Tư vấn giúp phòng ngộ độc rượu dịp Tết
Bác sĩ Nguyễn Kim Sơn có một số tư vấn để giúp người dân phòng ngộ độc rượu.
Uống rượu lúc đói rất nguy hiểm
Thời gian này, tại Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai thường xuyên tiếp nhận những ca ngộ độc rượu, nhiều ca liên quan đến các đám lễ tiệc, cưới hỏi. Có bệnh nhân nhập viện muộn, trong tình trạng ngộ độc nặng, suy hô hấp, suy thận, máu bị nhiễm toan…
Đặc biệt, có rất nhiều bệnh nhân gặp nguy hiểm bởi uống say lúc đói. Trung tâm Chống độc Bệnh việnBạch Mai vừa cấp cứu một bệnh nhân nam còn khá trẻ nhập viện trong tình trạng suy hô hấp nặng sau khi đã nôn ói rất nhiều.
Nguyên nhân là do bệnh nhân đã uống quá nhiều rượu trong tình trạng bụng đói… Xét nghiệm nồng độ rượu trong máu cho thấy nồng độ methanol (một chất cực độc hại với hệ thần kinh, thường được dùng trong công nghiệp hóa chất) rất cao.
Hiện nay, nhiều loại rượu người dân nấu, không khử được andehit nên thường gây đau đầu. Ngoài ra, nhiều người dân nấu rượu kinh doanh bằng nhiều loại men, chủ yếu được nhập từ Trung Quốc, chất lượng không đảm bảo.
Thêm nữa, vì muốn tăng độ trong của rượu, người nấu thường hòa thêm đạm urê, chưa kể các loại rượu giả, rượu tự pha chế… rất dễ gây ngộ độc cho người uống. Để an toàn cho sức khỏe, mỗi bữa mỗi người chỉ nên dùng 15 – 20ml rượu Vodka hoặc Brandy, hoặc 30ml rượu vang, còn đối với bia, chỉ khoảng 300 – 500ml là hợp lý.
Video đang HOT
Cẩn trọng với rượu không rõ nguồn gốc
Loại rượu tự nấu được khuyến cáo là có hại hơn so với rượu sản xuất trong nhà máy do tồn dư nhiều độc chất, nhưng đây không phải là loại nguy hiểm nhất. Độc hại hơn cả là rượu rởm, được pha chế từ hóa chất thay vì lên men từ gạo.
Trên thị trường, loại rượu này được bán rất phổ biến. Hầu hết những bệnh nhân ngộ độc rượu cấp đều vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nặng vì thường được phát hiện muộn, trong đó có cả ngộ độc rượu thường (ethanol) và rượu công nghiệp (methanol).
Thực tế làm việc cho thấy, từ tháng 9 âm lịch hàng năm cho đến hết tháng Giêng, số vụ và số ca ngộ độc rượu phải nhập viện bao giờ cũng tăng. Nguyên nhân chính bởi đó là mùa cưới, lễ Tết nên gia tăng các vụ ăn uống tập thể, và sử dụng rượu nhiều hơn với các loại rượu không rõ nguồn gốc, rượu giả, rượu tự pha, rượu ngâm các loại cây, con không đảm bảo chất lượng, vệ sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng…
Vì vậy, người dân cần chú ý phòng, chống ngộ độc do rượu, khi có người bị say (ngộ độc) rượu, người nhà tuyệt đối không nên để bệnh nhân ngủ ly bì suốt ngày hoặc suốt đêm.
Khi người say ngủ ly bì cũng rất nguy hiểm bởi có thể hạ đường huyết, hạ nhiệt độ, nhiều người khi say rượu nằm ngủ, dịch dạ dày nôn ra và bị hít vào phổi, gây sặc cũng rất nguy hiểm, dễ dẫn tới tử vong.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Kim Sơn – Phó Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai)
Theo PLXH
Bi kịch từ cuộc nhậu tất niên "quá chén"
Hàng chục bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu, thậm chí có người tử vong bởi chén nhiều rượu bia sau những cuộc vui tất niên cuối năm. Bi kịch từ rượu bia dịp năm hết Tết đến để lại hậu quả nặng nề.
Bi kịch
Sau cuộc nhậu tất niên của một nhóm thợ xây trên đường Trần Hưng Đạo (quận 5, TPHCM) tối 23-1, anh Nguyễn H. (52 tuổi) loáng choáng chạy xe ra về. Qua đoạn đường Nguyễn Trãi, không làm chủ được tốc độ do quá chén, anh H. tông vào một xe tải đi ngược chiều. Anh được đưa vào BV Nguyễn Tri Phương, quận 5 cấp cứu trong tình trạng chấn thương sọ não và tử vong ngay sau đó.
Tại khoa Hồi sức tích cực của BV Nguyễn Tri Phương, hôm qua (24-1), còn tiếp nhận bệnh nhân N.V.T (27 tuổi ở Cần Giuộc, tỉnh Long An) trong tình trạng ngộ độc thuốc trừ sâu và say rượu. Trước đó, T. cùng người chú ruột "tổng kết cuối năm" bằng một chầu nhậu tại gia.
Trong lúc ngập ngụa hơi men, T. làm mất chiếc điện thoại nên bị bố la rầy. Thấy anh trai rầy "bạn nhậu" của mình, chú ruột T. trong lúc rượu vào không làm chủ được nên dùng dao đâm người anh. Người anh trai của T. ra can ngăn cũng bị chú đâm, còn T. quẫn trí uống thuốc trừ sâu tự tử. Bố và anh trai T. được đưa vào BV Chợ Rẫy TPHCM cấp cứu, trong khi T. được đưa đến BV Nguyễn Tri Phương. "Thế là hết Tết"- người thân T. than vãn trong lúc đợi cháu ngoài phòng chờ khoa Hồi sức tích cực.
Tối 23-1, khoa Cấp cứu BV Nhân dân Gia Định cũng tiếp nhận một bệnh nhân trong tình trạng đa chấn thương và say rượu. Theo các bác sĩ, khoảng 23 giờ cùng ngày, bệnh nhân Nguyễn D.S. (42 tuổi ngụ ở Thừa Thiên- Huế) được bạn bè đưa vào bệnh viện cấp cứu khi miệng nặng mùi rượu bia, chấn thương đầu, mặt biến dạng kèm vỡ gan...
Những người chứng kiến kể lại, chiều cùng ngày, công ty của anh S. làm lễ tất niên cuối năm để tiễn một số công nhân ở xa về quê ăn Tết. Sau khi nhậu say khướt, anh S. chạy xe máy về với tốc độ cao và tông vào dải phân cách. Anh Nguyễn Văn Nam, đồng nghiệp của anh S. cho biết, anh S. dự định ngày 26-1 về quê ăn Tết với vợ và hai con nhỏ. "S vào đây làm việc được một năm, vừa mới nhận tiền thưởng và liên hoan tất niên. Không ngờ mọi chuyện xảy ra đột ngột như vậy!", anh Nam buồn bã kể.
Một người bệnh, chục người đau
Hành lang khoa Hồi sức tích cực BV Nguyễn Tri Phương TPHCM là nơi trú ngụ của nhiều thân nhân nuôi bệnh. Kể từ lúc N.V.T. nhập viện vào khoa này, những người thân còn lại của anh hầu như lúc nào cũng có mặt tại đây. Người nhà T. cho biết, cuối năm công việc lu bù nhưng cả nhà phải vào viện để lo cho anh.
"Một khi bị chấn thương vùng hàm mặt hay cột sống cổ cần phải bất động bệnh nhân, giữ cổ thẳng và gọi xe cấp cứu, không nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy. Đối với bệnh nhân bị chấn thương sọ não nên chuyển bệnh nhân đến cấp cứu ở những cơ sở y tế gần nhất, bởi trong thời gian dưới 4 tiếng kể từ khi bị chấn thương thì cơ hội cứu sống cao hơn." - Bác sĩ Lê Đức Định Miên
"Vợ nó sinh, mẹ nó lại đau, T. thì đang nguy kịch nên không thể lơ là được. Tết này xem như cả nhà ăn tết trong bệnh viện rồi"- người nhà anh T. nói. Ngay khi biết anh S. bị tai nạn phải nhập viện BV Nhân dân Gia Định cấp cứu, chị Hòa và hai con nhỏ phải lặn lội từ Huế vào nuôi anh. Đây có lẽ là cái Tết không mong muốn đối với người phụ nữ 37 tuổi này.
Bệnh viện tiếp nhận nhiều ca ngộ độc rượu dịp Tết
"Năm nào cận Tết cũng có ca ngộ độc rượu"- bác sĩ Nguyễn Đại Biên- Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhân dân 115 nói. Nhiều trường hợp ngộ độc trong cuộc nhậu dịp liên hoan tất niên. "Rượu dỏm với nồng dộ methanol cao tràn lan là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc. Năm hết, Tết đến mà phải vào viện thì chỉ có ăn Tết trong bệnh viện. Bởi ngộ độc rượu không đơn giản chỉ điều trị vài ngày là khỏi"- bác sĩ Biên nói.
TS. BS Đỗ Quốc Huy- BV Cấp cứu Trưng Vương cho biết, bệnh nhận nhập viện này trong tình trạng ngộ độc "nhiều như cơm bữa", trong đó ngộ độc rượu thường gặp trong dịp trước và sau Tết. "Nếu uống phải rượu giả, rượu pha với cồn công nghiệp, không được khử methanol thì người uống có thể bị ngộ độc, có không ít trường hợp tử vong do ngộ độc nặng và uống quá nhiều trong mấy ngày Tết", bác sĩ Huy cảnh báo.
Theo bác sĩ Lê Đức Định Miên- Khoa Ngoại thần kinh BV Nguyễn Tri Phương, Tết là dịp tai nạn giao thông gia tăng do sử dụng rượu bia. Ngoài tai nạn gây chấn thương sọ não còn có các chấn thương hàm mặt và cột sống cổ. Đây là những chấn thương hay gặp nhất và thời gian điều trị lâu dài, tốn kém, tạo gánh nặng cho không ít gia đình.
Theo Tiền phong
Cận Tết, rượu ngoại giả 'lên ngôi' Tết đến Xuân về, nhu cầu mua rượu ngoại làm quà biếu tăng vọt. Giá một chai rượu ngoại cao gấp nhiều lần rượu nội. Đó là cơ hội để vấn nạn rượu rởm "lên ngôi", làm đau đầu cơ quan chức năng và người tiêu dùng. "Công nghệ" nâng cấp rượu giả Cận Tết, nhu cầu sử dụng, làm quà biếu đối...