Tử tù rất khó để được hiến xác cho y học
Các chuyên gia pháp lý cho rằng việc tử hình bằng phương pháp tiêm thuốc độc sẽ khiến cho ước nguyện hiến xác, hiến tạng cho y học của các tử tù khó lòng thực hiện được.
Ngày 9/7, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hữu Tình (sinh ngày 29/1/2000, quê huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) mức án tử hình về tội giết người và 8 năm tù về tội cướp tài sản. Tổng hợp hình phạt bị cáo Tình phải chấp hành là tử hình.
Đáng chú ý, khi được nói lời sau cùng, Tình xin lỗi gia đình bị hại vì hành động thiếu suy nghĩ mà gây hậu quả lớn và xin pháp luật cho bị cáo hiến xác cho y học để được cảm thấy thanh thản.
Đây không phải lần đầu tiên người bị kết án tử hình xin được hiến xác cho y học. Trước đó, tử tù Nguyễn Hải Dương – thủ phạm thảm sát 6 người trong gia đình người yêu ở tỉnh Bình Phước, cũng từng có nguyện vọng được hiến xác nhưng không được cơ quan chức năng chấp nhận.
Tử tù Nguyễn Hữu Tình xin hiến xác cho y học.
Liên quan tới vấn đề này, luật sư Lê Thị Thúy Hà (Đoàn luật sự TPHCM) cho rằng luật không cấm tử tù hiến xác cho y học. Tuy nhiên, nếu thi hành án tử hình bằng cách tiêm thuốc độc như hiện nay thì việc hiến xác khó thực hiện được.
Video đang HOT
Vì muốn hiến tạng, hiến xác thì phải là một cơ thể “sạch”, phải đảm bảo được các điều kiện khoa học nhất định. Còn khi đã tiêm thuốc độc vào người thì các bộ phận cơ thể không đảm bảo để hiến tạng, hiến xác nữa. Bên cạnh đó, mục đích của việc thi hành án tử hình là nhằm trừng trị tội ác mà tử tù đã gây ra. Luật thi hành án hình sự chỉ quy định 1 phương thức tử hình đó là tiêm thuốc độc. Do đó, tử tù không thể hiến tạng trước khi tiêm thuốc độc.
Luật sư Hà cho rằng hiến tạng, hiến xác là một ước nguyện mang tính nhân văn, thể hiện sự sám hối, sự hướng thiện của con người trước khi chết nên cần có cơ chế pháp lý tạo điều kiện cho người bị kết án tử hình được thực hiện ước nguyện.
Đồng quan điểm với luật sư Hà, luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn Luật sư TPHCM), cho rằng pháp luật hiện nay không cấm tử tù hiến tạng, hiến xác. Khoản 3 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định “mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật”. Điều 5 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2016 cũng quy định “người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác”.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc thi hành án tử hình đối với các bị án được thực hiện bằng hình thức tiêm thuốc độc. Khi tiêm thuốc độc vào người thì có thể cơ thể của người đó sẽ không đảm bảo để có thể hiến tạng, hiến xác nữa, và như vậy quyền này của tử tù sẽ khó được thực thi.
Chính vì vậy, để có cơ sở pháp lý cho tử tù hiến xác, cần có các quy định riêng khi thi hành án đối với những người này.
Xuân Duy
Theo Dantri
Tử hình hung thủ thảm sát 6 người ở Bình Phước
Sáng 17/11, Nguyễn Hải Dương, kẻ chủ mưu và trực tiếp ra tay thảm sát 6 người trong một gia đình tại Bình Phước gây chấn động cách đây hơn 2 năm bị cơ quan chức năng thi hành án tử hình bằng cách tiêm thuốc độc.
Tử tù Nguyễn Hải Dương
Chánh án TAND tỉnh Bình Phước Nguyễn Hữu Trí cho biết, hôm nay Hội đồng thi hành án tử hình tỉnh Bình Phước sẽ thi hành án đối với tử tù Nguyễn Hải Dương bằng hình thức tiêm thuốc độc. Địa điểm thi hành bản án này được thực thi tại Bình Dương.
Theo đó, thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình gồm 3 loại là thuốc dùng để gây mê (Sodium thiopental), thuốc dùng để làm liệt hệ thần kinh và cơ bắp (Pancuronium bromide) và thuốc dùng để ngừng hoạt động của tim (Potassium chloride).
Dương là một trong hai người gây ra vụ thảm sát 6 người trong gia đình ông Lê Văn Mỹ (huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) vào rạng sáng 7/7/2015. Đồng phạm của Dương là Vũ Văn Tiến cũng bị TAND tỉnh Tối cao tuyên phạt án tử hình, sau đó gia đình Tiến có đơn xin giảm án gửi Chủ tịch nước và đang chờ xem xét nên chưa xác định ngày thi hành án với tử tu này.
Án tử hình với Nguyễn Hải Dương được cơ quan chức năng xác định là đúng người, đúng tội. Tuy nhiên, dư luận đang khá quan tâm đến thông tin Dương xin hiến xác cho y học, vậy nguyện vọng cuối cùng của tử tù này có được toại nguyện?
Theo lãnh đạo TAND tỉnh Bình Phước, nguyện vọng của Nguyễn Hải Dương khó thực hiện vì rất nhiều lý do liên quan đến khoa học, việc tử tù muốn hiến xác đặt ra từ lâu nhưng còn nhiều vướng mắc vì hiện nay tử tù bị thi hành án bằng hình thức tiêm thuốc độc nên cơ thể, nguồn nội tạng sẽ không được đảm bảo.
Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn luật sư TP.HCM) nhìn nhận, theo Điều 5 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác quy định rõ như sau:
Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác. Như vậy, tử tù không bị cấm hiến mô, bộ phận cơ thể hay hiến xác sau khi thi hành án tử.
Về mặt pháp lý, việc Dương hiến xác sẽ không có một quy định nào cấm. Tuy nhiên, tử tù này vẫn có thể không thực hiện được nguyện vọng của mình.
Theo Điều 59 Luật Thi hành án hình sự năm 2010 thì Thi hành án tử hình được thực hiện bằng tiêm thuốc độc.
Khi bị tiêm thuốc độc vào cơ thể liệu các cơ quan nội tạng của tử tù còn đáp ứng được yêu cầu y học hay không? Việc cấy ghép mô, nội tạng trên cơ thể tử tù có ảnh hưởng đến sức khỏe của người được cho hay không?. Nếu chất độc được tiêm vào trong quá trình thi hành án tử hình ảnh hưởng đến nội tạng, cơ thể tử tù thì khả năng việc hiến mô, bộ phận cơ thể hay hiến xác sẽ không thể thực hiện được.
"Để phục vụ mục đích khoa học hoặc cứu sống người bệnh thì các cơ quan chức năng nên xem xét để dù thực hiện đúng quy định pháp luật, song vẫn "hợp lý, hợp tình", luật sư Chánh chia sẻ quan điểm.
Trung Kiên
Theo Dantri
Hung thủ giết 5 người xin hiến tạng để ra đi thanh thản Được nói lời nói sau cùng, bị cáo Tình xin lỗi gia đình bị hại và xin được hiến tạng cho y học để ra đi thanh thản. Bị cáo không còn khả năng cải tạo Ngày 9/7, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Hữu Tình (sinh ngày 29/1/2000, quê huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) về các tội...