Tử tù tỏ ra bình thản trước khi hành quyết bằng tiêm thuốc độc
Ra tay sát hại vợ chồng chủ nhà cùng đứa con trai 3 tuổi, Hải bị toà 2 cấp tuyên án tử. Sáng 3/4, Hải bình thản trước lệnh hành quyết bằng tiêm thuốc độc.
Theo một nguồn tin cho biết, sáng 3/4, tử tù Đào Văn Hải (25 tuổi, quê Nam Định) đã bị thi hành án tử tại Nhà tiêm thuốc độc trại giam Bố Lá, tỉnh Bình Phước.
Tử tù Đào Văn Hải trước khi thi hành án
Phạm tội “giết người” và “cướp tài sản”, ngày 28/9/2010, Đào Văn Hải bị Toà án nhân dân TP.HCM tuyên án tử hình. Với mong muốn thoát án tử, Hải làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Trước tội ác quá dã man, không thể cải tạo, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân Tối cao tại TP.HCM đã bác đơn kháng cáo của Hải.
Khoảng tháng 3/2010, anh Phạm Ngọc Hảo (ngụ quận Tân Phú) thuê Hải làm thợ trang trí thạch cao bao ăn ở. Làm được khoảng 10 ngày thì Hải đòi nghỉ, đi làm cho một cơ sở khác và yêu cầu anh Hảo thanh toán tiền công.
Anh Hảo không đồng ý vì trước đó Hải đã tạm ứng rồi. Nghĩ anh Hảo “ăn chặn” tiền công của mình nên Hải nảy sinh ý định giết vợ chồng anh Hảo để cướp tài sản.
Video đang HOT
Tối 4/4/2010, Hải đến nhà anh Hảo xin ngủ nhờ để sáng mai về quê. Vợ chồng anh Hảo đồng ý mà không hề hay biết mình đã rước quỷ dữ vào nhà.
Đến đêm, Hải xuống bếp lấy 2 con dao rồi lẻn vào phòng ngủ của vợ chồng anh Hảo cùng con trai. Sau khi đâm một nhát vào bụng anh Hảo, gã quay sang tấn công vợ anh này khi chị nhờ giúp đỡ.
Mặc cho người phụ nữ khóc lóc van xin, Hải lạnh lùng quay sang đâm liền mấy nhát vào chị này rồi khống chế buộc chị mở tủ lấy tiền. Lúc này, cháu Phạm Ngọc Quý (gần 3 tuổi) thức giấc khóc lóc cũng bị Hải ra tay khiến bé trai gục tại chỗ.
Với quyết tâm giết người diệt khẩu, Hải cứa vào cổ bà chủ cho đến khi chị này bất động rồi lấy đi 16 triệu đồng, 2 điện thoại, một xe máy… rồi khóa trái cửa, vứt chìa khóa xuống cống nước trước nhà để không ai ứng cứu kịp cho các nạn nhân.
Một lúc sau, nghe tiếng kêu cứu yếu ớt phát ra từ nhà anh Hào, người dân xung quanh đã báo công an phá cửa vào cứu các nạn nhân. Tuy nhiên, do vết thương quá nặng, anh Hảo đã chết, chị vợ phải chịu thương tật 76%, còn cháu Quý may mắn chỉ bị 2% vĩnh viễn. Mười ngày sau, Hải bị bắt tại bến xe Giáp Bát – Hà Nội.
Sau 4 năm bị giam cầm với bản án tử hình treo lơ lửng, sáng sớm hôm nay, Đào Văn Hải đã nhận quyết định thi hành án trong trạng thái bình tĩnh.
Cũng như nhiều tử tù khác, Hải được ăn sáng, uống cà phê. Tuy nhiên Hải không viết thư hay nhắn gửi gì cho người thân.
Là con trai một, hoàn cảnh gia đình lại khó khăn nên Hải biết mẹ và em gái không thể xin nhận xác mình về lo mai táng. Tử tù tỏ ra “vui mừng” khi biết mọi thủ tục ma chay cho Hải sẽ được nhà nước lo liệu.
Theo Một thế giới
Thêm hình thức thi hành án cho phạm nhân tử hình
Theo Nghị định thi hành án hình sự bắt đầu từ ngày 27/6 sẽ áp dụng biện pháp tiêm thuốc độc khi thi hành án tử hình thay cho biện pháp xử bắn trước đây. Nhưng, đến thời điểm này ngành công an lại đề xuất áp dụng song song cả hai hình thức.
Ảnh minh họa
Trả lời báo chí, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Anh (Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công an) cho biết, việc đề án tiêm thuốc độc với tử tù bảo đảm tử thi còn nguyên vẹn. Việc này cũng khắc phục những khó khăn, bất cập trong thi hành án tử hình bằng xử bắn thời gian qua như về pháp trường tổ chức thi hành án; về áp lực tâm lý với cán bộ trực tiếp thi hành án và thân nhân người bị thi hành án...
Tuy nhiên, tới nay Chánh Văn phòng VKSND tối cao Nguyễn Việt Hùng cho biết, việc thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc vẫn chưa thể áp dụng. Trả lời câu hỏi của báo chí về tiến độ triển khai Nghị định hướng dẫn luật Thi hành án hình sự về nội dung quy định thi hành án tử hình bằng cách tiêm thuốc độc tại cuộc họp báo về công tác kiểm sát 6 tháng đầu năm chiều 22/7, ông Hùng cho biết, điểm khó khăn nhất đến nay vẫn là vấn đề thuốc thi hành án.
Hiện tại số "tử tù" tồn đọng cho đến thời điểm này được xác định lên tới hơn 500 người do cho đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa chuẩn bị đủ điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện phương pháp tử hình bằng thuốc độc.
Chính vì vậy, Bộ Công an đã đề xuất phương án cho tiến hành song song 2 cách thức thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc và xử bắn như trước đây nhưng Quốc hội chưa có ý kiến.
Trước đó, tại Nghị trường Quốc hội, trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Văn Hiến - Bà Rịa - Vũng Tàu về Luật thi hành án hình sự có hiệu lực đã 2 năm, hiện có 568 người bị kết án tử hình chưa thi hành án được, do chưa có thuốc độc. Ông Nguyễn Hòa Bình - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng, chúng ta còn hơn 586 bản án đã tuyên., trong đó có khoảng 117 bản án đã có điều kiện thi hành. Chúng tôi cũng rất chia sẻ ý kiến của đại biểu, những áp lực đối với bị cáo và áp lực đối với cơ quan giam giữ. Thực ra thì kéo dài tình trạng pháp lý đối với bị cáo đấy cũng là một phần nhân đạo của nền tư pháp.
Theo ông Nguyễn Hòa Bình, giải pháp của ngành chức năng là tăng cường kiểm sát giam giữ, dẫu rằng đã có bản đã tuyên nhưng vẫn chưa thi hành thì mọi chế độ vẫn phải đảm bảo. Hơn nữa số này quá nửa là mắc bệnh nguy hiểm, lây nhiễm, nên các chế độ chăm sóc y tế vẫn phải đảm bảo. Giam giữ cũng phải chặt chẽ để tránh những hậu quả pháp lý ví dụ như trốn, tự sát v.v...
"Còn giải pháp lâu dài, chúng tôi cũng vẫn kiên trì phối hợp với Bộ Công an, tôi cũng biết là Bộ Công an có lẽ đồng chí Bộ trưởng trả lời thêm về nội dung này, cũng rất tích cực báo cáo Chính phủ để phối hợp với Bộ Y tế để có thông tư. Có sửa thông tư rồi để thực thi việc này nhưng về lâu dài chúng tôi vẫn đề nghị với Quốc hội xem xét đến việc sửa lại Luật thi hành án tử hình, trong điều kiện hiện nay, cho phép tồn tại song song hai hình thức: hình thức cũ là bắn và hình thức mới tiêm thuốc độc", ông Nguyễn Hòa Bình nói.
Theo Bộ trưởng Bộ Công an Đại tướng Trần Đại Quang, căn cứ vào Luật thi hành án hình sự, Bộ Công an đã khẩn trương triển khai việc thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc và chúng tôi đã ban hành những quy trình để tiến hành thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc. Hiện, đã tập huấn cho đội ngũ thi hành án hình sự trong công an nhân dân và quân đội nhân dân để áp dụng hình thức này. Bộ Công an cũng đã xây dựng 5 cơ sở để thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc ở 5 khu vực trong cả nước, nhưng có một điều khó khăn đó là chúng ta chưa có thuốc độc để thi hành án do Nghị định số 82 ngày 16/9/2011 của Chính phủ vì phải nhập loại thuốc đó ở nước ngoài. Chính vì khó khăn đó cho nên chưa thực hiện được việc thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.
"Để khắc phục tình trạng đó, Bộ Công an đã phối hợp với Bộ Y tế và các ngành chức năng kiến nghị với Chính phủ và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47 ngày 13/5/2013 thay thuốc đó bằng nguồn thuốc sản xuất trong nước. Nghị định 47 của Chính phủ sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 27/6/2013, sau khi nghị định có hiệu lực thì chúng tôi sẽ tiến hành ngay hình thức thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc", Đại tướng Trần Đại Quang nói.
Theo_VnMedia
Hơn 170 tử tù tiêm thuốc độc từ ngày 27/6 Hơn 170 người, sẽ bắt đầu thực hiện thi hành án bằng cách tiêm thuốc độc từ 27/6 - Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an Đặng Văn Hiếu cho biết. Theo đó, cả nước chính thức áp dụng phương thức thi hành án từ hình bằng tiêm thuốc độc từ ngày 27/6. Mọi công tác chuẩn bị cho việc này đã cơ...