Tư vấn giải pháp chống nóng cho công trình trong mùa hè
Ở những nuớc nhiệt đới như Việt Nam, chống nóng cho công trình xây dựng vô cùng quan trọng.
Cùng với việc phát triển đô thị, mật độ công trình, mật độ dân cư ngày càng tăng lên; thì việc chống nóng cho nhà ở nói riêng và công trình xây dựng nói chung là việc cần thiết và cấp bách. Ở những nuớc nhiệt đới như Việt Nam, chống nóng cho công trình xây dựng vô cùng quan trọng.
Giải pháp quy hoạch
Từ xưa, ông cha đã có câu: “Lấy vợ hiền hoà làm nhà hướng nam”. Đó là một cách thức quy hoạch rất tự nhiên và đơn giản để tránh huớng mặt trời mọc đằng đông, lặn đằng tây là bất biến. Hướng nam là hướng đón gió mát, tránh được bức xạ của mặt trời. Tất nhiên đó là nhà ở dân gian trong cấu trúc làng – nông thôn. Đô thị hiện đại phụ thuộc nhiều yếu tố khác nên không thể hoàn toàn tự lựa chọn hướng cho công trình. Nói như vậy không có nghĩa là vấn đề hướng bị phụ thuộc. Trong những điều kiện có thể, phải tối ưu hoá hướng cho công trình. Tiêu chuẩn Việt Nam về chống nóng cho nhà ở ghi rõ: “Đối với nhà ở, cố gắng bố trí sao cho phần mặt nhà về hướng Tây – Đông có diện tích bề mặt nhỏ nhất để hạn chế bức xạ mặt trời”. Với những cụm công trình hay tổ hợp công trình cũng vậy, phải thiết kế tổng mặt bằng hợp lý, ưu tiên hướng tốt cho những công trình chủ đạo, công trình có yêu cầu chống nóng cao hơn như nơi sinh hoạt, làm việc.
Giải pháp môi trường, sinh thái
Giải pháp này gắn liền với giải pháp quy hoạch. Đây cũng là một giải pháp mà ông cha đã ứng dụng rất triệt để trong kiến trúc truyền thống. Cây xanh, mặt nước luôn là những yếu tố không thể thiếu, song hành cùng công trình kiến trúc. Cây xanh tạo bóng mát, ngăn và che cho bề mặt công trình kiến trúc khỏi bức xạ mặt trời. Mặt nước (ao, hồ, bể cảnh…) cùng cây xanh điều hoà khí hậu, làm môi trường mát và trong sạch hơn. Trong điều kiện độ ẩm không khí không bão hoà, mặt nước luôn có hiện tượng bốc hơi. Quá trình bốc hơi nước là quá trình thu nhiệt, chính vì vậy nó làm cho nhiệt độ môi trường giảm xuống. Cây xanh và mặt nước gắn liền cùng đất tự nhiên; đều có độ phát xạ thấp, là những nhân tố hữu hiệu cho việc chống nóng ở quy mô tổng thể, có phạm vi ảnh hưởng lớn. Hiện nay trong nhiều đô thị, tỷ lệ cây xanh, mặt nước với công trình xây dựng đang ở mức chênh lệch đáng báo động, cộng thêm những diện tích khác lại bị bê tông hóa ở mức cao (sân, hè, bãi đỗ xe…). Các bề mặt vật liệu này đều có độ phát xạ lớn, làm môi trường không khí nóng lên đáng kể.
Giải pháp kiến trúc
Video đang HOT
Đây được coi là giải pháp rộng và linh hoạt nhất. Giải pháp kiến trúc là việc tổ hợp mặt bằng và hình khối công trình, thiết kế kết cấu bao che hợp lý để hạn chế bề mặt tiếp xúc với mặt trời – tránh bức xạ, hoặc giảm sự dẫn nhiệt trong vật liệu, tăng cường đối lưu nhiệt. Các giải pháp kiến trúc cơ bản như sau:
Bố trí mặt bằng hợp lý, ưu tiên các không gian chính tránh tiếp xúc với bề mặt hứng mặt trời; đẩy các không gian phụ như cầu thang, kho, vệ sinh ra phía đó.
Tạo những khoảng lùi, khoảng âm như sảnh, logia, khe kỹ thuật… để tránh bức xạ mặt trời vào bề mặt không gian chính
Dùng kết cấu chắn nắng bên lắp rời ngoài kết cấu bao che (tường) để giảm quá trình bức xạ và dẫn nhiệt. Ở kiến trúc dân gian truyền thống, nhiều nơi có tấm giại ở ngoài hiên. Yếu tố này đã được ứng dụng rất nhiều trong kiến trúc hiện đại với các dạng khác nhau, vật kiệu khác nhau.
Tổ hợp mặt đứng bằng những “kết cấu cứng” để chắn nắng; gắn liền với kết cấu chịu lực và bao che. Thường đó là ô văng, các lam chắn nắng theo phương đứng và ngang. Trong những năm 70-80, loại hình kiến trúc này rất phát triển – đặc biệt với thể loại công trình hành chính, công sở. Những thiết kế đó được nghiên cứu rất kỹ về mặt vật lý kiến trúc theo khí hậu và biểu đồ mặt trời của từng địa phương.
Xây tường dày, tường hộp (rỗng), sử dụng vật liệu cách nhiệt (gạch rỗng, tấm cách nhiệt, tấm 3D panel, bê tông cốt liệu khí…) cho kết cấu bao che. Thiết kế cửa hợp lý về vị trí và vật liệu. Các giải pháp này đều dựa trên nguyên lý làm giảm bức xạ và dẫn nhiệt từ bên ngoài.
Dùng các loại vật liệu chống nóng cho mái như tấm đan, gạch lỗ, mái tôn (đối với mái bằng, bê tông), sử dụng trần giả cách nhiệt (đối với mái dốc, mái ngói). Giải pháp này phải đặc biệt lưu ý vấn đề thông gió cho khối không khí giữa hai lớp mái.
Giảm độ phát xạ của bề mặt công trình bằng cây cối, như trồng cây leo trên tường, thiết kế vườn – mặt nước trên mái. Đây là một giải pháp đem lại thẩm mỹ khá tốt, tuy nhiên có những biến đổi nhất định theo thời gian.
Tổ chức mặt bằng, thiết kế vị trí và cấu tạo cửa hợp lý; thiết kế sân trong, giếng trời để tăng cường đối lưu không khí. Mục đích là làm sao cho khối khí nóng thoát lên trên và ra ngoài, nhường chỗ cho khối khí nhiệt thấp hơn.
Giải pháp kỹ thuật
Máy điều hoà nhiệt độ (Máy lạnh): Được coi là hiện đại, và dễ dàng triển khai ứng dụng. Tuy nhiên máy điều hoà nhiệt độ cũng bộc lộ nhiều nhược điểm nhất định. Trước hết giải pháp này tiêu hao nguồn năng lượng đáng kể, và ảnh hưởng tới môi trường. Theo nguyên tắc cân bằng nhiệt, để giảm nhiệt độ trong phòng thì nó làm tăng nhiệt độ bên ngoài bằng nhiệt lượng tương đương. Bên cạnh đó, máy điều hoà nhiệt độ khó đáp ứng được cho các không gian mở, không gian quá lớn.
Thông gió: Bên cạnh việc đối lưu tự nhiên, giải pháp thông gió cưỡng bức được coi là một giải pháp hữu hiệu cho việc chống nóng khi đối lưu tự nhiên không hiệu quả. Các hệ thống thông gió được thiết kế hợp lý sẽ góp phần chống nóng, và nên tận dụng – kết hợp với giải pháp kiến trúc như giếng trời.
Phun nuớc, phun sương: Hệ thống phun sương gần đây được triển khai ứng dụng nhiều, trong các không gian công cộng như nhà hàng, và cả nhà ở. Việc phun nước, phun sương tạo ra hiện tượng nước bốc hơi thu nhiệt, đồng thời tăng cường đối lưu không khí. Ngoài ra, áp lực phun nước, sương tạo chuyển động không khí gây mát (sẽ nói ở phần sau). Ngoài ra, chủ nhà cũng có thể dùng sơn chống nóng chuyên dụng cho bề mặt công trình cũng là một giải pháp chống nóng hữu hiệu./.
Nỗi khổ của dân chung cư vào mùa hè: Căn hộ đối diện dán giấy cách nhiệt phản quang, hưởng trọn ánh nắng chói chang
Giấy phản quang giúp chống nắng, nóng nhưng cũng gây ra vô số phiền toái cho các căn hộ xung quanh.
Nỗi khổ của những căn hộ hướng Tây là vào mùa hè sẽ hứng trọn cái nắng như thiêu như đốt. Vì vậy, ngoài việc sử dụng điều hoà hết công suất, một số hộ gia đình còn đầu tư thêm cả giấy dán kính phản quang để phần nào giảm bớt lượng nhiệt.
Công dụng của giấy phản quang là giúp chống nắng nóng và cách nhiệt, đồng thời chống cả các tia UV, cực tím. Loại giấy này còn được ưa chuộng bởi giá thành rẻ, chỉ khoảng vài chục nghìn đồng/m2. Tuy nhiên, việc dán giấy phản quang lại vô tình gây ra những phiền toái cho căn hộ phía đối diện vì ánh nắng phản chiếu trực tiếp vào nhà:
"Mong mấy bác dán phim phản quang thay thế bằng phim cách nhiệt, chứ không ảnh hưởng đến hàng xóm quá. Tây Bắc thì xác định nóng rồi, các bác lắp rèm xịn 1 tý, chứ cứ tiếc tiền lắp cái rèm cầu vồng hoặc rèm kém chất lượng rồi khổ ra".
Trước các giải pháp chống nóng vào mùa hè, đa số mọi người đều chọn cách đầu tư rèm xịn và điều hoà khoẻ:
- Nhà em hướng Tây đây ạ. Nóng kéo rèm bật điều hoà rét run mà các bác, dán phản quang ảnh lắm, hướng nào thì mùa hè cũng vẫn phải bật điều hoà thôi.
- Dán phim không giải quyết được nóng đâu, làm rèm dày điều hoà khoẻ thôi.
- Nhà em hướng tây, nắng thẳng vào cứ rèm ổn áp ok hết, nóng thì bật điều hoà.
Ngoài ra, 1 giải pháp khả thi khác là dán phim cách nhiệt trong suốt cho chung cư. Phim cách nhiệt cho căn hộ được dán trực tiếp vào phía bên trong của tấm kính và có lớp keo trong suốt được tích hợp trên tấm phim. Một số loại phim chất lượng tốt tuy có giá thành cao hơn nhưng khả năng cách nhiệt tốt, vẫn nhiều ánh sáng tự nhiên và không bị tạo gương trên kính.
Nhiều người Ấn Độ nghĩ bệnh nhân Covid tử vong vì sóng 5G Người dùng mạng xã hội tại Ấn Độ đang lan truyền tin giả sóng 5G "trộn" với không khí khiến người dân khó thở và chết dần, chứ không phải do Covid-19. Theo giả thuyết này, những "bức xạ 5G" từ trạm viễn thông đã khiến không khí trở nên độc hại, gây nên tình trạng khó thở và khiến nhiều người chết...