Tư vấn cách chữa trị mụn tuổi dậy thì
Hơn 30 câu hỏi của độc giả về mụn được giải đáp cặn kẽ trong chương trình tư vấn do Công ty Rohto-Mentholatum phối hợp cùng Ione tổ chức.
Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng, Nguyên phó chủ tịch Hội da liễu TP HCM và dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thu – Đại diện Công ty Rohto-Mentholatum (Việt Nam) tại buổi tư vấn trực tuyến.
- Da tôi hay bị mụn và ngứa, dù thường xuyên rửa mặt nhưng vẫn không hết mụn. Xin bác sĩ tư vấn cách chăm sóc da dầu và mụn?
- Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng: Mụn trứng cá thường hay gặp ở những người da nhờn. 3 yếu tố gây nên mụn là sự bít kín miệng ống bài tiết chất bã nhờn bởi những chất sừng; tăng tiết chất bã nhờn; nhiễm trùng tại chỗ. 5 cách dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh mụn hiệu quả:
Ăn uống: hạn chế chất ngọt, sữa bò; ăn thêm nhiều rau quả tươi; uống đủ nước để tránh táo bón.
Thần kinh: tránh stress, mất ngủ.
Mỹ phẩm: Tránh sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc có thể gây hại và bít kín làn da.
Vệ sinh tại chỗ: chọn loại sữa rữa mặt dành cho da nhờn mụn, sau khi rửa xong, cần lau khô.
Thói quen: Tránh sờ tay gỡ và nặn mụn.
Nếu áp dụng những cách trên mà mụn vẫn còn kéo dài, bạn nên gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
Video đang HOT
- Năm nay tôi 23 tuổi nhưng vẫn bị mọc nhiều mụn, đặc biệt là mụn bọc. Mụn bọc hình thành như thế nào và tôi nên làm gì để khắc phục tình trạng này?
- Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thu: Mụn là bệnh lý về da, phổ biến ở lứa tuổi dậy thì và rất khó điều trị dứt điểm. Nhiều nguyên nhân gây ra mụn có thể kể đến như sự thay đổi hormone, căng thẳng, môi trường ô nhiễm, chế độ sinh hoạt không điều độ….
Mụn bọc là loại mụn nặng, bạn cần điều trị sớm nhằm tránh viêm nhiễm, tránh những tổn thương nặng cho da mặt. Để điều trị, bạn phải uống thuốc kháng sinh kết hợp vệ sinh da mặt và dùng thuốc thoa tại chỗ chứa các hoạt chất như Benzoyl Peroxide, Clindamycin. Ngoài ra, bạn nên hạn chế ăn uống các chất ngọt, sữa bò, đồ ăn cay, nóng.
- Thưa bác sĩ, làm thế nào để tìm được một sản phẩm trị mụn thích hợp vì hiện nay có quá nhiều loại kem trị mụn?
- Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thu: Để lựa chọn sản phẩm trị mụn thích hợp, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân gây mụn, tình trạng da và tình trạng mụn của mình. Bên cạnh đó, bạn nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, công ty uy tín.
- Thực đơn hay cách sinh hoạt, điều trị như thế nào thì tốt cho da mụn?
- Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng: Chế độ dinh dưỡng hàng ngày dành cho da mụn: không nên ăn nhiều chất bột, đường, sữa bò, các thức uống có cồn; bổ sung rau, trái cây ít ngọt, uống nhiều nước. Stress cũng là một trong những yếu tố làm mụn nặng hơn. Do đó, bạn cần ngủ đủ giấc, không thức khuya.
Việc chăm sóc da hàng ngày cũng rất quan trọng. Bạn nên rửa mặt mỗi ngày 2 lần sáng, tối bằng sữa rửa mặt, thoa kem giữ ẩm dành cho da mụn và sử dụng các loại thuốc bôi đặc trị mụn (Benzoyl Peroxide, Adapalene, Clindamycin…). Nếu mụn nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các phương pháp khác như kháng sinh toàn thân, vitamin A tổng hợp, hoóc môn liệu pháp.
Các chuyên gia giải đáp thắc mắc về mụn ở lứa tuổi dậy thì.
- Tôi đã điều trị mụn một thời gian dài mà chỉ giảm chứ không hết hẳn nên tôi thường trang điểm để che mụn. Xin bác sĩ tư vấn cho cách để khỏi hẳn mụn?
- Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thu: Mụn là bệnh có thể chữa khỏi bớt nhiều nhưng khó có thể khỏi hẳn. Bạn nên vệ sinh da mặt sạch sẽ, ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày, uống nhiều nước; hạn chế ăn đồ ngọt, sữa bò; không thức khuya, tránh stress. Bạn không nên trang điểm để che mụn vì như vậy sẽ khiến da bị bí, có thể khiến mụn nặng hơn. Việc điều trị mụn cần có thời gian, bạn cần kiên trì để có kết quả tốt.
- Thưa bác sĩ, nên làm như thế nào để hạn chế và ngăn ngừa sẹo lõm?
- Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng: Sau khi mụn đã điều trị khỏi thì có 3 trường hợp xảy ra: vết thâm kéo dài (thường gặp nhất); sẹo lõm; sẹo lồi.
Sẹo lõm là tình trạng sau khi mụn bị viêm và đã điều trị khỏi để lại vết lõm. Đây là hiện tượng do mất chất collagen ở lớp bì, không thể tái tạo lại được. Trong trường hợp này, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau đây: bôi vitamin C 10% ngay khi mụn vừa mới bị lõm; cà sẹo, kích thích tạo collagen bằng dụng cụ và máy móc chuyên dụng. Tuy nhiên, kết quả chỉ làm giảm 30%, chứ không thể nào làm hết sẹo lõm được.
- Tôi đang dùng kem trộn để trị mụn, sau một năm thấy da trắng sáng và rất mịn. Tuy nhiên, tôi nghe nói về tác dụng phụ và nguy cơ tiềm ẩn của loại kem này nên rất lo lắng. Xin bác sĩ tư vấn giúp.
- Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thu: Bạn không nên sử dụng kem trộn vì đây là sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Công thức có thể cho tác dụng nhanh do corticoid. Chất này có tác dụng giảm nhanh mụn, giúp da đẹp nhưng sau đó làm mụn tái phát nhiều hơn, da bị đỏ ngứa rất khó xíu. Bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị cụ thể.
Acnes Cover với 10% Benzoyl Peroxide là sản phẩm đặc trị mụn bọc, mụn trứng cá sưng đỏ.
Benzoyl Peroxide là thành phần điều trị mụn phổ biến, được chứng nhận hiệu quả trên thế giới nhờ tác dụng:
Diệt trừ vi khuẩn P.acnes – nguyên nhân gây mụn trứng cá: với đặc tính oxy hóa mạnh, Benzoyl Peroxide có khả năng kháng khuẩn phổ rộng, đặc biệt có tác dụng trên vi khuẩn P.acnes, giúp điều trị mụn bọc và mụn trứng cá sưng đỏ hiệu quả.
Làm tróc vảy da và bong lớp sừng: giúp lỗ chân lông sạch thoáng, ngăn ngừa hình thành mụn mới.
Bên cạnh điều trị hiệu quả mụn bọc và mụn trứng cá sưng đỏ, Acnes Cover với tông màu tiệp màu da giúp bạn che được các nốt mụn sưng đỏ, không phải lo lắng về tác dụng phụ khi sử dụng mỹ phẩm trên vùng da bị mụn.
Theo VNExpress
Trị mụn bằng trực tuyến quang trị liệu PTF
Ưu điểm của phương pháp trực tuyến quang trị liệu PTF là không cần phải dùng đến dụng cụ để nặn và hút nhân trứng cá ra khỏi bề mặt da, không gây chảy máu, không làm tổn thương da và không để lại vết thâm hay sẹo lõm.
Phương pháp chỉ cần bắn ánh sáng thích hợp lên vùng da bị mụn giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn. Các nhân mụn cũng bị triệt tiêu dù mụn bọc, mụn mủ, mụn đầu trắng hay mụn đầu đen...
Sau 3 ngày bắn ánh sáng liên tiếp những nốt sưng, tấy, đỏ sẽ giảm khoảng 50%. Sau đó, cứ cách 3 ngày bạn điều trị một lần, mỗi lần khoảng 15 phút. Tùy theo tình trạng mụn, mỗi người sẽ có thời gian điều trị khác nhau. Thông thường mụn trứng cá xuất hiện ban đầu chỉ là những hạt nhỏ nằm sâu dưới tuyến bã nhờn. Nốt mụn có thể bị viêm và mưng mủ khi nang lông bị các bã nhờn dư thừa bịt kín và vi khuẩn thâm nhập.
Trung bình sau 10 lần điều trị nhân mụn sẽ giảm rõ rệt. Mụn không tái sinh nếu bạn biết cách chăm sóc da sau khi điều trị. Làn da sau khi điều trị không bị viêm nhiễm, lây lan, không bị yếu và vỡ mao mạch. Phương pháp này tiết kiệm thời gian và có kết quả ngăn ngừa mụn.
Khi da của chúng ta bị viêm hay sưng thì đó chính là lúc thích hợp cho các loại mụn mủ vì lúc này các nang lông sẽ nở to và trở thành các cửa tiết bã nhờn dư thừa ra ngoài. Điều này khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào sâu trong da. Đồng thời, các vi khuẩn xâm nhập vào da sẽ làm cho lỗ thoát của các tuyến bã trên da bị nghẽn. Do đó, chất bã không những không thoát được ra ngoài mà còn thấm sâu hơn vào trong da.
Tuổi dậy thì cũng là một trong những nguyên nhân gây mụn. Đây là lúc các hoocmon trong cơ thể bắt đầu có sự thay đổi làm cho các tuyến bã nhờn tiết ra một lượng dầu dư thừa. Thêm vào đó, quá trình tự đào thải những tế bào chết khiến cho các lỗ chân lông bị bịt kín lại, lượng dầu dư thừa bị giữ lại trong nang lông. Các ổ vi khuẩn phát triển tự do trong nang lông hút hết các chất dầu vào trong rồi thải ra các chất cặn bã gây nên sự kích ứng da. Do đó, những người có da dầu thường bị nổi mụn nhiều hơn vì có nhiều thức ăn cho vi khuẩn.
Mụntrứng cá dạng nang là kết quả của hiện tượng stress. Loại mụn này được hình thành từ dạng mụn ẩn trong tuyến bã nhờn dưới da, khi gặp vi khuẩn nhanh chóng phát triển thành khối u nhỏ và người ta gọi nó là mụn trứng cá dạng nang.
Ngoài ra, tâm sinh lý thay đổi đột ngột, ăn uống không đúng cách, vệ sinh da không sạch sẽ, sử dụng sản phẩm không phù hợp... cũng là những nguyên nhân làm phát sinh mụn trứng cá.
Theo VNExpress
Cách điều trị mụn tuổi dậy thì Chương trình "Tư vấn trực tuyến - Điều trị mụn tuổi dậy thì" do công ty Rohto-Mentholatum (VN) tổ chức đã giải đáp hơn 30 câu hỏi của các bạn trẻ về mụn tuổi dậy thì. Chương trình có sự tham gia của bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng, Nguyên phó chủ tịch Hội da liễu TP HCM và dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc...