Tử tù Nguyễn Đức Nghĩa viết gì trong lá thư trước giờ thi hành án
Nét chữ không được nắn nót, tử tù Nguyễn Đức Nghĩa viết thư gửi cho người thân: “Cuối cùng cũng đến ngày con được trở về bên gia đình. Mọi người hãy mừng cho con nhé”.
Chiều 22/7, Nguyễn Đức Nghĩa là người thứ 2 trong số 3 tử tù phải thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc tại Trại tạm giam số 1 (công an Hà Nội).
Thời khắc chờ thi hành án, Nghĩa tỏ ra bình tĩnh hơn người bạn tù đã ra đi trước đó. Trong khổ giấy ngang với 8 dòng chữ, tử tù 30 tuổi nhà ở quận Kiến An (Hải Phòng) viết: “Mẹ, anh chị và các con thân yêu. Vậy là sau hơn 4 năm dài chờ đợi, cuối cùng cũng đến ngày con được trở về bên gia đình. Mọi người hãy mừng cho con nhé”. Nét chữ không mấy nắn nót, Nghĩa bảo “yêu mẹ, anh, các chị và các con vô cùng”. Chốt thư, thanh niên mang án tử hình viết: “Con của mẹ – Nguyễn Đức Nghĩa”. Lá thư trên được Nghĩa viết lúc 17h30 ngày 22/7. Dừng bút, Nguyễn Đức Nghĩa được cán bộ quản giáo bê cho bát phở gà để ăn lót dạ. Cậu ta ăn được vài gắp rồi buông đũa.
Nguyễn Đức Nghĩa và mẹ (người cầm giấy trắng trên tay) dặn dò nhau tại phiên xét xử.
“Những bước chân đầu tiên của tử tù này trên đường tới phòng tiêm thuốc độc dường như run run, nhưng cậu ta sớm lấy lại được bình tĩnh” – một quản giáo kể.
Nghĩa được 5 cảnh sát bảo vệ đưa tới một căn phòng rộng chừng 60m, xung quanh có nhiều cửa kính mờ.
Thủ tục lấy danh chỉ bản được thực hiện trong khoảng 3 phút, khi trời vẫn còn sáng. Tử tù để mái đầu gần như cạo trọc đứng dậy phía trước chiếc bàn gỗ, chốc chốc đưa mắt nhìn mọi người xung quanh, đôi lúc nhoẻn miệng cười khi lấy dấu vân tay.
Tử tù 30 tuổi được bịt mắt bằng băng đen, dẫn giải tới buồng thi hành án.
Video đang HOT
Vài ngày trước thi hành án, một cán bộ trại giam kể, Nghĩa có diễn biến tâm lý bất thường, tâm trạng thay đổi, liên tục đập đầu vào tường, song sắt với ý định tự sát. Anh ta còn đánh cả bạn cùng phòng giam.
Để đảm bảo an toàn, cán bộ Trại tạm giam số 1 đã chuyển tử tù này tới một buồng giam đặc biệt. Phòng giam tứ bề được che kín bằng xốp và chăn bông để ngăn anh ta làm liều.
Nguyễn Đức Nghĩa mỉm cười trước giờ thi hành án tử hình vào chiều hôm (22/7). Trước khi thi hành án, Nghĩa đã viết lá thư gửi người thân
Theo nội dung vụ án, được bạn gái giao cho chìa khóa trông nhà hộ, ngày 4/5/2010, Nguyễn Đức Nghĩa rủ người yêu cũ tên Linh đến đây. Sau khi ân ái, thấy cô gái nghe điện thoại của bạn trai mới, thanh niên mang cặp kính cận nổi ghen tuông ra tay sát hại.
Khoảng 22h30 hôm đó, lợi dụng người yêu cũ đứng soi gương, Nghĩa lấy dao nhọn đâm từ sau lưng làm Linh chết tại chỗ. Sau khi gây án, hung thủ kéo xác vào nhà tắm, cắt quần áo, đầu và 10 đầu ngón tay rồi lấy chăn bọc xác đem lên tầng thượng chung cư.
Chiếc xe máy và và máy tính của nạn nhân, Nghĩa mang đến tiệm cầm đồ. Trưa 5/5/2010, hắn đón xe về Quảng Ninh mang theo một phần thi thể và quần áo bạn gái ném xuống sông Cấm.
Ngày 18/5, một hôm sau khi người dân phát hiện xác lõa thể trên sân thượng, sát thủ Nguyễn Đức Nghĩa bị bắt khi trốn tại Thái Nguyên.
Theo Tri Thức
Vụ tử tù Nguyễn Đức Nghĩa : "Mẹ đã tha thứ và con hãy yên nghỉ"
Khoảng 9h sáng nay (24/7), gia đình tử tù Nguyễn Đức Nghĩa đã làm lễ cầu nguyện, đọc kinh cho Nghĩa theo đúng phong tục của đạo Thiên chúa giáo tại quê nhà Hải Phòng.
Theo quan sát của phóng viên, khi đưa di ảnh của Nguyễn Đức Nghĩa về đến nhà thì ngay lập tức cánh cửa cổng đóng lại, chiếc xe ô tô 4 chỗ cũng được bố trí để che khuất tầm nhìn vào trong nhà.
Chiếc xe ô tô 4 chỗ cũng được bố trí để che khuất tầm nhìn vào trong nhà.
Phải đợi một lúc lâu, phóng viên báo Đời sống và Pháp luật mới tiếp xúc được với Chị Nguyễn Thị M - đi ra từ nhà tử tù Đức Nghĩa, gạt nhanh giọt nước mắt, chị M cho biết: "Đau đớn nhất không phải là cái chết mà là nỗi lòng khốn khổ của người đang sống khi chị Chuân vẫn cố dặn dò linh hồn con trai: "Cha mẹ đặt tên con là Đức Nghĩa với mong muốn con sống nhân từ, nhưng nay con đã gây ra tội ác và trả giá, mẹ đã tha thứ và con hãy yên nghỉ, mẹ yêu con"
Người đàn bà tội nghiệp gánh chịu hai nỗi đau quá lớn
Tìm gặp một người hàng xóm thân thiết của gia đình Nghĩa, bà Nguyễn T.H cho biết: "Những ngày mà Nghĩa ở trại giam chờ xét xử, mọi người trong gia đình Nghĩa dường như không còn muốn tiếp xúc với hầu hết mọi người bất kể là hàng xóm hay phóng viên báo chí. Gia đình Nghĩa là một gia đình có học thức, nề nếp và luôn là tấm gương cho các hộ khác trong khu dân cư. Tuy nhiên, từ ngày Nghĩa gây ra tội ác, cuộc sống của tất cả mọi người trong gia đình Nghĩa đều bị đảo lộn, ngôi nhà luôn khóa trái cửa im lìm."
Nguyễn Đức Nghĩa khóc nức nở khi bị tuyên án tử hình.
Nói về hoàn cảnh của gia đình Nghĩa, hàng xóm ai cũng xót thương, tiếc nuối khi bố mẹ thân sinh ra Nghĩa từng là cán bộ nhà nước gương mẫu, tử tù từng có thành tích học tập tốt, ngoan ngoãn.
Ông Hùng (bố ruột Nghĩa) vốn là Chủ tịch Công đoàn của Xí nghiệp 201, một người hiền lành, gần gũi đã trở nên kín tiếng và e dè khi tiếp xúc với mọi người, lúc nào cũng tất tả đi đi về về trên trên chiếc xe máy cũ. Trong một lần lên Hà Nội, bố của Nghĩa đã bị tai nạn giao thông trên đường và tử vong.
Còn bà Chuân sau khi liên tiếp phải chịu đựng những bất hạnh và chứng kiến bi kịch của chồng của con mình mà không thể làm gì khác ngoài việc cam chịu và khóc thương sự an bài của số phận, bà đã chuyển lên Hà Nội, chấp nhận rời xa ngôi nhà bao năm gắn bó để tiếp tục một cuộc sống mới, lẩn tránh mọi ánh nhìn của bà con chòm xóm.
Chị Lê Thị H. (45 tuổi, hàng xóm tử tù - Đức Nghĩa) cho biết: "Kể từ khi chồng mất vì tai nạn giao thông, bà Chuân đã lặng lẽ rời khỏi địa phương đi đâu không ai biết, có thể bà ấy lên sống với con gái trên Hà Nội".
Tại phiên tòa xét xử con trai, mẹ Nguyễn Đức Nghĩa khóc xin bố nạn nhân Nguyễn Phương L. tha thứ (ảnh: PL.TPHCM)
Được biết, trước khi xảy ra biến cố của gia đình, mẹ Nghĩa đã nghỉ hưu tại xí nghiệp và ở nhà quán xuyến gia đình, tham gia hoạt động đoàn thể và luôn cởi mở với mọi người. Nhưng sau khi gia đình bà phải oằn mình gánh chịu liên tiếp những tin dữ, bà đã trở nên kín tiếng và ngại tiếp xúc với người ngoài.
Theo lời nhận xét của một người hàng xóm: "Bà ấy chịu quá nhiều bất hạnh. Bà Chuân là một người phụ nữ chịu thương chịu khó, biết cách dạy dỗ con cái và luôn hòa nhã với tất cả mọi người. Vậy mà cuộc sống quá cay nghiệp với bà ấy khi con trai lâm vào cảnh tù tội với tội ác giết người".
Cảm thông với hoàn cảnh của người mẹ tử tù, bà này cho biết thêm: "Trong khu chẳng ai ngờ gia đình bà ấy sẽ tan nát như bây giờ, nhiều lúc xót xa khi lần nào bà ấy về nhà thì lại thấy bà ấy ngồi khóc một mình. Chúng tôi có an ủi nhưng cũng chỉ được một phần nào. Mấy năm nay, mỗi dịp lễ tết mà bà ấy về thì bà ấy đều đi cùng con cháu, cũng không ở lại lâu và không trang hoàng nhà cửa nữa, chỉ dọn dẹp sạch sẽ."
Tội ác mà Nguyễn Đức Nghĩa gây ra trong giờ phút không thể kiểm soát bản thân đã dẫn tới thảm kịch của gia đình nạn nhân và chính gia đình mình. Cái giá mà Nghĩa phải trả không đắt so với thảm án mà Nghĩa gây ra, nhưng để lại rất nhiều trăn trở và xót thương cho những người còn sống.
Theo Tri Thức
Hải Phòng: Ngôi nhà của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa lạnh lẽo hương khói Trên đường đưa thi thể Nguyễn Đức Nghĩa về quê an táng cạnh mộ người chồng quá cố của mình tại Thái Bình, bà Phạm Thị Chuân (mẹ đẻ Nghĩa) đã gọi điện về Hải Phòng nhờ người thân và hàng xóm mở cửa, dọn dẹp để sáng mai bà về. Khoảng 14h ngày 23/7, sau khi nhận được cuộc điện thoại của...