian qua cũng đã có nhiều buổi tư vấn trực tuyến, cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người lao động Việt Nam theo Chương trình EPS.
Ông Phạm Minh Đức, Trưởng Văn phòng EPS Việt Nam tại Hàn Quốc đã trực tiếp phố biến, hướng dẫn về các chính sách, pháp luật mới liên quan tới lao động EPS; tư vấn, giải đáp các vấn đề về hợp đồng, lương, đóng và nhận các loại bảo hiểm, thủ tục thanh lý hợp đồng nhận lại tiền ký quỹ tại Việt Nam đồng thời tiếp nhận việc khai báo thay đổi tư cách lưu trú, khai báo trước khi về nước của người lao động Việt Nam đang làm việc tại khu vực thành phố Ansan và các tỉnh thành phố lân cận. Tại cuộc gặp gỡ, người lao động cũng có cơ hội được trực tiếp đặt câu hỏi liên quan đến những vấn đề rất cụ thể của bản thân và bạn bè liên quan đến thủ tục giấy tờ khi chuyển đổi tư cách lưu trú, việc chi trả lương, trợ cấp, bảo hiểm cũng như các vấn đề liên quan đến thủ tục giấy tờ để nhận lại tiền ký quỹ sau khi hết hợp đồng về nước đúng hạn…
Đại diện lao động EPS đặt câu hỏi về cách thức nhận tiền ký quỹ sau khi chuyển đổi visa từ E9 sang E7 và hết hợp đồng về nước. Ảnh: Anh Nguyên – PV TTXVN tại Hàn Quốc
Chia sẻ với Phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, lao động EPS Phan Văn Mậu làm việc ở thành phố Pyeongtaek cho biết buổi gặp gỡ rất hữu ích đối với bản thân anh cũng như những người lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc có cơ hội được trực tiếp nghe phố biến, tư vấn về pháp luật và chính sách mới đối với người lao động bởi trong hơn 2 năm qua chỉ được tư vấn qua điện thoại do dịch COVID-19.
Qua buổi gặp này, bản thân anh cũng nhận thức rõ được trách nhiệm việc cần phải chấp hành nghiêm chính pháp luật sở tại, chăm chỉ làm việc và về nước đúng thời hạn để đảm bảo quyền lợi của chính mình cũng như tạo điều kiện cho người khác có cơ hội được đến Hàn Quốc làm việc. Thay mặt người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, anh Mậu cũng bày tỏ hy vọng thời gian tới sẽ tiếp tục nhận được nhiều hơn sự hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời của Văn phòng EPS, Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc.
Xuất khẩu lao động ngành ngư nghiệp sang Hàn Quốc: Cơ hội và thách thức
Ngày 29/11, tại Seoul, Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã tổ chức cuộc hội thảo với chủ đề "Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý và hỗ trợ lao động trong lĩnh vực ngư nghiệp".
Lao động Việt Nam làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay Incheon, Hàn Quốc. Ảnh minh họa: Mạnh Hùng/TTXVN
Tham dự hội thảo có đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, đại diện Hiệp hội Thủy sản Hàn Quốc, đại diện nhiều doanh nghiệp và Trung tâm hỗ trợ người nước ngoài tại Hàn Quốc.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, hội thảo tập trung thảo luận một số vấn đề trong công tác quản lý, hỗ trợ lao động ngành ngư nghiệp cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện công tác này. Trưởng Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, bà Tạ Thị Thanh Thúy cho biết lao động trong lĩnh vực ngư nghiệp hiện nay có hai hình thức là thuyền viên tàu cá gần bờ do các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam cung ứng sang Hàn Quốc (visa E-10) và lao động ngư nghiệp do Trung tâm lao động ngoài nước cung ứng theo Chương trình EPS (visa E-9). Hiện có 17 doanh nghiệp Việt Nam tham gia chương trình cung cấp thuyền viên cho tàu đánh bắt cá biển gần Hàn Quốc. Tổng số lao động visa E-10 đang làm việc tại Hàn Quốc là 8.602 người.
Lao động thuyền viên Việt Nam được chủ tàu Hàn Quốc đánh giá tốt về trình độ tay nghề và khả năng đi biển. Trong thời gian qua, dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh COVID-19 nhưng chỉ tiêu nhận thuyền viên Việt Nam đã tăng lên, từ 1.000 thuyền viên/năm giai đoạn trước năm 2018 lên 1.500 thuyền viên/năm như hiện nay. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cho rằng thị trường lao động thuyền viên biển gần Hàn Quốc đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ thuyền viên các nước khác. Nhiều chủ tàu ưu tiên nhận thuyền viên các nước khác do ý thức kỷ luật của thuyền viên Việt Nam còn hạn chế, hay chuyển tàu. Bên cạnh đó, hạn chế về ngôn ngữ cũng là lý do gây bất đồng trong công việc, cuộc sống của những thuyền viên.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra tình trạng lao động ngư nghiệp bỏ hợp đồng ra ngoài làm bất hợp pháp là vấn đề cần được các bên giải quyết. Nguyên nhân chủ yếu được cho là do chênh lệnh thu nhập giữa lao động hợp đồng và lao động bất hợp pháp. Các chủ tàu Hàn Quốc chấp nhận trả mức lượng cao gấp 2 hoặc 3 lần để tìm kiếm lao động về làm việc. Bên cạnh đó, thuyền viên là nhóm công việc khá đặc thù do làm việc đơn lẻ, khó hỗ trợ khi xảy ra tranh chấp. Những vấn đề này khiến tỷ lệ thuyền viên yêu cầu chuyển tàu cao và khó giữ chân lao động khi hết hợp đồng.
Công ty C&P (Hàn Quốc) cho rằng việc phối hợp với các công ty Việt Nam trong khâu tuyển chọn lao động là rất quan trọng. Công ty này cho rằng thuyền viên chưa được định hướng đúng đắn về đặc thù của từng ngành nghề hoạt động trên biển nên không chọn được ngành nghề phù hợp với thể lực của bản thân, dẫn đến phát sinh bất mãn sau khi nhập cảnh. Công ty này kiến nghị cần trang bị cho thuyền viên cẩm nang những tình huống thường gặp trên tàu để tránh những mâu thuẫn không đáng có phát sinh giữa chủ tàu và thuyền viên. Một đại lý cung ứng thuyền viên lớn khác thì cho rằng Hiệp hội Thúy sản Hàn Quốc cần có kiến nghị để đưa ra biện pháp xử phạt nặng các chủ tàu Hàn Quốc sử dụng lao động bất hợp pháp khi có tố cáo hoặc bị phát hiện. Việc các chủ tàu Hàn Quốc sử dụng lao động bất hợp pháp khiến tỷ lệ thuyền viên bỏ trốn gia tăng.
Ông Kim Jae Man thuộc Hiệp hội Thủy sản Hàn Quốc cho rằng tổ chức này thời gian qua đã nỗ lực để bảo vệ quyền lợi cho thuyền viên, không phân biệt khiếu nại đối với thuyền viên trong nước hay nước ngoài. Hàng năm, Hiệp hội Thủy sản Hàn Quốc trích khoản chi khoảng 600 triệu won cho công tác hỗ trợ, tuyên truyền đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho thuyền viên. Ông Kim Jae Man đề nghị các cơ quan hữu quan của Việt Nam cũng như các doanh nghiệp cung ứng lao động tăng cường công tác giáo dục định hướng cho người lao động để giảm tỷ lệ lao động bỏ trốn cũng như không tham gia các hoạt động tội phạm.
Có thể thấy lao động ngư nghiệp là lĩnh vực có tiềm năng nhưng cũng rất đặc thù. Việc Chính phủ Hàn Quốc quy định tỷ lệ lao động bỏ trốn là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá phân bổ chỉ tiêu cấp phép lao động hàng năm đang đặt ra vấn đề quản lý đối với các cơ quan chức năng và doanh nghiệp cung ứng lao động ngư nghiệp Việt Nam. Mặt khác, lựa chọn các chủ tàu phù hợp với thuyền viên và có chế tài xử phạt những chủ tàu sử dụng thuyền viên bất hợp pháp được coi là những giải pháp cơ bản giúp đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của người lao động, giảm tỷ lệ bỏ hợp dồng. Để mở rộng thị trường lao động ngư nghiệp một cách lành mạnh, bền vững và tận dụng được nguồn lao động lành nghề tái ký hợp đồng đang là vấn đề cần sự phối hợp của các doanh nghiệp, ban ngành hữu quan của cả Việt Nam và Hàn Quốc.
Tạm dừng tuyển lao động EPS sang Hàn Quốc với 8 huyện thuộc 4 tỉnh phía Bắc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, sẽ tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc (gọi tắt là chương trình EPS) đối với 8 huyện thuộc 4 tỉnh phía Bắc. Đó là các huyện: Nghi Xuân, Cẩm Xuyên (Hà...