Tư vấn du lịch: Cách xử lý tai nạn khi đi du lịch
Có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra trong chuyến đi. Vì thế, bạn nên trang bị cho mình một số kỹ năng để kịp thời ứng phó hoặc hỗ trợ người gặp tai nạn khi đi du lịch.
Cần có một số kỹ năng xử lý tình huống tai nạn khi đi du lịch.
Đuối nước
Du khách có thể bị đuối nước khi tắm ở biển, ao, hồ. Nguyên nhân là do chuột rút hoặc gặp sóng lớn, vùng nước xoáy. Khi cứu người bị đuối nước, bạn cần nhanh chóng kéo tóc nạn nhân để đầu nhô lên khỏi mặt nước, tát thật mạnh để nạn nhân tỉnh lại. Sau đó, đưa nạn nhân vào bờ, tiến hành hô hấp nhân tạo cho đến khi mạch đập trở lại và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.
Những biểu hiện thường gặp khi say nắng là nhiệt độ cơ thể tăng tới 39 – 40oC, da và môi khô rộp, tụt huyết áp, tiểu ít; nặng hơn có thể bị ngất và lên cơn co giật. Lúc này, bạn nên đưa người bị say nắng vào nơi râm mát, nới rộng trang phục rồi dùng khăn ướt hoặc đá lạnh chườm lên trán, gáy, ngực, cánh tay… Sau đó, hãy cho họ uống nước muối loãng hoặc dung dịch Oresol để bù nước. Nếu họ vẫn hôn mê, cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất và tiếp tục chườm, bù dịch trong suốt đường đi.
Nếu bạn đi leo núi hoặc trekking (đi bộ) xuyên rừng, hãy cẩn thận với nguy cơ bị rắn cắn. Khi gặp phải tình huống này, hãy bình tĩnh xác định đó là rắn lành hay rắn độc bằng cách nhìn vết răng. Nếu là rắn thường sẽ để lại vết hai hàm răng, còn rắn độc sẽ chỉ có hai vết răng nanh cách nhau 5mm.
Video đang HOT
Khi đã xác định bị rắn độc cắn, người bị nạn cần được ngồi yên, rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước sạch. Tiếp đó, dùng dao đã được tiệt trùng rạch một đường tại vết răng nanh rồi nặn ra ít máu. Cuối cùng, sát khuẩn bằng cồn 70 độ hoặc nước muối rồi băng vết thương lại và đưa người bị rắn cắn đến cơ sở y tế để kịp thời xử lý vết thương, tránh để nọc độc phát tác khắp cơ thể.
Ong đốt
Triệu chứng thường gặp sau khi bị ong đốt là phù mặt, khó thở, đau buốt, thậm chí liệt thần kinh, suy gan thận… Vì vậy, khi bị ong đốt, bạn cần nhanh chóng rửa vết thương rồi chườm lạnh, sau đó đến cơ sở y tế để gắp vòi ong. Nếu bị nặng, bác sĩ có thể chỉ định lọc máu để cứu tính mạng hoặc tránh các di chứng cho nạn nhân.
Những loài cây có độc nguy hiểm dễ gặp khi đi du lịch
Trên đường khám phá thế giới bằng những chuyến du lịch khắp Việt Nam, chúng ta thường xuyên gặp những loại cây hoa sặc sỡ đẹp mắt. Tuy nhiên, trong số chúng có vài loài cây có độc, ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí tính mạng con người.
Lá ngón có hoa rất đẹp, màu vàng cam rực rỡ nên nhiều người nếu không biết sẽ thích thú ngắt hoa chụp ảnh. Tuy nhiên, chất nhựa độc của loài cây này sẽ gây ra triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn dẫn đến chết rất nhanh do ngừng hô hấp.
Cây lá han chứa chất làm ngứa rất mạnh, gây lở loét và buốt thấu da thịt. Với những người da mỏng, nếu đụng phải loại han voi còn có thể gây dị ứng tới mức tử vong.
Cây trúc đào là loài cây kịch độc được trồng nhiều ven đường, chúng gây ra các triệu chứng buồn nôn và nôn mửa, tiết nhiều nước bọt, loạn nhịp tim dẫn đến tử vong. Nhựa trúc đào có thể gây tấy rát da, sưng, tấy rát mắt nghiêm trọng.
Hoa thiên điểu với màu sắc sặc sỡ, hình dạng đẹp mắt nhưng có thể khiến những ai vô tình ăn phải buồn nôn, tiêu chảy và nếu đứng lâu ngửi hoa sẽ gây cảm giác khó chịu.
Cây đủng đỉnh được trồng nhiều trên phố, tuy nhiên quả của loài cây này gây ngứa vô cùng nếu như bạn lỡ tay hái xuống.
Cây sơn được trồng rất phổ biến, trong cây có chất gây dị ứng mạnh đối với da. Những người có cơ địa dị ứng chỉ đi ngang qua cây hay ngửi thấy đã bị lở nặng, bỏng rát, khó chịu.
Cây ngót nghẻo được trồng ở các khu rừng ngập mặn ven biển, có rễ củ rất độc. Chỉ cần 5mg cho 1kg thể trọng cũng đủ gây chết rất nhanh. Ngộ độc gây đau rát miệng, khát nước sau đó nôn, buồn nôn dữ dội, đau bụng và tiêu chảy, tiêu máu nặng dẫn tới trụy tim mạch, rối loạn tri giác, co giật, suy hô hấp, tiểu máu, thiểu niệu.
Cây sui mọc hoang tại một số vùng núi phía Bắc gây viêm sưng đến mù lòa. Nếu nhựa dính vào vết thương hay trên da bị trầy xước lập tức ngộ độc.
Cây sừng trâu có độc tính thuộc loại mạnh. Cả lá, rễ, hạt và nhựa đều độc. Khi ngộ độc, người bồn chồn vật vã, nôn kéo dài gây hội chứng mất nước và rối loạn điện giải, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, ù tai thở khó, mắt mờ dần và nhịp tim rối loạn, lúc nhanh lúc chậm, triệu chứng rầm rộ. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong trong vòng 48 giờ.
Cây bồng bồng mọc rất nhiều ven đường các tỉnh miền Trung. Nhựa của nó với liều thấp sẽ gây nôn, liều cao gây độc mạnh như nhức đầu, chóng mặt, sốt, nổi ban khắp người, yếu sức sẽ bị ép tim, ngủ lịm, khó thở.
Cây cam thảo dây chứa độc tính cao nhưng khó gây tổn thương cho cơ thể người do lớp vỏ cứng và khó bị phá vỡ. Người ta dùng hạt làm đồ trang sức. Một số trường hợp tử vong do bị đâm vào tay trong khi khoan lỗ trên hạt để xỏ dây.
Cây chữa rắn cắn trắng có thể gây ngộ độc nghiêm trọng. Thậm chí, nếu dùng các sản phẩm từ gia súc ăn phải loài cây này, bạn vẫn bị trúng độc.
Có đúng bị sảng rượu? Người nhà tôi đang đi du lịch thì bỗng ngã ra đất, lên cơn co giật. Đưa vào bệnh viện cấp cứu và được chẩn đoán là sảng rượu. Tôi rất băn khoăn, theo như tôi thấy thì đó giống như là động kinh... Hoàng Hồ L. ( Hà Nội) Ảnh minh họa Bạn tham khảo các thông tin sau về chứng cuồng...