Tư vấn A2Z đề xuất điều chỉnh giảm tổng mức đầu tư cao tốc Đồng Đăng Trà Lĩnh
Nguồn tin từ Công ty CP Tư vấn Xây dựng A2Z (Tư vấn A2Z) cho biết, sau khi tham gia nghiên cứu Dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh ( Cao Bằng), đơn vị này đã đưa ra đề xuất ấn tượng khi giảm chiều dài tuyến hơn 29km, giảm tổng mức đầu tư hơn 50% so với một nghiên cứu trước đó.
Cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng) được đề xuất xây dựng song song với Quốc lộ 4 hiện tại
Cụ thể, trong quá trình khảo sát và triển khai lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tuyến cao tốc từ Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến Trà Lĩnh (Cao Bằng), Tư vấn A2Z đã phối hợp với tỉnh Cao Bằng, tỉnh Lạng Sơn, đề xuất điều chỉnh điểm đầu kết nối với cao tốc Tân Thanh – Cốc Nam và Hữu Nghị – Chi Lăng, kết hợp với hầm xuyên núi và cầu vượt địa hình, để rút ngắn 29 km chiều dài (từ 144 km so với quy hoạch ban đầu, nay chỉ còn 115 km theo nghiên cứu đề xuất mới của đơn vị Tư vấn).
Dựa trên kinh nghiệm trong việc thiết kế và giám sát các dự án hầm Đèo Cả, hầm Cù Mông, hầm Hải Vân, cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn và Hữu Nghị – Chi Lăng, A2Z tự tin đề xuất giá trị tổng mức đầu tư của tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh là 20.939 tỷ đồng, giảm 26.000 tỷ đồng so với quy hoạch ban đầu.
Bài toán của Tập đoàn Đèo Cả – nhà đầu tư cùng tham gia nghiên cứu dự án Dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh là yêu cầu đơn vị tư vấn xác định tiếp các rủi ro về hướng tuyến đến từ các yếu tố kỹ thuật về địa hình, địa chất, các điều kiện thi công phức tạp hơn có thể sẽ xảy ra ở tuyến cao tốc Đông Đăng – Trà Lĩnh để đo lường những khó khăn như đã từng gặp đối với Dự án Đèo Cả trước đây.
Video đang HOT
Đến nay, công tác khảo sát và thiết kế cho dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh vẫn đang được đội ngũ kỹ sư và chuyên gia của A2Z tiếp tục triển khai và nghiên cứu kỹ lưỡng trên bản đồ kết hợp với khảo sát thực địa.
“Dự kiến đến tháng 6/2019, chúng tôi sẽ hoàn thành thiết kế cơ sở và báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) của dự án. Khi đó hướng tuyến và số lượng các công trình trên tuyến được chính xác cụ thể, cùng với giá trị tổng mức đầu tư và tổng vốn đầu tư của dự án sẽ được các đơn vị chuyên môn đánh giá và thẩm định cụ thể hơn” TS. Nguyễn Hữu Dũng – TGĐ Tư vấn A2Z nói.
Tháng 6/2017, Tư vấn A2Z tiến hành triển khai rà soát tổng thể thiết kế kỹ thuật và tổng mức đầu tư tuyến cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn (dài 63 km). Tiếp đó, đơn vị này điều chỉnh thiết kế đoạn cao tốc Hữu Nghị – Chi Lăng (dài 43 km). Được biết, dự án cao tốc này, trước đây sử dụng hình thức vay vốn ODA với tổng mức đầu tư là 8.743 tỷ đồng. “Qua quá trình rà soát và điều chỉnh thiết kế của chúng tôi, tổng mức đầu tư chỉ còn 5.675 tỷ đồng giảm 3.000 tỷ đồng để đầu tư tiếp 17,5 km đoạn cao tốc nối cửa khẩu Tân Thanh và Cốc Nam”, Tổng giám đốc A2Z cho biết thêm.
Thái Hà
Theo PLO
Chủ đầu tư đề nghị trả lại hầm Hải Vân do không được đặt trạm thu phí
Tại cuộc họp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) ngày 21/6 vừa qua, chủ đầu tư Dự án hầm đường bộ Hải Vân đề nghị trả lại dự án.
Hạng mục mở rộng hầm Hải Vân (thuộc dự án hầm Đèo Cả) bao gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 thực hiện sửa chữa, nâng cấp hầm Hải Vân số 1, tuyến đường dẫn và đường qua đèo Hải Vân. Giai đoạn 2 thực hiện mở rộng hầm Hải Vân số 2 và xây dựng tuyến đường dẫn mới.
Giai đoạn 1 của hạng mục mở rộng hầm Hải Vân đã hoàn thành được hơn 1 năm (với giá trị hơn 1.200 tỷ đã được nghiệm thu và kiểm toán). Thi công được 50% hầm Hải Vân 2 và đã ứng gần 300 tỷ đồng cho công tác quản lý, vận hành hầm Hải Vân 1 từ 2016 đến nay.
Với khối lượng công việc đã thực hiện và nguồn vốn đầu tư rất lớn nhưng đến nay cơ sở, cơ chế cho việc hoàn vốn cho Dự án là không có, dự án không có 1 trạm thu phí. Trong khi hợp đồng ký với Bộ GTVT chủ đầu tư được thu tại hai trạm thu phí là Nam Hải Vân từ 01/01/2017, trạm La Sơn - Tuý Loan từ đầu năm 2019 để hoàn vốn cho dự án và có kinh phí vận hành quản lý.
Trạm thu phí Nam Hải Vân không được thu do trạm Bắc Hải Vân đang thu cho Dự án hầm Phước Tượng - Phú Gia đặt ngay tại cửa Bắc hầm Hải Vân. Bộ trưởng Bộ GTVT đã báo cáo Quốc hội không thu phí tại trạm La Sơn - Túy Loan để hoàn vốn cho đầu tư xây dựng hầm Hải Vân.
Chủ đầu tư dự án đề nghị trả lại công tác vận hành hầm Hải Vân cho Nhà nước.
Ông Lưu Xuân Thủy - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Công ty CPĐT Đèo Cả cho biết, Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam thỏa thuận với nhà đầu tư về kinh phí quản lý, vận hành hầm Hải Vân (văn bản số 11242/BGTVT ngày 4/10/2017). Đến nay, sau nhiều lần làm việc, Tổng cục đường bộ Việt Nam vẫn chưa xác định được kinh phí để thỏa thuận với nhà đầu tư. Hầm Hải Vân đã vận hành hơn 12 năm nay bằng nguồn ngân sách Nhà nước, chi phí nhà đầu tư hiện nay vận hành cũng chỉ ngang bằng khi vận hành của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước đây.
"Tôi sẽ báo cáo HĐQT Công ty đề nghị Đại hội đồng cổ đông thông qua việc giao trả lại công tác quản lý, vận hành hầm Hải Vân cho Tổng cục đường bộ Việt Nam từ ngày 01/07/2018" - ông Lưu Xuân Thủy nói.
Ông Thủy cũng cho biết thêm, hạng mục hầm Hải Vân có tổng vốn đầu tư khoảng 8.300 tỷ đồng, đã hoàn thành giai đoạn 1 và thực hiện quản lý, vận hành từ năm 2016, đồng thời đã thi công hơn 50% chiều dài hầm Hải Vân 2 (3.200md/6.300md).
Trong khi đó, Dự án BOT Phước Tượng - Phú Gia với chi phí đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng với hai hầm dài chưa đến 500 m, thì lại được nghiễm nhiên đặt trạm thu phí tại cửa hầm Hải Vân (đặt ngoài phạm vi dự án mà họ thực hiện). "Phải chăng Bộ GTVT đang bảo trợ, dung túng cho sự bất bình đẳng này?" - ông Thủy đặt câu hỏi./.
Theo Hoài Lam
VOV
Chủ đầu tư "dọa" đóng hầm Hải Vân và Đèo Cả: Do Bộ GTVT thiếu sót? Công ty cổ phần Đầu tư (CPĐT) Đèo Cả đã đưa ra cảnh báo hầm Hải Vân và hầm Đèo Cả có nguy cơ bị đóng cửa. Nguyên nhân công ty này đưa ra là do thiếu hụt nguồn thu vì lỗi của Bộ Giao thông Vận tải (?). Những ngày qua, dư luận cả nước rất quan tâm đến việc Công ty...