Tử tù sinh con: quyền hay đặc ân?
Với sự phát triển của y học, tiếp xúc vật lý giữa vợ và chồng không còn cần thiết nữa, thì tại sao tử tù không được gửi tinh trùng của mình ra ngoài, nếu điều này không ảnh hưởng tới an ninh và các chi phí sẽ do gia đình gánh chịu?
Sinh con với chồng quá cố và “gáo nước lạnh”
LTS: Không chỉ bàn riêng về quyền khai sinh, quyền thừa kế, mà chuyện hai em bé mới sinh từ tinh trùng người cha đã chết còn gợi mở nhiều vấn đề mới mẻ, tế nhị khác, như quyền lưu giữ tinh trùng của các tử tù.
Tuần Việt Nam xin giới thiệu góc nhìn của tác giả Đặng Hoàng Giang, để bạn đọc, đặc biệt các nhà luật học, các chuyên gia nghiên cứu vấn đề quản lý xã hội tham khảo, gợi mở ra những câu chuyện phong phú của một xã hội hiện đại đang phát triển.
Đâu là ranh giới?
Tù nhân nói chung, và tử tù nói riêng, có được phép lưu giữ tinh trùng hay mô phôi tinh hoàn để có thể có con qua phương pháp thụ tinh nhân tạo? Đây là một câu hỏi đang được dư luận chú ý và tranh cãi. Nó dẫn tới những câu hỏi rộng hơn là tù nhân có được quyền có con? Duy trì nòi giống là một quyền hay một đặc ân? Và đâu nên là ranh giới của sự trừng phạt nhân danh công lý.
Nhà tù được thiết kế, xây dựng và vận hành để phục vụ cho bốn mục đích. Nó có nhiệm vụ ngăn ngừa phạm nhân bị giam trong tù sẽ không có cơ hội tiếp tục làm những hành động trái pháp luật. Một chức năng chính là trừng phạt, những người tin vào công lý trừng phạt (retributive justice) cho rằng tội ác phải bị trừng trị.
Hai em bé vừa được sinh ra từ tinh trùng của người cha đã qua đời. Ảnh (BS Lê Vương Văn Vệ cung cấp).
Tù nhân phải nhận hình phạt vì đã gây ra tổn thất cho xã hội, và mức độ trừng phạt phải tương ứng với mức độ tội ác được gây ra. Đi liền với trừng phạt là chức năng ngăn chặn: Nhà nước cầm tù một cá nhân phạm tội để răn đe những người khác dừng tay trước những hành động tương tự. Và cuối cùng, nhà tù có mục đích cải huấn. Thời gian trong tù được sử dụng để chuyển biến tù nhân thành một con người tôn trọng pháp luật và có ích cho cộng đồng. Cũng cùng một án tù, nhưng mục tiêu đằng sau có thể khác nhau.
Một người gây án mạng bị tù chung thân vì hệ thống quyền lực cho rằng anh ta là một mối đe doạ tiềm tàng cho xã hội, và do đó cần phải bị cách ly vĩnh viễn với cộng đồng. Cũng án chung thân, nhưng án tù cho tội tham nhũng, sẽ không phải vì nguy cơ tái phạm, mà có mục đích trừng phạt và “làm gương”.
Tử hình là mức độ thể hiện quyền lực cao nhất của nhà nước với một cá nhân trong lãnh thổ của nó, là hình thức răn đe và trừng phạt ở mức độ cao nhất. Tuy nhiên, không phải cái chết nào cũng giống cái chết nào. Ở đây, điều quan trọng là cái chết phải được thực hiện bởi bàn tay của quyền lực nhà nước, vào thời điểm quyết định.
Chính vì vậy, bộ máy trại giam làm mọi thứ để bảo đảm người tử tù không thể tự sát. Nếu họ tự kết liễu đời mình, nhà nước sẽ mất đi cơ hội trừng phạt. Và cũng vì thế, người ta có thể chấp nhận chi phí, có thể rất lớn, để chữa bệnh cho người bị án tử hình, giữ cho họ trong trạng thái khoẻ mạnh, để chờ tới ngày thi hành án.
Một đặc trưng cơ bản của sự giam cầm là các quyền dân sự của các tù nhân bị hạn chế. Họ bị tước quyền tự do di chuyển, quyền sống với gia đình, quyền tiếp cận các cơ hội đào tạo và việc làm theo mong muốn của bản thân.
Tuy nhiên, người tử tù khác với “cuộc sống trần trụi” (“bare life”), khái niệm được nhà triết gia Giorgio Agamben dùng cho những người sống trong trại tập trung của phát xít Đức, hay người dân Campuchia trong thời kỳ Pol Pot, những người hoàn toàn nằm ngoài vòng pháp luật, có thể bị kết liễu cuộc đời mà những người giết họ không bị kết tội “giết người”.
Video đang HOT
Người chịu án tử hình vẫn là một chủ thể nằm trong không gian được trị vì bởi luật pháp và có một số quyền nhất định. Quyền được chữa bệnh, như đã nói bên trên, hay quyền không bị tra tấn và ngược đãi. Ở nhiều nước trên thế giới tử tù được phép kết hôn.
Ở Mỹ, có hàng chục websites giúp các tử tù tìm bạn, và đã dẫn tới hàng trăm cuộc kết hôn.
Quan điểm của công lý trừng phạt và…
Ở Việt Nam, Luật Hôn nhân và Gia đình không cấm phạm nhân kết hôn, tuy nhiên rào cản nằm ở khó khăn kỹ thuật khi triển khai, bởi quy định pháp lý hiện nay yêu cầu hai người phải cùng có mặt ở cơ quan đăng ký.
Một câu hỏi khác, cũng liên quan tới quyền của tù nhân, và đang được dư luận quan tâm là tử tù có được phép lưu giữ tinh trùng và mô phôi tinh hoàn để có con qua con đường thụ tinh nhân tạo hay không? Câu hỏi này không chỉ có ý nghĩa với những tử tù, mà còn với những tù nhân lãnh án lâu năm, án chung thân, hay tù nhân đang bị bệnh nặng. Và nó dẫn tới một câu hỏi rộng hơn, nền tảng hơn:
Tù nhân, bất kể đang chịu án giam có thời hạn hay án tử hình, có quyền duy trì nòi giống hay không?
Có hai luồng lập luận khác nhau. Luồng lập luận thứ nhất cho rằng để trừng phạt, trong thời gian chịu án (nghĩa là vĩnh viễn với những án chung thân và tử hình), tù nhân bị tước quyền được có con, dù qua bất cứ hình thức nào. Không thể trở thành một người bố, đó là cái giá họ phải trả cho tội phạm của mình.
Luồng lập luận đối nghịch cho rằng việc tước đoạt quyền có con của tù nhân gần như là một sự trừng phạt mang tính “chu di tam tộc”, cho dù là gián tiếp, và đi ngược với tư duy nhân đạo của xã hội hiện đại. Xã hội không có nghĩa vụ giúp tù nhân (hay bất cứ ai khác) sinh con đẻ cái, nhưng cũng không được tước đi quyền này của họ, nếu như nó không ảnh hưởng tới sự vận hành và những yêu cầu an ninh của một nhà tù.
Trên thực tế, nhiều nước, trong đó có Việt Nam, cho phép tù nhân gặp vợ hay chồng mình trong một không gian riêng tư (ở Việt Nam gọi là “phòng hạnh phúc”) để họ có thể sinh hoạt vợ chồng, một biện pháp được thừa nhận là có tác động rất tốt cho tâm lý phạm nhân, cho sự gắn bó trong gia đình và giúp họ tái hoà nhập vào cộng đồng.
Đây là một con đường tự nhiên để tù nhân có thể trở thành người bố. Tuy nhiên, vì lý do an ninh, tử tù không được có những cuộc viếng thăm “hạnh phúc” này (nguy cơ xảy ra bạo lực hay tự sát ở tử tù được cho là cao hơn nhiều, do vậy họ luôn phải nằm dưới sự giám sát của quản tù).
Tuy nhiên, với sự phát triển của y học, tiếp xúc vật lý giữa vợ và chồng không còn cần thiết nữa cho mong muốn có con, và tại sao các tù nhân, dù là tử tù hay không, không được gửi tinh trùng của mình ra ngoài, nếu điều này không ảnh hưởng tới an ninh của nhà tù, và các chi phí sẽ do gia đình phạm nhân gánh chịu?
Đây không phải là một câu hỏi mang tính lý thuyết, nó đã xảy ra nhiều lần trên thực tế.
Ví dụ, năm 1999, William Gerber, một tù nhân thụ án tù chung thân ở California, Mỹ, đã kiện ra toà vì nhà tù không cho phép anh gửi tinh trùng cho vợ anh. Một toà án đã xử Gerber thắng cuộc, với lý do: “Không có một bức tường nào ngăn cách giữa người tù và Hiến pháp, do đó, anh ta vẫn được giữ những quyền nào trong Hiến pháp mà phù hợp với vị thế tù nhân và không đi ngược với các mục đích của hệ thống trừng giới.”
Tuy nhiên, sau đó, Toà án Tối cao Mỹ đã bác lại, cho rằng quyền được duy trì nòi giống như nêu trong Hiến pháp không được áp dụng cho những người ở đằng sau chấn song sắt nhà tù. Quan điểm ở đây là những cá nhân phạm tội nặng phải từ bỏ nhiều quyền mà người dân tôn trọng pháp luật được hưởng – rõ ràng là một quan điểm của công lý trừng phạt.
Mỹ chưa bao giờ được biết tới như một quốc gia có hệ thống trừng giới tiến bộ. Việt Nam có thể chứng tỏ mình nhân đạo hơn, qua việc cho phép tù nhân được có con qua đường thụ tinh nhân tạo. Tước đoạt các quyền con người của tù nhân ở quá mức độ cần thiết chỉ góp phần tạo ra những con người vừa hung hãn vừa tuyệt vọng, và làm mất đi chức năng cải huấn của biện pháp cầm tù.
Xa hơn một bước, Việt Nam nên xem xét lại chính sách tử hình của mình.
Cho tới nay, các nghiên cứu xã hội không thể chỉ ra được tác động ngăn ngừa tội phạm của biện pháp tử hình. Giết một mạng sống như một hành động trừng trị để “bảo toàn công lý” là một ý tưởng không còn phù hợp với một nhà nước hiện đại. Thay vào đó, án chung thân là một biện pháp nhân văn hơn, ít bạo lực và ít tàn khốc hơn, và thực hiện tốt hơn bốn mục đích của hệ thống trừng giới như đã nêu ở đầu bài.
Đặng Hoàng Giang (Phó Giám đốc CECODES – Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng)
Theo_VietNamNet
Lý giải chuyện kỳ lạ bà 60 tuổi sinh đôi
Việc bà lão 60 tuổi vừa sinh đôi 2 bé gái" khiến nhiều người cảm thấy rất ngờ vực.
Theo y khoa, ở tuổi đó bộ phận sinh sản sẽ khô, "hết kinh", tử cung co lại, vậy làm sao có thể mang thai và sinh đôi?
Để giải thích cho những sự "nghịch lí" này, phóng viên phỏng vấn bà Lâm Vân, Trưởng khoa sinh sản, phụ sản bệnh viện nhân dân tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc. Bà cho rằng, thông qua chu kỳ điều trị và tặng trứng nhân tạo, thì một phụ nữ 60 tuổi có thể sinh đôi là có cơ sở khoa học, chỉ có điều làm như vậy là trái với quy luật tự nhiên, nhìn từ góc độ sinh sản làm như vậy khó tránh khỏi bị rủi ro.
Được biết, bà 60 tuổi đó đã bị mất đi đứa con duy nhất của mình. Tháng 1 năm 2009, cô con gái độc nhất của bà cùng với chồng hít phải khí gas độc khiến cả 2 tử vong.
Vì quá nhớ nhung con và muốn có con bà đã đi đến rất nhiều bệnh viện nhưng đều bị tự chối. Tháng 7 năm 2009, một bác sĩ khoa phụ sản của một bệnh viện cảm động liền "đánh liều" chấp nhận tiến hành phẩu thuật thụ tinh ống nghiệm cho bà.
Kể từ đó, bà nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, đều đặn uống thuốc và tiêm hàng ngày, trải qua 3 tháng điều trị bằng thuốc, kinh nguyệt của bà đã có trở lại, các bộ phận khác cũng hồi phục rất tốt. Điều này cũng nằm ngoài dự kiến của bác sĩ điều trị.
Bà Lâm Vân cho biết: "Dù phụ nữ đã hết kinh, thậm chí là đến 60 tuổi, chỉ cần thông qua trị liệu thì vẫn có thể có kinh trở lại, và làm cho tử cung hồi phục trở lại đến mức độ có thể sinh đẻ, các bộ phận khác có liên quan cũng hồi phục rất tốt".
Thông thường, sau 35 tuổi, các chức năng hoạt động buồng trứng của phụ nữ bắt đầu kém đi, hoóc môn progesterone cũng tiết ra ít hơn và mức estrogen trong cơ thể bị giảm đi.
Sau 49 tuổi, hầu hết phụ nữ đều trong thời kỳ mãn kinh, trước khi mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt sẽ ngắn hơn (ví dụ trước là cứ 30 ngày là đến một chu kỳ kinh nguyệt, sau sẽ là 28 ngày 1 lần, chu kỳ ngày càng ngắn hơn). Khi buông trứng không rụng thì không thể tiết ra hoóc môn progesterone, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở nên dài hơn, vài tháng mới có kinh 1 lần sau đó thì hết kinh, tử cung cũng dần dần bị thu hẹp lại. Trước 35 tuổi, buồng trứng rất to, nhưng khi 60 tuổi rồi thì buồng trứng co lại và rất bé.
Nhưng thông qua điều trị bằng thụ tinh nhân tạo, vẫn có thể khiến người phụ nữ đã hết kinh có kinh trở lại như bình thường. Bà Lâm giải thích, uống thuốc kích thích tăng Estrogen liên tục từ 21 đến 28 ngày, sau khoảng 11 đến 14 ngày tiếp theo, uống thuốc gia tăng hooc môn progesterone. Khi uống hết đượt trị liệu của 2 loại thuốc này, trong vòng 3 đến 7 ngày nội mạc tử cung mở ra, cũng chính là lúc có kinh trở lại. Phương pháp này thường dùng để điều trị cho những trường hợp vô kinh.
Sau khi điều trị từ 3 đến 6 tháng thì kích thước, đồ dày nội mạng tử cung của người phụ nữ 60 tuổi đó đều có thể hồiphục về trạng thái bình thường, nói trừu tượng một chút thì, trước đây là 1 nơi khô cằn, sau khi được chăm bón thì có thể phát triển được.
Nghi vấn rụng trứng
Ngày 13/10/2009, bà lão đã tiến hành phẫu thuật thụ tinh trong ống nghiệm, trong tử cung của bà đã có một phôi tháng 3 tháng. Biết được tin này, rất nhiều người nghi ngờ, cho dù là sử dụng thuốc, một phụ nữ 60 tuổi có thể có lại kinh nguyệt, nhưng vẫn có thể rụng trứng sao? Chẳng phải các bác sĩ phụ sản đều nói, sau khi hết kinh thì không thể rụng trứng được nữa?
Sự thật: Một người 60 tuổi thì không thể rụng trứng, nếu có rụng thì đó là một chuyện rất kì lạ.
Bác sĩ Lâm Vân cho biết, trứng của một người phụ nữ luôn có một số lượng nhất định, thông thường, từ lúc mới bị kinh nguyệt rụng trứng lần đầu tiên, đến khoảng 49 tuổi, trứng gần như rụng hết và sẽ hết kinh. Nhưng trong thực hành lâm sàng, cũng gập trường hợp phụ nữ đã hết kinh mà vẫn có thể mang thai. Bác sĩ Lâm cho hay, nếu bị mất kinh trong vòng 1 năm thì sẽ có 20% cơ hội cho bao trứng còn sót lại sinh trưởng rồi rụng đi, còn nếu sau 1 năm thì nguy cơ có thể rụng trứng chỉ còn 10%. Cho nên ở tuổi 5, khi đã mãn kinh, vẫn có người có thể mang thai được.
Nhưng nếu thực sự hết hẳn kinh trong 1 năm liền thì cơ hội có thể rụng trứng là hoàn toàn không có, bởi vì buồng trứng là nơi sản sinh ra hooc môn, chỉ cần buồng trứng ngừng hoạt động cũng có nghĩa là không có trứng được sản sinh ra, như vậy thì không thể sản sinh ra hooc môn progesterone và estrogen. Vì vậy 60 tuổi không thể rụng trứng được nữa, nên có thì đó là 1 điều rất kì lạ. Khi sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo, bà ấy đã có kinh nguyệt trở lại, chẳng qua chỉ là làm hồi phục chức năng của nội mạc tử cung, và đó là bước chuẩn bị để chứa phôi thai đã được thụ tinh trong ống nghiệm chứ không phải làm nó tiếp tục rụng trứng.
Nghi vấn phôi thai 3 tháng
Sau khi tiến hành phẫu thuật thụ tinh trong ống nghiệm, bác sĩ đã đặt phôi thai 3 tháng tuổi trong tử cung của sau 7 tháng, bà đã sinh đôi 2 bé gái, 1 bé nặng 3,7 cân, 1 bé nặng 2,9 cân.
Sự thật: Bà ấy đã được cấy 3 phôi thai, điều này có nghĩa là 1 phôi thai đã không thành công. Và nếu như phôi thai đó không phải trứng của bà ấy thì còn có một cách khác là nhận trứng được hiến tặng từ một người khác.
Bác sĩ Lâm chia sẻ, hiện nay việc nhận trứng được hiến tặng trong phương pháp thụ tinh nhân tạo là hoàn toàn hợp pháp. Năm 2006 bộ Y tế đã đưa ra "những quy tắc chi tiết về việc thực hiện kiểm nghiệm "kho" tinh trùng và kĩ thuật bổ trợ sinh sản cho nhân loại", khẳng định rằng người hiến tặng trứng chỉ được cho trứng người phụ nữ đang trong quá trình sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Tất cả những gì liên quan về công dụng, quyền lợi bản thân và nghĩa vụ về trứng hiến tặng đều được tiến hành trên cơ sở có sự đồng ý của người hiến tặng. Đồng thời cũng quy định nghiêm cấm bất kỳ hành vi buôn bán thương mại trứng dưới mọi hình thức.
Bà Lâm phát biểu, "Để bảo đảm lợi ích cho người hiến trứng, chúng tôi trong quá trình thực hiện, người hiến trứng phải đáp ứng được mỗi chu kỳ phải có hơn 15 trứng trưởng thành thì mới có thể hiến trứng. Điều này có nghĩa là người hiến trứng phải "thừa" trứng, không sử dụng hết thì mới có thể hiến cho người phụ nữ không có trứng khác. Đồng thời, để tránh tình trạng mua bán trứng của các bác sĩ thì khi hiến tặng trứng bắt buộc phải có luật sư làm chứng.
Nghi vấn mang thai song sinh
Ngày 25/5/2010, bà lão có dấu hiệu sắp sinh và đã đến bệnh viện để chờ giờ đẻ. Mang thai 7 tháng trời, trở thành "một bà mẹ già", bà ấy thực sự khá vất vả. Khi mang thai, bà từng bị ra huyết, toàn thân đau nhức, cơ thể phù ra,....rất nguy hiểm và khổ sở, khó ai có thể tưởng tượng được. Nhưng cuối cùng bà cũng đã thành công mỹ mãn.
Mang thai ở tuổi cao rất nguy hiểm
60 tuổi mang thai, mà lại còn là thai đôi, như vậy cơ thể và tinh thần nhất định sẽ phải chịu nhiều nguy hiểm. Bác sĩ Lâm cho biết, con người độ tuổi 60 thường hay mắc các bệnh như huyết áp cao, tiểu đường và các bệnh về tim mạch...Sau khi mang thai, tim của cơ thể mẹ cũng đập nhanh hơn, lượng máu tăng khoảng 30%, mang thai đôi lượng máu tăng ít nhất khoảng 50%. Như vậy, tim đảm nhận một vai trò rất lớn.
Tiếp theo, toàn thân bà ấy bị phù ra, đây có lẽ là do hiện tượng cao huyết áp trong thời kì mang thai, toàn thân thì đau nhức, có lẽ là do thiếu canxi. Bác sĩ Lâm nhận định, thể trạng của bà ấy không thích hợp để mang thai, và khẳng định một điều rằng nó là trái với quy luật tự nhiên, và đương nhiên khi mang thai là phải đối mặt với nguy hiểm rất lớn.
Theo Tiền Phong
Thụ tinh từ tinh trùng người đã chết: Pháp luật vẫn ghi nhận tên cha Sự kiện 2 bé trai song sinh Hồ Sỹ Hoàng Đức và Hồ Sỹ Hoàng Hải chào đời từ tinh trùng của người cha mất hơn 3 năm trước đang thu hút sự quan tâm của dư luận, đặc biệt là giới chuyên gia y học và pháp lý. Hai bé Hoàng, Hải và mẹ cùng chị gái - Ảnh: Thúy Anh 50...