Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa và con người
Hồ Chí Minh khẳng định, con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. Theo Người, “vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”.
Khái niệm văn hoá có nội hàm phong phú và ngoại diên rất rộng, vì vậy có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm văn hóa được hiểu theo cả ba nghĩa rộng, hẹp và rất hẹp.
Theo nghĩa rộng, Hồ Chí Minh nêu văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra với phương thức sử dụng chúng, nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thời đó cũng là mục đích của cuộc sống loài ngưòi.
Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
Định nghĩa về văn hóa của Hồ Chí Minh đã khắc phục được những quan niệm phiến diện về văn hoá trong lịch sử và hiện tại.
Theo nghĩa hẹp , Người viết: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Nhưng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng”. Theo nghĩa rất hẹp, văn hóa đơn giản là trình độ học vấn của con người, thể hiện ở việc Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người phải đi học “văn hóa”, xóa mù chữ…
Bác Hồ với các cháu thiếu nhi
Theo Hồ Chí Minh, nền văn hoá dân tộc phải được xây dựng trên năm điểm lớn sau đây: “1- Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường. 2- Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng. 3- Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội. 4- Xây dựng chính trị: dân quyền. 5- Xây dựng kinh tế”.
Video đang HOT
Muốn xây dựng nền văn hoá dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì phải xây dựng trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức, tâm lý con người.
Hồ Chí Minh khẳng định, con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. Theo Người, “vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”.
Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Con người là mục tiêu của cách mạng, nên mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ đều vì lợi ích chính đáng của con người, có thể là lợi ích lâu dài, lợi ích trước mắt; lợi ích cả dân tộc và lợi ích của bộ phận, giai cấp, tầng lớp và cá nhân.
Không phải mọi con người đều trở thành động lực mà phải là những con người được giác ngộ và tổ chức. Họ phải có trí tuệ và bản lĩnh, văn hóa, đạo đức, được nuôi dưỡng trên nền tảng truyền thống lịch sử và văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam… Chính trị, văn hóa, tinh thần là động lực cơ bản trong động lực con người. Con người là động lực chỉ có thể thực hiện được khi họ hoạt động có tổ chức, có lãnh đạo. Vì vậy, cần có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Hồ Chí Minh khẳng định: “Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng. Con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển, vừa nằm trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước với nghĩa rộng, vừa nằm trong chiến lược giáo dục – đào tạo theo nghĩa hẹp…
Trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, “trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Điều này cần được hiểu là ngay từ đầu phải đặt ra nhiệm vụ xây dựng con người có những phẩm chất cơ bản, tiêu biểu cho con người mới xã hội chủ nghĩa, làm gương, lôi cuốn xã hội. Đây là một quá trình lâu dài, phải không ngừng hoàn thiện, nâng cao; là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, gia đình và của chính bản thân mỗi người.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mới xã hội chủ nghĩa gồm hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau. Một là, kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống (Việt Nam và phương Đông). Hai là, hình thành những phẩm chất mới như: có tư tưởng xã hội chủ nghĩa; có đạo đức xã hội chủ nghĩa; có trí tuệ và bản lĩnh để làm chủ (bản thân, gia đình, xã hội, thiên nhiên…); có tác phong xã hội chủ nghĩa; có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng. Chiến lược “trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.
Để thực hiện chiến lược “trồng người”, cần có nhiều biện pháp, nhưng giáo dục và đào tạo là biện pháp quan trọng bậc nhất. Bởi vì, giáo dục tốt sẽ tạo ra tính thiện, đem lại tương lai tươi sáng cho thanh niên. Ngược lại, giáo dục tồi sẽ ảnh hưởng xấu đến thanh niên. Nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn diện, cả đức, trí, thể, mỹ; phải đặt đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu. “Trồng người” là công việc “trăm năm”, không thể nóng vội “một sớm một chiều”, “việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học”.
Phương Nam
Theo Congly
Tướng Pháp thốt lên: Đối phương cao hơn chúng ta!
Vào 17h30 ngày 7/5/1954, quân Pháp giương cờ trắng đầu hàng. Chỉ ngày hôm sau, Hội nghị Geneva bắt đầu bàn về tương lai Đông Dương. Bài toán thời gian của tướng Giáp thật tình cờ, nhưng ở một số khía cạnh không thể tính toán hay hơn thế. Trong lịch sử ít có những người thành đạt quân sự sánh kịp ông.
Tướng De Castries bị bắt tại Điện Biên Phủ.
Lời Tòa soạn : Điện Biên Phủ là một "cái mốc chói lọi bằng vàng" ( - lời Chủ tịch Hồ Chí Minh) trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, là một trong những thắng lợi có ý nghĩa quyết định của cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, VietTimes xin giới thiệu cùng Bạn đọc một số ý kiến, đánh giá của các nhà nghiên cứu Mỹ, Anh và các tướng lĩnh, sỹ quan quân đội Pháp từng tham gia chiến tranh Đông Dương hay trực tiếp tham chiến tại Điện Biên Phủ.
Phần 1: Nơi lưu danh Tướng Giáp
Điện Biên Phủ là tên đặt cho một cụm làng nhỏ với khoảng 100 mái nhà sàn rải rác dọc thung lũng dài 18km, rộng 8km ở Tây Bắc. Không ai nghĩ rằng đây sẽ là nơi diễn ra một trận đánh lớn nhất trong lịch sử, nơi một vị tướng biểu diễn kỹ năng quân sự và sức mạnh lãnh đạo phi thường, làm cho tên tuổi ông được lưu lại trong sử sách.
Sau khi Navarre cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thực hiện hai việc vô cùng quan trọng. Một là, tăng cường quấy rối và đánh lạc hướng làm cho Navarre không thể lập được một lực lượng dự bị tập trung như mục tiêu ban đầu vì phải phân tán lực lượng, cho đến khi quyết định chọn giải pháp giao chiến ở Điện Biên Phủ thì trong tay ông này không còn một lực lượng dự bị cơ động nào đáng kể. Hai là, đã tập trung một số lượng pháo phi thường, ngoài tưởng tượng của phía quân Pháp: 144 khẩu pháo các cỡ khác nhau cùng 12-16 bệ phóng rốc-két 6 nòng của Liên Xô.
Trong khi đó, tình báo Pháp dự đoán Việt Minh chỉ có chưa đến 60 khẩu pháo (và chỉ là lựu pháo cỡ trung bình) có khả năng bắn khoảng 25.000 quả pháo. Chưa hết, cơ quan tham mưu Pháp tin rằng dù xoay sở đưa đến Điện Biên Phủ loại pháo nào thì Việt Minh cũng phải bắn theo kiểu lựu pháo ở góc cao từ các sườn đồi phía sau vòng qua các sống núi xuống thung lũng phía dưới (bắn cầu vồng). Nhưng thực tế là các pháo thủ của tướng Giáp đào công sự bố trí pháo ở các sườn núi phía trước, từ đó họ có thể bắn thẳng xuống quân Pháp một cách chính xác hơn. Hơn nữa, họ không chỉ bắn 25.000 quả pháo mà đã bắn đến 103.000 quả pháo từ cỡ 75mm trở lên. Như vậy, tướng Giáp không chỉ khôn hơn mà còn có nhiều pháo hơn quân Pháp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
Một điều khác thường là tướng Giáp đã chuyển hướng ngay khi trận đánh sắp bắt đầu. Lúc đầu, ông có ý định đánh nhanh và đã ra các mệnh lệnh phù hợp với ý định đó; sau đó ông suy nghĩ lại và khẳng định nguyên tắc: tiến thận trọng và đánh chắc thắng. "Chúng tôi không còn nhận thức trận đánh là một cuộc bao vây quy mô lớn diễn ra liên tục trong một thời gian ngắn mà là một chiến dịch trong đó nhiều trận bao vây mang tính chất tác chiến công kiên sẽ được thực hiện trong một thời gian khá dài. Chúng tôi sẽ đạt được ưu thế tuyệt đối, chiếm từng phần một cho đến khi toàn bộ tập đoàn cứ điểm bị đè bẹp".
Để nâng cao tinh thần các chiến sĩ, không lâu trước khi mở màn trận đánh, Cụ Hồ Chí Minh gửi đến một bức thư và sau đó bức thư này được nhân lên và chuyển tới cấp đại đội và truyền đến chiến sĩ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn một chiến thuật đánh thắng nhằm giảm bớt thời gian các chiến sĩ phải đứng ngoài trời trong khi xung phong, và do đó làm giảm mức độ thương vong vì vũ khí nhỏ và pháo. Các chiến sĩ của ông Giáp đã đào một hệ thống hào dài tổng cộng gần 100km, từ các quả đồi xung quanh xuống chỉ cách các vị trí của quân Pháp vài bước chân, trong đó có nhiều hào giao thông liên hoàn có thể liên lạc được. Chiến thuật của tướng Giáp "dùng hỏa lực pháo binh hủy diệt các đường băng và dùng pháo phòng không đối phó với máy bay Pháp" đã gây nhiều khó khăn cho các phi công Pháp, và ngày càng nhiều hàng tiếp tế từ máy bay thả xuống rơi vào các trận địa Việt Minh.
Bộ đội của tướng Giáp hành động theo khẩu hiệu của vị tướng của họ: "Mạnh mẽ, sáng tạo, cơ động, quyết định nhanh trước tình hình mới". Họ là những người lính siêu việt trong chiến đấu chính diện đẫm máu và chiến đấu trong giao thông hào, "là những chiến sĩ giỏi hơn bất kì người lính nào trong chiến tranh của thế kỉ 20". Giữa hai trận đánh, tướng Giáp cho mời đội văn công đến trình diễn một chương trình âm nhạc cho bộ đội. Ông vốn mê các nhà soạn nhạc Beethoven và Liszt.
Vào 17h30 ngày 7/5/1954, quân Pháp giương cờ trắng đầu hàng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc đó 43 tuổi, nhưng vẫn có những nét trẻ trung, đôi mắt to, tóc đen dày, trán cao, khiến Cụ Hồ nói với bạn bè rằng "Chú Giáp xinh như một phụ nữ". Nhưng tướng Giáp không hề mang nữ tính chút nào, trái lại, ông có tính cách mạnh mẽ và trí tuệ ít ai bì. Chỉ ngày hôm sau, Hội nghị Geneva bắt đầu bàn về tương lai Đông Dương. Bài toán thời gian của tướng Giáp thật tình cờ, nhưng ở một số khía cạnh không thể tính toán hay hơn thế. Trong lịch sử ít có những người thành đạt quân sự sánh kịp ông.
Theo viettimes
"Hành trình tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương" lần thứ 11 dự kiến diễn ra vào cuối tháng 5-2019 Thông tin từ Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh cho biết, từ nay đến hết ngày 22-4-2019, cơ quan này sẽ tổ chức lựa chọn các đại biểu thanh niên tiêu biểu để tham gia "Hành trình tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương" lần thứ 11 năm 2019. Các cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân...