Tử tù Nguyễn Thị Lượm được Chủ tịch nước ân xá
Bị 2 cấp tòa tuyên án tử hình, tử tù Nguyễn Thị Lượm làm đơn xin Chủ tịch nước ân xá và được chấp nhận.
Chiều 26/7, luật sư (Ls) Đỗ Hải Bình (Đoàn Ls TP.HCM) xác nhận ông vừa nhận được thông tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã chấp nhận ân xá cho Nguyễn Thị Lượm (21 tuổi, ngụ huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre).
Ls Đỗ Hải Bình là người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Lượm từ phiên tòa phúc thẩm.
Khoảng 1h ngày 27/11/2014, Lượm đang đứng chờ khách để bán dâm tại khu vực vòng xoay Kinh Dương Vương (phường An Lạc, quận Bình Tân), anh Trần Hữu Công đi xe ôm đến hỏi mua dâm.
Nguyễn Thị Lượm tại phiên tòa sơ thẩm ngày 12/10/2015.
Thỏa thuận xong, hai người đến nhà nghỉ trên đường Đỗ Năng Tế (quận Bình Tân) thuê phòng trọ.
Do có ý định giết anh Công để cướp tài sản, Lượm bày trò chơi nhằm “vui vẻ hơn”. Anh đồng ý và đưa cổ cho Lượm dùng dây vải (trên cổ áo khoác) siết.
Do không biết ý đồ của Lượm nên khi Lượm bất ngờ siết mạnh sợi dây, anh Công không thể nào vùng vẫy thoát được.
Video đang HOT
Thấy anh này nằm im bất động trên gường, do muốn anh chết hẳn, Lượm giật một đầu sợi dây điện đèn ngủ làm phần dây điện kết nối bóng đèn bung ra, trong khi đầu còn lại sợi dây điện vẫn còn cắm ở ổ điện. Lượm dí đầu dây điện vào người anh Công khiến anh co giật một lúc rồi nằm bất động.
Biết anh Công đã tử vong, Lượm lấy 1 triệu đồng, 1 điện thoại rồi tẩu thoát khỏi nhà trọ.
Khi đến bến xe Miền Tây, Lượm gọi cho Tâm đến đón và kể lại cho Tâm nghe việc lấy trộm của khách điện thoại. Lượm đưa cho Tâm 500.000 đồng cùng điện thoại vừa cướp. Tâm đem điện thoại này bán được 500.000 đồng.
Trưa 27/11/2014, nhân viên nhà trọ phát hiện nạn nhân nằm chết trên giường và chủ nhà trọ báo công an.
Qua truy xét, ngày 28/11/2014, công an bắt được Lượm và Tâm.
Tại phiên tòa sơ thẩm của TAND TP.HCM ngày 12/10/2015, bản án tuyên phạt Nguyễn Thị Lượm tử hình chung cho hai tội danh Giết người, Cướp tài sản. Cùng bị tuyên án trong phiên tòa sơ thẩm là Nguyễn Thị Minh Tâm (31 tuổi, ngụ quận 8, TP.HCM), bị cáo Tâm bị tuyên 2 năm tù tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Ngày 12/7/2016, TAND Cấp cao tại TP.HCM mở phiên tòa, bị cáo Lượm xin hoãn do cần luật sư bảo vệ. HĐXX nhận thấy bị cáo Lượm bị TAND TP.HCM tuyên án tử hình chung cho hai tội danh Giết người, Cướp tài sản nên cần có Ls bảo vệ. Tòa đã quyết định hoãn phiên tòa.
Nguyễn Thị Lượm tại phiên tòa phúc thẩm ngày 9/9/2016.
Ngày 9/9/2016, Tòa phúc thẩm Cấp cao tại TP.HCM đưa vụ án Nguyễn Thị Lượm ra xét xử phúc thẩm. Ls Đỗ Hải Bình là người bào chữa cho Nguyễn Thị Lượm.
“Những nguyên nhân chính mà bị cáo Lượm trình bày trong đơn xin ân xá là bị cáo ăn năn hối cải; Gia đình nạn nhân cũng có đơn bãi nại và bị cáo cũng đã bồi hoàn thiệt hại, tổn thất… cho gia đình nạn nhân”, Ls Đỗ Hải Bình thông tin.
“Được Chủ tịch nước đã chấp nhận đơn xin ân xá tội chết, tôi mong bị cáo Lượm cải tạo tốt”, Ls Đỗ Hải Bình nhắn gửi thân chủ Nguyễn Thị Lượm.
* Tên nạn nhân đã được thay đổi.
Theo Tân Châu/Tiền Phong
Luật Quốc phòng 2018:Khi nào phải ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng?
Quốc hội sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp khi đất nước có nguy cơ trực tiếp bị xâm lược hoặc đã xảy ra bạo loạn có vũ trang.
Luật Quốc phòng có hiệu lực từ 1/1/2019 dành riêng một điều quy định tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.
Theo đó, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng là trạng thái xã hội của đất nước khi có nguy cơ trực tiếp bị xâm lược, đã xảy ra hành vi xâm lược hoặc bạo loạn có vũ trang nhưng chưa đến mức tuyên bố tình trạng chiến tranh.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng trong cả nước hoặc ở từng địa phương theo đề nghị của Thủ tướng.
Khi không còn tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước công bố quyết định ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng trong cả nước hoặc ở từng địa phương.
Trong trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể họp được, Chủ tịch nước công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng trong cả nước hoặc ở từng địa phương theo đề nghị của Thủ tướng
Tình trạng chiến tranh
Theo Luật Quốc phòng, tình trạng chiến tranh là trạng thái xã hội đặc biệt của đất nước được tuyên bố từ khi Tổ quốc bị xâm lược cho đến khi hành vi xâm lược đó được chấm dứt trên thực tế.
Khi Tổ quốc bị xâm lược, Quốc hội quyết định tình trạng chiến tranh. Khi hành vi xâm lược được chấm dứt trên thực tế, Quốc hội ra quyết định bãi bỏ...
Theo P.V (VNE)
Chủ tịch nước yêu cầu báo cáo vụ người nổ súng làm chết 3 người Hôm nay, 17/7, Văn phòng Chủ tịch nước có công văn thông báo ý kiến của của Chủ tịch nước Trần Đại Quang sau phiên tòa xét xử phúc phẩm bị cáo Đặng Văn Hiến. Bị cáo Đặng Văn Hiến tại phiên tòa xét xử Công văn số 847/VPCTN-PL từ Văn phòng Chủ tịch nước nêu rõ, Tòa án nhân dân cấp cao...