Từ vác chân máy khắp các sự kiện trong trường đại học tới film editor loạt sản phẩm đình đám, nam sinh ĐH FPT được đặt biệt danh “quái kiệt”
Gọi Lê Hoàng Anh Minh là “quái kiệt” bởi vì chỉ trong vài năm ngắn ngủi, cậu sinh viên ĐH FPT từ dân nghiệp dư đã trở thành film edior của một loạt MV, web drama đình đám, lại có hẳn 1 studio riêng nơi đang thực hiện nhiều dự án mới và đào tạo những bạn trẻ đam mê sáng tạo hình ảnh.
“Người âm phủ ngày ngủ đêm bay” hay film editor không phải là “cái máy cắt ghép”
Thích màu đen, Minh hay diện outfit “đen toàn tập”, thêm cặp kính cận và chiếc mũ lưỡi trai hơi phớt đời khiến người mới tiếp xúc có cảm giác “rén rén” với anh chàng này. Cảm giác Minh rất bận, lúc nào cũng thấy đang làm gì đó với một dự án phim ảnh mới nhưng Minh cũng hay khiến người ta chưng hửng vì gọi điện đến lúc 9-10h sáng vẫn thấy Minh… đang ngủ dở mắt.
Công việc của Minh “ngày ngủ đêm bay” là chuyện bình thường
“Anh là người âm phủ ngày ngủ đêm bay hả?” nếu nhận được câu hỏi như thế có lẽ Minh sẽ phân trần. Chuyện Minh thức xuyên đêm tới sáng để “xả file”, cố dựng nốt tập phim cho đúng deadline là chuyện bình thường. Có khi 8h sáng Minh mới bắt đầu đi ngủ đến khoảng 10h lại dậy để kịp đi quay một dự án phim khác. Tính ra, một ngày Minh có thể làm việc tới gần 20 tiếng và lúc nào cũng xoay quanh máy quay, bàn dựng, timecode những đoạn phim dang dở… Thế nên, tìm gặp Minh thấy cậu đang ngủ giữa ban ngày là đúng nhưng đằng sau những giờ chợp mắt hiếm hoi đó là cả đêm dài làm việc mà nhiều người không hay biết.
Ngồi vào bàn dựng, Lê Minh dường như “quên” hết thế giới xung quanh để đắm chìm vào từng khung hình. “Các bạn trợ lý của mình bảo, mình dựng phim như đang làm phép vì tay thao tác nhanh quá, chẳng kịp nhìn ra đang gõ những cái gì. Một mình có thể dựng từ đầu đến khi hoàn thiện tập phim dài 40 phút trong vòng 1 ngày còn đối với MV nếu đã có sẵn source trong máy, mình chỉ cần 2 tiếng là dựng xong.” Minh chia sẻ về hiệu suất làm việc thuộc hàng “khủng” của mình. Với hiệu suất này, khi kết hợp cùng team ăn ý của mình, trong 1 tháng, Minh có thể “chạy deadline” được 2 bản phim thô chưa làm màu đối với web drama và phim chiếu trên các app di động.
Khi đã ngồi vào bàn dựng, anh chàng tập trung 100% cho công việc và có thể hoàn thành deadline với tốc độ “khủng”
Video đang HOT
Không chỉ “cày deadline đỉnh”, mỗi tập phim mà Lê Minh đảm trách khâu hậu kỳ còn được anh chàng này dồn nhiều tâm sức để truyền tải ý tưởng nghệ thuật tác phẩm. Người làm hậu kỳ không phải là “cái máy cắt ghép” frame hình, bởi theo Minh: “Phải biết nhìn nhận tâm lý nhân vật, biết dùng nhịp độ, màu sắc, âm nhạc để dìu dắt câu chuyện cho hấp dẫn. Ngoài ra, hiểu tâm lý khán giả, xu thế hiện thời về gu thẩm mỹ cũng như những trend đang hot trong lĩnh vực hình ảnh thị giác cũng giúp mình vận dụng vào quá trình dựng, tạo nên những bộ phim hấp dẫn.” Lê Minh làm hậu kỳ phim theo cách như thế, có thể khác với cách làm nhiều người nhưng điều đó tạo nên chất riêng cho những sản phẩm của anh chàng này.
Có nhiều sản phẩm đình đám, mở studio riêng ở tuổi 24
Lê Minh đảm nhiệm vai trò hậu kỳ, góp phần làm nên thành công của trên dưới 10 web drama “hot hit”: The Call – Cuộc gọi lúc nửa đêm”, “Tui là Tư Hậu”, “Thiên Ý”, “Thần Chết tập sự”, “Bí mật 69″… và nhiều MV âm nhạc của các ca sĩ, nhạc sĩ trẻ tên tuổi. Vào nghề hậu kỳ chưa lâu, không phải ai cũng sở hữu số lượng khá lớn sản phẩm được công chúng đón nhận như thế. Nhiều người sẽ nói “Minh may mắn”. Minh cũng chẳng ngại thừa nhận: “Có cơ hội cộng tác với nhiều ngôi sao của công chúng, mình nghĩ đều là duyên số và may mắn”.
Lê Minh từng tham gia làm hậu kỳ cho nhiều web drama “hot hit” và các MV âm nhạc được giới trẻ yêu thích
Nhưng, Minh tạo ra được đột phá, khác biệt trong công việc vì anh chàng này biết tận dụng may mắn và nỗ lực bằng nhiều hơn 100% sức lực của mình. Minh bước vào nghề bắt đầu từ mối quen biết với một người đàn anh làm thiết bị quay phim. Khởi đầu ở “chân” trợ lý quay phim, Minh cũng trải qua bao ngày tháng vác chân máy, dầm mưa dãi nắng, học hỏi qua từng câu hình, cú lia máy… Rồi nhờ biết dựng phim, Minh được “rủ” vào đoàn làm các dự án phim nhỏ lẻ, sau đó được tin tưởng giao cho các dự án lớn và cơ hội làm việc với người nổi tiếng.
Nhưng không ai may mắn mãi, Minh cũng phải nỗ lực và đánh đổi nhiều thứ khi theo nghề này: “Mình phải chấp nhận hy sinh nhiều thứ như thời gian, thú vui bình thường để dồn sức cho công việc. Nhiều khi, mình như đứa “nghiện” công việc, ít bạn bè, ít đi chơi, hễ đạo diễn “hú” là đi theo đoàn làm phim luôn” anh chàng sinh năm 1997 này bộc bạch.
Để có được thành công trong công việc, Minh phải đánh đổi bằng việc ít có thời gian dành cho bạn bè, bản thân
Minh chia sẻ: “Nói đến làm phim, nhiều người nghĩ đến hình ảnh các đạo diễn, diễn viên diện sang chảnh đi trên thảm đỏ. Nhưng quy trình tạo ra một bộ phim phức tạp hơn thế nhiều. Một khi đã bước vào guồng máy này ở bất kỳ vị trí nào cũng phải chịu được nhiệt và áp lực của nghề. Quan trọng nhất là giữ được nhiệt huyết của mình”.
Sau hơn 5 năm lăn lộn với nhiều dự án phim, mới đây, Lê Minh quyết định mở một studio riêng chuyên về hậu kỳ. Đây không chỉ là nơi Minh thỏa sức sáng tạo trong nhiều dự án mà còn giúp anh chàng này chia sẻ đam mê với nhiều anh em, bạn bè trong cộng đồng mê phim ảnh. “Trước đây, mọi người chưa đánh giá cao vai trò của công đoạn hậu kỳ trong làm phim. Vậy nên, làm hậu kỳ đã vất vả nhiều khi lại còn thầm lặng. Chỉ có dân trong nghề mới hiểu hậu kỳ tốt có thể nâng chất lượng sản phẩm cuối hay hơn, chỉn chu hơn rất nhiều. Mình nhớ anh Trấn Thành từng có lần chia sẻ về công việc này khiến mình cảm thấy được thấu hiểu, được trân trọng công sức bỏ ra. Bây giờ, cộng đồng đã có cái nhìn khách quan hơn về công việc này rồi.” Minh chia sẻ.
Được công chúng thấu hiểu công sức bỏ ra cho khâu hậu kỳ tác phẩm là điều khiến Lê Minh cảm thấy vui nhất khi theo đuổi công việc này
Có Lê Minh ở thời điểm hiện tại, không thể không nhắc đến Lê Minh thời còn là sinh viên ĐH FPT TP. Hồ Chí Minh với những lần lon ton vác máy đi quay dựng sự kiện, vấp váp, nếm trải nhiều trải nghiệm như thế nào. Minh thích mày mò quay phim, dựng hình từ những năm học THPT. Anh chàng này từng đạt một giải thưởng về sản xuất video vào năm lớp 12 mà đến giờ Minh vẫn tự hào “Oách!”
Sở thích với phim ảnh khiến Minh quyết định theo học ngành Truyền thông Đa phương tiện, ĐH FPT TP Hồ Chí Minh. Vừa vào trường, anh chàng tìm kiếm ngay cơ hội để “thực tập”. “Mình là cameraman đời đầu cho nhiều sự kiện, hoạt động sinh viên ở trường lắm. Thích nhất là được đi trải nghiệm khắp nơi, có lúc lội bùn ngập nửa người để quay phim, bọc máy ảnh vào túi nilon quay cảnh các bạn tát ao bắt cá hay cuốc bộ hết thành phố Đà Lạt.” Minh hài hước kể. Những trải nghiệm đó trở thành bài học đầu đời quý giá để Minh tự tin trên hành trình làm nghề sau này.
Sinh viên ĐH FPT học lớp tiếng Anh 'xuyên biên giới'
Không bị giới hạn bởi không gian vật lý, không chịu ảnh hưởng của Covid-19, sinh viên ĐH FPT có thể trải nghiệm việc học tiếng Anh cùng thầy cô giáo và bạn bè người nước ngoài bằng hình thức lớp học trực tuyến.
Kết nối công nghệ để sinh viên toàn cầu hoá
Học tiếng Anh cùng thầy cô giáo và bạn bè nước ngoài không phải là trải nghiệm gì xa lạ đối với sinh viên ĐH FPT. Nhưng hơn 1 năm qua, Covid-19 đã khiến nhiều giáo viên và sinh viên nước ngoài không thể đến Việt Nam. Sinh viên ĐH FPT cũng khó có được cơ hội ra nước ngoài học và trải nghiệm tiếng Anh chuẩn chỉnh như người bản xứ.
Để không bị giới hạn bởi không gian vật lý, không chịu ảnh hưởng của Covid-19, ĐH FPT cùng FPT Edu Global - đơn vị chuyên trách mảng quốc tế hóa đã cùng lên ý tưởng và triển khai những lớp học tiếng Anh trực tuyến, kết nối giữa giảng viên, sinh viên nước ngoài và sinh viên ĐH FPT. Những lớp học này được coi là "xuyên biên giới" khi nhờ tiện ích công nghệ, trải nghiệm học tập toàn cầu hóa trở nên dễ dàng, thuận tiện với sinh viên ĐH FPT.
Sinh viên ĐH FPT có nhiều cơ hội học tập với sinh viên quốc tế ngay tại trường hoặc qua các lớp học online
Khóa học đầu tiên được ĐH FPT tổ chức với 7 lớp. Các lớp học được triển khai trên nền tảng Google Classroom. Sinh viên ĐH FPT sẽ tham gia học tiếng Anh cùng thầy cô giáo bản ngữ và các sinh viên Nhật Bản của Học viện Công nghệ Shibaura. Trong giờ học, sinh viên ĐH FPT sẽ cùng trao đổi, thảo luận nhóm, thực hiện các nhiệm vụ tương tác để thực hành kỹ năng nghe - nói tiếng Anh cùng sinh viên Nhật.
Trải nghiệm "thức thời" mùa Covid
ĐH FPT là trường ĐH được xây dựng theo mô hình đại học trải nghiệm. Các hoạt động của ĐH FPT xoay quanh 6 nhóm trải nghiệm cốt lõi, trong đó có trải nghiệm công nghệ.
Các lớp học tiếng Anh "xuyên biên giới" như trên là một trong số những trải nghiệm công nghệ rõ nét. Ngoài ra, hình thức học tập này phù hợp với tâm lý tiếp nhận và thói quen sử dụng Internet của sinh viên, thích ứng linh hoạt với bối cảnh Covid-19 diễn ra phức tạp, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục đào tạo.
Không chỉ được trải nghiệm công nghệ, tham gia lớp học, sinh viên ĐH FPT còn được rèn luyện, nâng cao tiếng Anh, công cụ giao tiếp phổ biến nhất hiện nay. Vốn ngoại ngữ tích lũy được từ những hoạt động này hỗ trợ hữu ích cho sinh viên ĐH FPT trong quá trình học tập, làm việc sau này. Hình thức học trực tuyến thuận tiện, mới mẻ, tạo hứng thú học tập cho các bạn. Dù không được trực tiếp gặp gỡ bạn bè và thầy cô giáo nhưng những hoạt động tương tác, trao đổi liên tục trong lớp học đã phần nào đem đến những trải nghiệm học tập tương đối gần gũi.
Theo đại diện ĐH FPT, thường xuyên học ngoại ngữ với thầy cô giáo và bạn bè nước ngoài cũng là cách để sinh viên ĐH FPT có những trải nghiệm văn hóa, xu thế thế giới qua ngôn ngữ. Bên cạnh công nghệ, đây cũng là những trải nghiệm được ĐH FPT chú trọng trang bị cho sinh viên. Qua đó, các bạn tự tích lũy kỹ năng, vốn sống, khả năng hòa nhập và thích ứng với cuộc sống, văn hóa nước ngoài. Với một trường ĐH có nhiều chương trình trao đổi sinh viên, thực tập tốt nghiệp hay tạo điều kiện cho sinh viên bảo vệ tốt nghiệp và làm việc ở nước ngoài, càng giàu trải nghiệm văn hóa thế giới, sinh viên ĐH FPT càng dễ thành công trong môi trường toàn cầu hóa.
Được học tiếng Anh một cách tự nhiên, dễ tiếp thu cùng giáo viên bản xứ và có nhiều cơ hội giao tiếp với bạn bè quốc tế là mong muốn của Trần Minh Tâm (sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm, ĐH FPT). Bước vào năm hai, Tâm dự định tham gia chương trình học tập tại nước ngoài trong 1 học kỳ nhưng Covid-19 đã khiến dự định ấy của nam sinh dang dở. Những tưởng khó có cơ hội thực hành tiếng Anh, trải nghiệm văn hóa cùng bạn bè quốc tế thì Tâm biết tới lớp học tiếng Anh online cùng giảng viên và sinh viên nước ngoài của ĐH FPT.
Minh Tâm chia sẻ: "Học trực tuyến nhưng cả sinh viên ĐH FPT và các bạn Học viện Shibaura đều rất nghiêm túc, nhiệt tình. Giảng viên bản xứ, nói tiếng Anh hay cực và tương tác rất vui với chúng mình. Lớp học giúp mình nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, tìm lại hứng thú học môn này sau một thời gian gián đoạn. Trải nghiệm học online cũng tiện và thú vị nữa".
Động thái đầu tiên của Dương Tử giữa lúc "người tình màn ảnh" Ngô Diệc Phàm dính bê bối, tâm trạng hiện ra sao? Rất nhiều người lo lắng và cho rằng, bộ phim Thanh Trâm Hành do Dương Tử và Ngô Diệc Phàm đóng chính có khả năng bị "đắp chiếu" vĩnh viễn. Scandal tình ái chấn động của Ngô Diệc Phàm đang làm chao đảo làng giải trí xứ Trung. Không chỉ các nhãn hàng, bộ phim cùng các đối tác làm ăn của nam...