Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về làm báo, viết báo: Bài học sâu sắc cho người làm báo

Theo dõi VGT trên

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho sự ra đời và xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam. Đội ngũ những người làm báo và sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam 95 năm qua đã và đang được thừa hưởng tài sản vô giá của Người về phong cách, tư tưởng, đạo đức… làm báo cách mạng.

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về làm báo, viết báo: Bài học sâu sắc cho người làm báo - Hình 1
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc báo Nhân Dân tại Chiến khu Việt Bắc. Ảnh: Tư liệu

Vẹn nguyên giá trị

Đọc, nghiên cứu các tài liệu viết về Bác Hồ càng thấy rằng: Tư tưởng, đạo đức, tác phong, phong cách là một chỉnh thể, tạo nên nhân cách mẫu mực Hồ Chí Minh. Với báo chí, Bác vừa là một nhà lãnh đạo, cũng là một nhà báo nên Người hiểu rất rõ vai trò và tác dụng tuyên truyền của báo chí. Vì vậy, những tư tưởng, quan điểm của Người về công tác làm báo, viết báo đã trở thành định hướng cơ bản cho sự phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Tổng Bí thư Trường Chinh từng khẳng định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà báo cách mạng, là người thầy vĩ đại, là người sáng lập và dìu dắt nền báo chí cách mạng Việt Nam. Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác đều gắn liền với công tác báo chí. Cho nên, Bác tự nhận mình là một người có nhiều duyên nợ với báo chí và những lời dạy của Bác về công tác báo chí là cả một kho tàng vô giá về lý luận báo chí cách mạng Việt Nam, thể hiện rõ đường lối báo chí vô sản của Đảng ta, khắc sâu trong tâm trí những người làm báo chúng ta”.

Tại Đại hội II Hội Nhà báo Việt Nam (16/4/1959), Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn các nhà báo: “Tất cả những người làm báo phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được”. Đến dự và phát biểu tại Đại hội lần thứ III của Hội Nhà báo Việt Nam (8/9/1962), Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”…

Hơn nửa thế kỷ hoạt động sáng tạo báo chí, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại di sản báo chí vô cùng quý giá, thể hiện sinh động những quan điểm tư tưởng của Người về cách mạng, về thời đại, về Nhân dân, về kinh tế, chính trị, văn hoá… Đặc biệt những lời dạy của Người về hoạt động báo chí vẫn giữ nguyên giá trị, chỉ đạo xuyên suốt quá trình phát triển bền vững của báo chí hiện nay. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, một điều đặc biệt là tầm vóc bậc thầy về nghề báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh không tồn tại trong những giá trị đóng khung sẵn có, mà luôn rộng mở, trau dồi, vươn tới những nhận thức mới. Quá trình rèn nghề của Bác đã là một bài học sâu sắc cho những người làm báo các thế hệ tiếp nối. Hơn thế, điều cần quan tâm là một tinh thần học hỏi không ngừng, thái độ khiêm tốn, cầu thị của một tầm vóc văn hóa lớn. Quan điểm làm báo của Bác là quan điểm “mở”, phù hợp với sự phát triển đi lên của đời sống xã hội, mặc dù cốt lõi của nó vẫn là dựa trên những nguyên lý bền vững.

Theo GS.TS Hoàng Chí Bảo (nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận T.Ư, chuyên gia cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), trước hết phải thấy rằng, báo chí là điểm nhấn trong hoạt động cách mạng của Người. Trong hoạt động cách mạng cứu nước, cứu dân, Bác Hồ đã dùng báo chí như một vũ khí sắc bén để đấu tranh với kẻ thù đồng thời tuyên truyền, động viên, Nhân dân làm cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng XHCN. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã có trên 2.000 bài báo thuộc các thể loại, viết cho hơn 50 tờ báo và tạp chí ở trong và ngoài nước, bằng nhiều thứ tiếng. Những bài báo của Bác thể hiện tư tưởng cách mạng, yêu nước thương dân và đạo đức cao cả, với ngôn ngữ giản dị, bình dân, với phong cách đa dạng và hấp dẫn, có sức lay động trái tim và khối óc của hàng trăm triệu người trên toàn thế giới. GS.TS Hoàng Chí Bảo đặc biệt nhấn mạnh tới đạo đức nghề nghiệp nói riêng và đạo đức của người làm báo nói chung. Đó là một trong những điều kiện tiên quyết để người làm báo thực hiện tốt nhiệm vụ cao quý của mình.

Nguyên giá trị cho truyền thông hiện đại

Lấy tư tưởng, phong cách báo chí Hồ Chí Minh soi rọi vào thực tiễn, có thể thấy, những di sản tư tưởng của Người tiếp tục là “kim chỉ nam” dẫn đường cho các cơ quan báo chí và những người làm báo hiện đại. Theo tư liệu lịch sử, vào tháng 5/1949, trong thư gửi lớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng đầu tiên ở chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền, cổ động, huấn luyện, giáo dục và tổ chức dân chúng để đưa dân chúng đến mục đích chung”.

Đề cập tới cách làm báo, Người đã nêu lên kinh nghiệm bản thân: “Mỗi khi viết một bài báo, thì tự đặt câu hỏi: Viết cho ai xem? Viết để làm gì? Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định: Người làm báo phải là những chiến sĩ trên mặt trận báo chí, phải rèn luyện bản lĩnh chính trị đi liền với rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp, đó là trách nhiệm của các nhà báo cách mạng Việt Nam. Để hoàn thành nhiệm vụ là người chiến sĩ cách mạng vẻ vang đó, Người yêu cầu các nhà báo phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ mọi mặt, đặc biệt là trình độ chính trị; đồng thời phải hòa mình vào đời sống của quần chúng Nhân dân để viết cho đúng với tâm trạng, nhu cầu và nguyện vọng của họ. Bác khuyên các nhà báo: “Nếu các bạn viết báo mà quần chúng hiểu, quần chúng ham đọc, quần chúng khen hay, thế là các bạn tiến bộ. Trái lại, là các bạn chưa thành công”.

Đến nay, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chức năng, nhiệm vụ, tính chất của báo chí cách mạng; về vai trò, nghĩa vụ, đạo đức của người làm báo; về nghệ thuật trong “cách viết” để làm nên một tác phẩm báo chí và tờ báo có giá trị, vẫn luôn vẹn nguyên giá trị. Những tư tưởng ấy đang được từng cơ quan báo chí vận dụng sáng tạo và linh hoạt.

Đặc biệt, khi trình độ dân trí ngày càng cao, sự tác động đa chiều của hội nhập quốc tế, công nghệ thông tin, càng đòi hỏi báo chí phải thực sự giàu tri thức, mẫu mực về mọi mặt, phát huy hơn nữa vai trò đi đầu, xung kích trong cuộc đấu tranh tư tưởng, cung cấp thông tin nhanh, kịp thời, hấp dẫn và sáng tạo nhưng phải chính xác, có độ tin cậy cao, chứ không phải thông tin thụ động, ngồi chờ hoặc đi theo sau hay chủ quan duy ý chí trong định hướng thông tin.

Ấn tượng của một nhà giáo sau những lần gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh

PGS.TSKH Nguyễn Tuyết Minh - cố vấn Phòng đọc Thế giới Nga - Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) - đã có vinh dự được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần.

Những lần gặp Bác đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng PGS.TSKH Nguyễn Tuyết Minh và lời khuyên bảo sâu sắc của Bác đã trở thành kim chỉ nam cho cuộc đời dạy học và nghiên cứu của cô.

Thời thanh niên sôi nổi và những lần được gặp Bác

Đầu năm 1953, sau Tết nguyên đán, chúng tôi gồm 17 con em cán bộ lãnh đạo ở Liên khu V tập trung tại Bình Định để đi bộ ra Bắc rồi sang Trung Quốc, Quế Lâm, học.

Lúc đó tôi vừa sang tuổi 15, sau khi xin phép ba mẹ cho nghỉ học đón tất cả các em gồm 3 đứa: Sương - 5 tuổi, Tường - 3 tuổi và Dũng (bị câm điếc) - 18 tháng, về ở chái trên nhà ông nội ở thôn Thọ Lộc, xã Tịnh Hà, tỉnh Quảng Ngãi, nay có nhà lưu niệm của Ba tôi là Nguyễn Chánh - nguyên Tư lệnh kiêm Chính ủy Liên khu V.

Đoàn chúng tôi có chú thiếu tá phụ trách, một y sĩ, một cần vụ đi kèm để đưa chúng tôi vượt Trường Sơn ra Chiến khu Việt Bắc. Đó là lần cuối cùng tôi được gặp Ba tôi.

Sau 3 tháng chúng tôi đến Chiến khu Việt Bắc, cuối năm đi bộ lên biên giới và đi tàu hỏa về Quế Lâm để học. Khi Ba tôi ra Bắc họp Đại hội Trung ương Đảng thì tôi đã sang Quế Lâm, khi Ba tôi sang Trung Quốc chữa bệnh vào năm 1954 thì tôi đã được Bác Hồ cử sang Liên Xô để học tiếng Nga, trong số 100 học sinh từ lớp 6 trở lên.

Video đang HOT

80 bạn trong số 100 người về nước làm công tác phiên dịch ở các bộ, ngành, còn lại 20 người vào học Đại học Sư phạm Lê Nin tại Mát-xcơ-va, nhưng Sứ quán lấy một phiên dịch là bạn Xuân Phương về làm công tác phụ trách lưu học sinh, còn lại 19 người trong đó có tôi.

Sau một năm rưỡi học tiếng Nga, tháng 9 năm 1956, chúng tôi nhập học, khi tôi lên năm thứ 2, vào đầu năm, thường sinh viên được cử về các nông trường giúp đào khoai tây.

Trước đó 1 tuần tôi nhận được thư Ba tôi báo là lần này nhất định Ba con mình sẽ gặp nhau, vì đầu tháng 11, Ba tôi sẽ đi trong đoàn của Chính phủ do Bác Hồ làm trưởng đoàn sang để ký kết quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

Chưa kịp mừng thì Sứ quán bảo tôi không phải đi đào khoai tây mà lên ở cùng với Xuân Phương để giúp cô phiên dịch. Tôi cũng rất vui vì được ở với bạn gái thân thiết của mình và thử sức trong công tác phiên dịch.

Lên đến nơi thấy Xuân Phương khóc mà tôi không biết tại sao, an ủi bạn, nhưng bạn ôm tôi và nói đây là nỗi đau của Tuyết Minh chứ không phải của tôi và báo tôi biết là Ba tôi đã ra đi vĩnh viễn vào sáng 24 tháng 9 năm 1957. Tôi ôm bạn khóc òa vì quá bất ngờ và biết là tôi sẽ vĩnh viễn không bao giờ có thể gặp Ba được.

Tôi nghỉ học đến ngày 7 tháng 11 thì đoàn Đảng và Chính phủ Việt Nam sang Liên Xô ký kết quan hệ ngoại giao, trong đoàn có bác Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Hoàng Văn Thái và nhiều người khác nữa.

Tôi đã về ký túc xá chuẩn bị đi học thì bất ngờ cho tôi là có Xuân Phương đi cùng với anh Vũ Kỳ (thư ký và con nuôi của Bác) đến đón tôi đi gặp Bác. Trên đường đi anh Kỳ có giải thích là khi Ba tôi mất, Bác biết tôi đang học bên này, không về chịu tang Ba, nên Bác quan tâm, muốn gặp tôi để an ủi.

Tôi vừa cảm động vừa lo lắng vì không biết phải ứng xử thế nào khi gặp một vị lãnh tụ vĩ đại như Bác mà tôi đã từng biết qua báo chí và sách vở.

Ấn tượng của một nhà giáo sau những lần gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh - Hình 1

PGS.TSKH Nguyễn Tuyết Minh (đứng đầu tiên bên trái ảnh bên cạnh Chủ tịch Chủ tịch Hồ Chí Minh) được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến thăm của Người đến Liên Xô. Ảnh: TLNVCC

Vừa bước vào phòng, Bác cùng Xuân Phương và anh Vũ Kỳ, Bác chủ động hỏi ngay: "Cháu là Tuyết Minh con chú Chánh đang học tiếng Nga ở Đại học Sư phạm Lê Nin đấy à?". Tôi lí nhí trả lời: "Vâng ạ".

Tôi đang ngơ ngác nhìn bác trong bộ quần áo lụa màu nâu cũ kỹ, bình dị như một cụ già Việt Nam ở quê. Còn đang ngỡ ngàng thì bác nói với anh Vũ Kỳ bảo thêm 2 suất cơm cho tôi và Xuân Phương. Đây là nhà khách Chính phủ ở trên đồi Lê Nin rất sang trọng, nên tôi mải ngắm nhìn càng thấy rụt rè hơn.

Chắc Bác đã nhận ra điều đó liền kéo tôi ngồi xuống giường cạnh bác, ôm vai tôi và hỏi: "Sinh viên ở đây học bổng chỉ có 50 rup, chắc không nếm được của ngon vật lạ? Chốc nữa xuống ăn cơm với Bác, hai đứa tranh thủ ăn những món ngon nhé, tiệc chiêu đãi khách quốc tế mà!".

Không ngờ Bác lại thấu hiểu hoàn cảnh thiếu thốn của sinh viên và đồng cảm như vậy, tự nhiên khoảng cách giữa tôi và Bác được thu hẹp lại, tôi bớt e dè và mạnh dạn hơn.

Đến giờ ăn tối, Bác khoác vai tôi và Xuân Phương đến phòng ăn. Bác ngồi giữa chúng tôi, chúng tôi ngồi hai bên, các bác thành viên trong đoàn ngồi tiếp theo và đối diện.

Bác giới thiệu: "Đây là món trứng cá đen, đắt tiền lắm, bé thử cho biết". Tôi chưa bao giờ được ăn nên không biết ăn, chỉ thích ăn món canh cá và thịt bò bít-tết với khoai tây rán thôi.

Bác thân mật gõ đầu tôi rồi bảo: "Sao mà dốt thế, món ngon và bổ thì lại không biết ăn". Trong khi ăn Bác hay vui đùa, làm trò cho mọi người vui vẻ, thoải mái.

Bỗng Bác thì thầm vào lúc uống chè sau bữa ăn: "Bé thấy hộp kẹo Socola to kia không? Ngon lắm. Bé bóc ra mời mọi người đi". Tôi thưa với Bác: "nhưng chỉ còn có vài người ăn sao hết mà bóc ra hả Bác?".

Bác lại nói: "Bác bảo bóc thì cứ bóc đi!". Tôi sợ Bác phật lòng nên bèn bóc ra mời. Chỉ có mấy người, tôi và Xuân Phương, cả Bác nữa ăn mỗi người một chiếc. Sau đó Bác lấy hộp kẹo to cho tôi mang về.

Trên đường về phòng Bác tỉ tê: "Dại thế! Bé có bóc ra thì Bác mới cho bé đem về mời các bạn, chứ nếu để nguyên thì người ta cất vào mất".

Lúc này tôi mới hiểu ra "ý đồ" của Bác, lãnh tụ một nước nghèo muốn có quà cho các cháu thì phải "khôn ngoan" một chút.

Trước khi ra về Bác dặn anh Vũ Kỳ đưa tôi ra mê-tơ-rô đồi Lê Nin và dặn cho tôi 5 cô-pếch để đi về chứ đừng dùng xe công đi. (Anh Vũ Kỳ vâng dạ, nhưng đưa xe cho tôi và Xuân Phương về tận nhà, không thể để con gái 9-10 giờ đêm tối còn đi mê-tơ-rô).

Bác không quên dặn tôi: "Bé về nhớ mời kẹo các bạn, bảo là Bác Hồ gửi cho nhé!". Thật quý giá biết bao! Không phải là kẹo mà là tấm lòng của Bác. Đây là ấn tượng lần đầu tiên tôi gặp Bác và nhớ mãi đến sau này hơn 60 năm trôi qua.

Ấn tượng của một nhà giáo sau những lần gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh - Hình 2

PGS.TSKH Nguyễn Tuyết Minh (ngồi hàng đầu, thứ 3, bên trái sang) chụp ảnh lưu niệm cùng bạn tại sảnh chính trường Đại học Sư phạm Lê Nin. Ảnh: TLNVCC

Suốt thời gian tôi học ở Đại học Sư phạm Lê Nin đầu năm 1961, năm nào sang Bác cũng cho anh Vũ Kỳ đón tôi và Xuân Phương lên ở với Bác vài hôm, điếu đóm giặt quần áo, vá áo rách, đính cúc áo và dịch trong các bữa ăn hoặc xem phim sau bữa ăn, dĩ nhiên những buổi đàm phán chính thức thì chúng tôi chưa đủ trình độ.

Tôi còn nhớ trong năm cuối tôi học ở Đại học Sư phạm Lê Nin, khi N.X. Khơ-ru-sốp làm Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô (1953-1954), ở Liên Xô xuất hiện chủ nghĩa xét lại - tức là xét lại học thuyết Karl Marx và Friedrich Engels và Lê Nin cũng như phong trào chống sùng bái cá nhân J. Xtalin.

Bác có sang thăm Liên Xô và lại cho gọi tôi và Xuân Phương đến gặp Bác. Tôi vốn rất thích xem phim Liên Xô, hầu như không bỏ sót phim nào, có mấy bộ phim mà tôi thích là "Người thứ 41", "Đàn sếu bay qua", "Bầu trời trong sáng", "Người Cộng sản" thì Trung Quốc và Việt Nam cho là phim xét lại.

Tôi lo lắng sợ bị ảnh hưởng xét lại nên mạnh dạn hỏi xem Bác xem những phim này chưa, Bác trả lời: "Hình như Bác có xem phim "Người thứ 41" thì phải, nhưng sao cháu hỏi Bác làm gì?". Tôi hỏi: "Bác thấy có hay không?". Bác bảo: "Hay, bác rất thích". "Sao cháu nghe nói đó là phim xét lại?".

Bác bảo: "Bác chẳng hiểu xét lại là gì, những phim đó phản ảnh thực tại chính xác, lôgic và biện chứng". Bác phân tích: "Thử hỏi anh chàng sĩ quan bạch vệ đẹp trai và cô gái có tay súng cừ khôi đã bắn trượt anh ta là người thứ 41 cùng lạc trên một đảo không bóng người thì họ sống nương tựa vào nhau và yêu nhau là lẽ thường tình dù ở hai trận chiến khác nhau. Nhưng một hôm có chuyến tàu của Bạch Vệ đến cứu gọi tên anh, anh vội vàng chạy ra đón tàu, cô gái nâng súng bắn chết anh ta, khi anh đã chết cô lại chạy đến ôm anh lên khóc nức nở.

Tất cả đã diễn biến rất hợp lý vì khi chạy theo tàu bạch vệ thì anh là kẻ thù nên cô bắn, lúc anh chết rồi thì anh là người yêu của cô nên cô bế anh lên và ôm anh khóc. Bác thấy rất hay và chẳng hiểu xét lại chỗ nào cả?".

Sau khi nghe Bác phân tích tôi vô cùng mừng rỡ thấy mình không bị ám ảnh bởi việc không lĩnh hội đúng đường lối chính trị của Đảng.

Cùng vào đợt đến thăm Bác năm 1960, ở Liên Xô đã xuất bản quyển "Nhật ký trong tù" của Bác do Antokolxki dịch ra tiếng Nga. Ông đến tặng Bác, Bác rất vui. Khi ông về rồi Bác gọi tôi ra và bảo: "Bé thử dịch lại từ tiếng Nga ra tiếng Việt Bác xem nào".

Tôi nhớ cũng đã có đọc quyển này của Bác viết bằng thơ. Tôi thưa với Bác: "Nhưng dịch ra thơ cháu làm sao dịch nổi". Bác bảo: "Bé chỉ cần dịch nội dung thôi". Khi tôi dịch sang tiếng Việt thấy Bác tủm tỉm cười, rồi bảo: "Bác làm gì có những bài này nhỉ? Đúng là tam sao thất bản. Chắc là ông này dịch ra tiếng Nga bằng thơ không sát ý nên nội dung bị cải biên".

Tôi vội vàng thưa: "Bác ơi, không phải đâu ạ, chắc là cháu kém tiếng Việt nên dịch không chính xác thôi ạ". "Cháu đi hoạt động cách mạng nay đây mai đó, cháu theo mẹ nên lớp 1 học ở trường Rừng xanh ở cách nhà 2-4 cây số, hàng ngày 4 giờ rưỡi sáng đã đi cho kịp 6 giờ học, 5 giờ chiều mới về, tự làm bài chẳng ai giúp nên kiến thức lõm bõm, lớp 6 học ở Quế Lâm, Trung Quốc, năm 54 được Bác cho sang đây, sau 1 năm rưỡi học tiếng Nga vào thẳng Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Lê Nin nên tiếng Việt và kiến thức phông nền phổ thông hầu như không có".

Bác chăm chú nhìn tôi một lúc đầy cảm thông rồi khuyên tôi một cách chân tình. "Cháu biết không, sau này nghề của cháu là dạy tiếng Nga và văn học Nga mà tiếng Việt kém thì làm sao có thể dạy tốt được. Cho dù cháu thành thạo nhiều ngoại ngữ mà không thạo tiếng mẹ đẻ thì không thể dịch và dạy tốt được. Từ nay về nhớ tự học bổ sung kiến thức bị hổng ở phổ thông nhé".

Tôi thực sự cảm nhận lời khuyên của Bác vì đó là kim chỉ nam trong suốt cuộc đời dạy học và nghiên cứu của tôi.

Ấn tượng của một nhà giáo sau những lần gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh - Hình 3

Cô Nguyễn Tuyết Minh xem lời khuyên của Bác Hồ là kim chỉ nam trong suốt cuộc đời dạy học và nghiên cứu của mình. Ảnh: Ngọc Tùng

Số phận như sắp đặt tôi thực hiện lời khuyên của Bác

Năm 1961, sau khi tốt nghiệp, tôi cùng 3 bạn được phân công về trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa Ngoại ngữ, ban tiếng Nga, do giáo sư Phạm Huy Thông phụ trách.

Bên tổ Ngôn ngữ Khoa văn có nhu cầu xin một người tốt nghiệp ở Nga về giúp tổ dịch những công trình nghiên cứu tiếng Việt ở Viện Phương Đông Mát-xvơ-va và Khoa Đông Phương học ở Đại học Tổng hợp Lêningrat viết.

Anh Phạm Huy Thông có đề xuất một trong số 4 người chúng tôi sang đó, nhưng chẳng ai muốn đi vì biết đây là việc quá sức. Tôi liền nhớ lời Bác khuyên nên tự nguyện xin sang đó. Anh Thông rất mừng và ra quyết định cho tôi về Tổ Ngôn ngữ do anh Hoàng Tuệ phụ trách.

Tôi mới về nước, còn rất nhiều ngô nghê trong ứng xử, không khéo léo, cả cách xưng hô cũng lúng túng, được cái thật thà, chất phác, nên được các anh trong tổ hết lòng giúp đỡ.

Tuy kiến thức về Ngôn ngữ học đại cương và loại hình học kém, thuật ngữ tiếng Việt không biết, nhưng nhờ chịu khó đi dự các bài giảng về môn tiếng Việt của các anh Hoàng Tuệ (Đại học Sư phạm), anh Nguyễn Tài Cẩn (Đại học Tổng hợp), các anh Nguyễn Kim Thản, Hoàng Phê (Viện Ngôn ngữ)..., nên sau 6 tháng tôi cũng dịch được các bài của các nhà khoa học đầu ngành Việt Nam học của Nga, tuy mỗi lần báo cáo không khỏi bị các anh trong tổ cười sửa cho một cách thông cảm.

Một hôm anh Hoàng Tuệ gọi tôi lên và bảo tôi lên lớp về Ngôn ngữ học dẫn luận. Tôi lo lắng không biết mình có đảm nhiệm được không. Anh động viên tôi vào bảo cần gì anh sẵn sàng gúp đỡ. Tôi có lợi thế là có trong tay có 4 quyển dẫn luận của các tác giả Nga hoặc được dịch ra tiếng Nga để tham khảo nên cũng đỡ lo.

Mỗi lần lên lớp tôi chuẩn bị rất kĩ, viết ra khoảng 17 trang giấy, tập nói trước ở nhà cho vừa số giờ, theo chương trình gồm có 10 bài giảng bằng 20 giờ lên lớp. Cả tổ dự lớp và sau mỗi buổi lên lớp được đánh giá chung của tổ. Cũng may mà tôi đã hoàn thành nhiệm vụ.

Sau đó anh Hoàng Tuệ lại giao cho tôi nhiệm vụ mới: giảng phần "Cấu tạo từ tiếng Việt". Tôi lo là không hoàn thành được nhiệm vụ nhưng tự nhủ - đi sâu vào nghiên cứu tiếng Việt thì mới có thể hoàn thành dược nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho theo lời khuyên của Bác.

Vậy là tôi lại bắt tay vào chuẩn bị chuyên đề "Cấu tạo từ tiếng Việt" cũng khoảng 10 bài giảng. Mỗi việc tiến hành đúng quy trình như lần trước, cứ tưởng thế là yên tâm để năm học mới lại lên lớp hai chuyên đề đã chuẩn bị, trong khi tôi có bầu và chuẩn bị sinh cháu đầu lòng.

Ấn tượng của một nhà giáo sau những lần gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh - Hình 4

Trên cương vị là cố vấn Phòng đọc Thế giới Nga, PGS.TSKH Nguyễn Tuyết Minh đã tư vấn nhiều hoạt động và chương trình quảng bá tiếng Nga và văn hóa Nga tại Việt Nam. Ảnh: TLNVCC

Không ngờ tình hình chính trị thay dổi. Hồi đó Việt Nam cũng cho Liên Xô là có tư tưởng xét lại nên cho hết chuyên gia về nước, anh Phạm Huy Thông lại gọi tôi lên chuyển tôi về lại Khoa Ngoại ngữ để dạy tiếng Nga.

Tôi tuân thủ thu xếp chuyển về khu tập thể dành cho Khoa Nga trong trường ở cạnh các anh Khoa Trung, Khoa Anh và Khoa Pháp. Tôi lại bắt đầu chuẩn bị bài để dạy thực hành tiếng Nga từ năm thứ I, rồi II và III, IV, V, đồng thời viết giáo trình để dạy.

Năm 1965, anh Phạm Huy Thông gọi tôi lên cho đi học Nghiên cứu sinh, tôi thật lòng không muốn đi vì con còn bé lại thời chiến, nhưng anh động viên: "Em là người miền Nam, cố gắng đi để có cán bộ nguồn sau này về miền Nam phục vụ". Vậy là một lần nữa tôi tuân thủ sự sắp đặt của tổ chức"

Sang Nga vào tháng 12, trong những ngày trước Tết, tôi được đi sắm quần áo và phân về Đại học Sư phạm Lê Nin - trường cũ của tôi - làm nghiên cứu sinh và về ở kí túc xá quen thuộc đã từng ở 5 năm khi còn là sinh viên.

Trong thời gian này tôi phải tự nghĩ đề tài nghiên cứu và trình bày trước tổ bộ môn để xin thầy hướng dẫn. Tôi không hề lưỡng lự khi chọn đề tài: "Thể động từ tiếng Nga đối chiếu với tiếng Việt", rồi "Thức mệnh lệnh tiếng Nga đối chiếu với tiếng Việt", không may cho tôi là thầy thứ nhất là cụ Gôlanốp ra đi vì đã già và bệnh nặng, thầy thứ 2 - đi công tác biệt phái bên Đức, mãi đến cô giáo thứ 3 mới đậu lại.

Cấu trúc luận án phải có một chương tiếng Nga, một chương về tiếng Việt và một chương đối chiếu tìm ra cái chung và cái dị biệt trong phương thức biểu đạt trên cơ sở chung trường ngữ nghĩa. Tôi lại phải đi dự giờ ở Viện Phương Đông về "Ngôn ngữ học đối chiếu" và đã xin thầy V. M. Xônxép đồng hướng dẫn cùng với cô giáo N. M. Chelencôva.

Và như vậy là nhờ gợi ý của Bác mà cả 60 năm dạy học và nghiên cứu của tôi đã ứng dụng bình diện đối chiếu trong việc biên soạn sách giáo khoa cũng như làm từ điển để phục vụ cho sự nghiệp phát triển tiếng Nga ở Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ mà Bác đã giao cho khi cử 100 đứa chúng tôi đi học từ năm 1954.

Sinh nhật Bác tôi mạo muội viết về những ký ức khó quên sau những lần gặp Bác và chia sẻ cùng ai quan tâm.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tai nạn liên hoàn trên quốc lộ 1 qua Khánh Hòa, 13 người thương vongTai nạn liên hoàn trên quốc lộ 1 qua Khánh Hòa, 13 người thương vong
13:32:41 19/01/2025
Phát hiện nam bảo vệ tử vong tại trường học ở Nghệ AnPhát hiện nam bảo vệ tử vong tại trường học ở Nghệ An
13:30:39 19/01/2025
Cháy nhà 3 tầng ở Hà Nội, 1 người mắc kẹtCháy nhà 3 tầng ở Hà Nội, 1 người mắc kẹt
13:25:37 19/01/2025
Cháy lớn căn nhà 5 tầng bán máy hàn ở TPHCMCháy lớn căn nhà 5 tầng bán máy hàn ở TPHCM
11:00:57 20/01/2025
Hà Nội: Điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 2 người tử vong ở Phú XuyênHà Nội: Điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 2 người tử vong ở Phú Xuyên
08:27:05 19/01/2025
Tai nạn trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, tài xế mắc kẹt trong cabinTai nạn trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, tài xế mắc kẹt trong cabin
13:44:51 20/01/2025
Xác minh clip tài xế xe khách bị chặn đánh trên quốc lộ 18Xác minh clip tài xế xe khách bị chặn đánh trên quốc lộ 18
07:07:07 20/01/2025
Xe container lao vào trạm thu phí: Tài xế có phải đền bù?Xe container lao vào trạm thu phí: Tài xế có phải đền bù?
14:24:57 20/01/2025

Tin đang nóng

Nữ tỷ phú Madam Pang hiếm hoi lộ diện với chồng đại tá cảnh sát, cuộc sống "dát vàng" khiến ai cũng mơ ướcNữ tỷ phú Madam Pang hiếm hoi lộ diện với chồng đại tá cảnh sát, cuộc sống "dát vàng" khiến ai cũng mơ ước
20:09:46 20/01/2025
Thần đồng trẻ nhất lịch sử 10 tuổi học đại học, 16 tuổi tốt nghiệp Tiến sĩ: Hơn 10 năm sau vẫn không nhà, không xe, sống nhờ phụ cấp của cha mẹThần đồng trẻ nhất lịch sử 10 tuổi học đại học, 16 tuổi tốt nghiệp Tiến sĩ: Hơn 10 năm sau vẫn không nhà, không xe, sống nhờ phụ cấp của cha mẹ
17:02:48 20/01/2025
Tuấn Hưng đưa vợ và các con vào TPHCM sinh sống, lần đầu đón Tết miền NamTuấn Hưng đưa vợ và các con vào TPHCM sinh sống, lần đầu đón Tết miền Nam
18:30:02 20/01/2025
Diệu Nhi khoe sắc vóc rạng rỡ sau thời gian vướng nghi vấn sinh con lần haiDiệu Nhi khoe sắc vóc rạng rỡ sau thời gian vướng nghi vấn sinh con lần hai
18:39:50 20/01/2025
Ảnh chụp màn hình tin nhắn của Hằng Du Mục với bố chồng bị lộ, Tôn Bằng vội làm ngay 1 việcẢnh chụp màn hình tin nhắn của Hằng Du Mục với bố chồng bị lộ, Tôn Bằng vội làm ngay 1 việc
21:59:45 20/01/2025
SOOBIN và Thanh Thuỷ tự tung hint tình cảm nhưng fan hưởng ứng thì lại gay gắt?SOOBIN và Thanh Thuỷ tự tung hint tình cảm nhưng fan hưởng ứng thì lại gay gắt?
21:04:53 20/01/2025
Tặng mẹ chồng chiếc khăn gần chục triệu, tôi nhói lòng khi phát hiện chị dâu lấy trộm dùng vào một việc không ngờTặng mẹ chồng chiếc khăn gần chục triệu, tôi nhói lòng khi phát hiện chị dâu lấy trộm dùng vào một việc không ngờ
20:38:16 20/01/2025
Hyun Bin hớt hải tới tiệc của Son Ye Jin, nhưng tương tác với tình cũ Song Hye Kyo mới khiến MXH bùng nổHyun Bin hớt hải tới tiệc của Son Ye Jin, nhưng tương tác với tình cũ Song Hye Kyo mới khiến MXH bùng nổ
20:33:36 20/01/2025

Tin mới nhất

Đình chỉ 3 nhân viên đường sắt chậm kéo gác chắn

Đình chỉ 3 nhân viên đường sắt chậm kéo gác chắn

11:16:55 20/01/2025
Những người này cũng được yêu cầu viết tường trình liên quan đến việc chậm đóng gác chắn tàu khi đoàn tàu đang di chuyển qua, gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông khi đi qua cung đường ngang này.
Điều tra vụ người đàn ông tử vong dưới mương nước

Điều tra vụ người đàn ông tử vong dưới mương nước

19:53:19 19/01/2025
Sáng 19/1, Cơ quan CSĐT Công an huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận cho biết, đang điều tra vụ một người đàn ông tử vong dưới mương nước.
Xe tang tông nhiều phương tiện dừng chờ đèn đỏ ở Nghệ An, 1 người tử vong

Xe tang tông nhiều phương tiện dừng chờ đèn đỏ ở Nghệ An, 1 người tử vong

08:25:20 19/01/2025
Trong lúc đang dừng chờ đèn đỏ ở thị trấn Đô Lương (Nghệ An), nhiều phương tiện giao thông bị xe tang tông từ phía sau. Vụ tai nạn khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương.
Một phụ nữ tử vong sau khi rơi từ tầng cao chung cư ở TP Vinh

Một phụ nữ tử vong sau khi rơi từ tầng cao chung cư ở TP Vinh

08:23:23 19/01/2025
Ngày 18/1, lãnh đạo UBND phường Quán Bàu (TP Vinh, Nghệ An) cho biết, một phụ nữ đã tử vong thương tâm sau khi không may rơi từ tầng cao của một chung cư xuống sân.
Thi thể bé trai 7 tuổi mất tích được phát hiện dưới ao nước gần nhà

Thi thể bé trai 7 tuổi mất tích được phát hiện dưới ao nước gần nhà

16:56:15 18/01/2025
Trước đó, vào khoảng 18h30 chiều 16/1, gia đình Elvin trình báo với cảnh sát về việc con trai mất tích. Theo đó, cậu bé đạp xe rời khỏi nhà vào khoảng 14h30 chiều cùng ngày. Một nhóm cảnh sát đã tìm kiếm Elvin cho đến tận đêm khuya.
Phát hiện người đàn ông tử vong ở dốc cầu Phú Hữu, TP Thủ Đức

Phát hiện người đàn ông tử vong ở dốc cầu Phú Hữu, TP Thủ Đức

16:53:51 18/01/2025
Theo đó, khoảng 10 giờ cùng ngày, người dân lưu thông trên đường D2 trong khu Công Nghệ cao (TP Thủ Đức), theo hướng từ quận 7 thì nhìn thấy một người đàn ông nằm tử vong trong làn ô tô ở dốc cầu.
Xe tang lao vào đám đông chờ đèn đỏ, 1 người tử vong, 2 người bị thương

Xe tang lao vào đám đông chờ đèn đỏ, 1 người tử vong, 2 người bị thương

16:50:31 18/01/2025
Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã nhanh chóng có mặt để phân luồng, điều tiết giao thông, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Tới dự đám cưới, ô tô do người đàn ông điều khiển bất ngờ lao xuống hồ Cô Tiên

Tới dự đám cưới, ô tô do người đàn ông điều khiển bất ngờ lao xuống hồ Cô Tiên

16:47:25 18/01/2025
Trong lúc đỗ ô tô để vào ăn cưới, xe bất ngờ tăng ga rồi lao thẳng xuống hồ Cô Tiên ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, Quảng Ninh), sau đó lật ngửa bụng.
Xe container lao vào cabin trạm thu phí cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

Xe container lao vào cabin trạm thu phí cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

16:44:56 18/01/2025
Tại hiện trường, toàn bộ thiết bị tại trạm thu phí bị hư hỏng, không thể sử dụng tiếp, chiếc xe container lật nghiêng giữa lòng đường. Vụ tai nạn đang được cơ quan chức năng làm rõ.
Vụ 4 người chết ở Hà Nội: 3 thi thể được tìm thấy dưới gầm giường

Vụ 4 người chết ở Hà Nội: 3 thi thể được tìm thấy dưới gầm giường

07:31:09 18/01/2025
Tối 17/1, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an huyện Phú Xuyên điều tra nguyên nhân tử vong của 4 người trong một gia đình, ở xã Hoàng Long (huyện Phú Xuyên, Hà Nội).
Xác minh người mặc đồ GrabBike chỉnh tín hiệu đèn giao thông ở TPHCM

Xác minh người mặc đồ GrabBike chỉnh tín hiệu đèn giao thông ở TPHCM

21:03:09 17/01/2025
Clip lan truyền trên mạng xã hội quay lại cảnh người đàn ông mặc áo xe ôm công nghệ GrabBike điều chỉnh tín hiệu đèn giao thông, được xác định ở TP Thủ Đức.
Lý do tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên phải dừng khẩn cấp

Lý do tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên phải dừng khẩn cấp

14:20:58 17/01/2025
Trong thời gian đầu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên vận hành đã phát sinh một số bất cập do điều kiện thời tiết, kỹ thuật nên tàu dừng khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho hành khách.

Có thể bạn quan tâm

Xuân Lan kể về giai đoạn khủng hoảng trong đời: "Các dì, các cậu nhìn tôi bằng ánh mắt tội nghiệp"

Xuân Lan kể về giai đoạn khủng hoảng trong đời: "Các dì, các cậu nhìn tôi bằng ánh mắt tội nghiệp"

Tv show

22:55:02 20/01/2025
Là khách mời trong chương trình Chuyện tôi kể, người mẫu Xuân Lan nhớ lại giai đoạn thăng trầm nhất trong 46 năm cuộc đời mình.
Nhạc sỹ Trần Tiến kể thời điểm sinh tử: 'Trời cho tôi quay lại'

Nhạc sỹ Trần Tiến kể thời điểm sinh tử: 'Trời cho tôi quay lại'

Nhạc việt

22:52:41 20/01/2025
Cho biết hầu hết những bài hát hay nhất đều được viết lúc tưởng mình sắp chết, nhạc sỹ Trần Tiến kể lại trải nghiệm kề cận tử thần: Tôi thấy vầng sáng chói loá .
Bằng Kiều ghen tỵ với Quang Hà

Bằng Kiều ghen tỵ với Quang Hà

Sao việt

22:49:51 20/01/2025
Bằng Kiều bày tỏ ghen tỵ đàn em - ca sĩ Quang Hà trẻ mãi không chịu già , vẫn phong độ, trẻ trung dù đã bước sang tuổi 44.
Lee Min Ho nhận chỉ trích vì câu thoại trong phim trăm tỉ

Lee Min Ho nhận chỉ trích vì câu thoại trong phim trăm tỉ

Phim châu á

22:21:50 20/01/2025
Người xem một lần nữa bày tỏ sự bất mãn với lời thoại trong bộ phim truyền hình mới ra mắt When The Stars Gossip của đài tvN (Hàn Quốc), do Lee Min Ho và Gong Hyo Jin đóng chính.
Dương Di, Trần Hào trượt giải, Thị đế - Thị hậu mới của TVB gây thất vọng

Dương Di, Trần Hào trượt giải, Thị đế - Thị hậu mới của TVB gây thất vọng

Sao châu á

22:19:06 20/01/2025
Trương Chấn Lãng, Cung Gia Hân đang vấp phải làn sóng tranh cãi khi vượt qua dàn nghệ sĩ kỳ cựu, nổi bật để trở thành Thị đế, Thị hậu mới nhất của TVB.
Sao Hollywood kiếm bộn tiền sau khi mất nhà vì cháy rừng

Sao Hollywood kiếm bộn tiền sau khi mất nhà vì cháy rừng

Sao âu mỹ

22:16:34 20/01/2025
Spencer Pratt gây bất ngờ khi tiết lộ rằng anh đã kiếm được hàng chục nghìn USD sau khi anh và vợ Heidi Montag mất nhà trong vụ cháy rừng ở Los Angeles (bang California, Mỹ).
Bài toán về số cỏ bò ăn được khiến thí sinh Olympia vò đầu bứt tai, tưởng dễ nhưng hóa ra lại là "cú lừa"

Bài toán về số cỏ bò ăn được khiến thí sinh Olympia vò đầu bứt tai, tưởng dễ nhưng hóa ra lại là "cú lừa"

Netizen

22:06:06 20/01/2025
Cách ra đề đầy tính lắt léo như thế này thường khiến thí sinh Olympia dễ mất điểm, đặc biệt khi thời gian suy nghĩ và trả lời chỉ giới hạn trong 15-30 giây.
Gặp gỡ nam thần Anh Quốc Elliot James Reay: Lan toả tình yêu đến fan Việt, muốn hợp tác cùng 2 nghệ sĩ Gen Z

Gặp gỡ nam thần Anh Quốc Elliot James Reay: Lan toả tình yêu đến fan Việt, muốn hợp tác cùng 2 nghệ sĩ Gen Z

Nhạc quốc tế

21:50:42 20/01/2025
Elliot James Reay - nam thần Anh Quốc mới nổi đã có buổi trò chuyện thân mật cùng chúng tôi ngay sau showcase đầu tiên tại Việt Nam.
Nam du khách tử vong bí ẩn trên hòn đảo 'tử thần'

Nam du khách tử vong bí ẩn trên hòn đảo 'tử thần'

Du lịch

21:31:45 20/01/2025
Một nam du khách 21 tuổi người Ireland được phát hiện tử vong trên đảo tử thần khét tiếng Koh Tao, thuộc huyện Ko Pha Ngan, tỉnh Surat Thani.
Đề xuất xây dựng Luật Phòng bệnh

Đề xuất xây dựng Luật Phòng bệnh

Sức khỏe

21:19:47 20/01/2025
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tỷ lệ tử vong do bệnh không lây nhiễm (NCDs) chiếm tới 2/3 tổng gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Các bệnh như ung thư, bệnh tim mạch, và tiểu đường đang gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt ở nhóm dân số trẻ tuổi.
Tháng củ mật, em trai làm mất xe nhưng bố mẹ lại mong ngóng lương thưởng của tôi để mua xe mới cho cậu quý tử

Tháng củ mật, em trai làm mất xe nhưng bố mẹ lại mong ngóng lương thưởng của tôi để mua xe mới cho cậu quý tử

Góc tâm tình

20:23:57 20/01/2025
Tết với tôi chưa bao giờ là những ngày vui.Vì kẹt xe, tôi có thêm 3 tiếng tự học mỗi ngày Chồng cấm tôi về nhà ngoại ăn Tết, mẹ chồng chỉ hỏi một câu mà anh sợ run người