Tử tù được hoãn tiêm thuốc độc khi vụ án có tình tiết mới?
Dự thảo Thông tư liên tịch đề xuất việc hoãn thi hành án bằng hình thức tiêm thuốc độc với tử tù nếu vụ án xuất hiện thông tin mới có căn cứ để mở rộng điều tra.
Dự thảo lần 2 Thông tư liên tịch quy định về thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc vừa được công bố để lấy ý kiến đóng góp trong 2 tháng.
Trong 25 điều thuộc 5 chương của Thông tư, Điều 10 có một số nội dung đáng chú ý về điều kiện hoãn thi hành án.
Theo đó, tử tù được hoãn thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc trong trường hợp vụ án có thông tin mới do người bị kết án hoặc người khác khai báo, hoặc Hội đồng thi hành án biết được từ những nguồn tin khác.
Vũ Văn Tiến – tử tù gây ra vụ thảm sát 6 người – bị tiêm thuốc độc hồi tháng 9/2018 tại Hội đồng thi hành án tỉnh Bình Phước. Ảnh: Hải An.
Tuy nhiên, thông tin này phải là chứng cứ mới có căn cứ và có thể làm thay đổi cơ bản nội dung vụ án, hoặc nếu tử hình đối với tử tù có thể gây khó khăn lớn cho việc mở rộng điều tra vụ án.
Dự thảo cũng đề xuất hoãn tiêm thuốc tử tù nếu Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao, Bộ trưởng Công an hoặc Bộ trưởng Quốc phòng yêu cầu Hội đồng thi hành án hoãn làm việc.
Thông tư cũng đưa ra điều kiện để tử tù được hoãn thi hành án trong trường hợp gặp thiên tai, hỏa hoạn hoặc có sự cố khách quan khác như tai nạn giao thông.
Ngoài ra, nếu thiết bị thi hành án tử bị hư hỏng, không lấy được tĩnh mạch, thuốc dành cho thi hành án không đúng chủng loại, chất lượng, số lượng hoặc đã thi hành án theo quy định nhưng người bị thi hành án không chết, thì tử tù cũng được hoãn tiêm thuốc độc.
Dự thảo lần 2 cũng đề xuất nếu tử tù là phụ nữ thì trước khi thi hành án, Hội đồng thi hành án tử hình phải yêu cầu cơ quan chức năng trích xuất người bị kết án đến bệnh viện để kiểm tra, xác định xem họ có thai hay không.
Bên trong một phòng tiêm thuốc ở nước ngoài. Ảnh: AP.
Tại Điều 13 của Thông tư, các cơ quan làm dự thảo đưa ra kiến nghị nếu tử tù chết trước khi thi hành án, hoặc tử vong trên đường áp giải đến nơi tiêm thuốc thì phải xác định nguyên nhân chết để làm các thủ tục theo quy định.
Về thủ tục cho nhận tử thi sau khi tiêm thuốc độc, Điều 21 của dự thảo lần 2 đề xuất trong 3 ngày từ khi ra quyết định thi hành án tử hình, Chánh án tòa án đã ra quyết định đó phải thông báo cho người thân của tử tù biết để làm đơn xin nhận tử thi, tro cốt.
Ngoài ra, trong 3 ngày kể từ khi nhận được đơn xin nhận tử thi, tro cốt về mai táng của thân nhân tử tù, chánh án tòa án đã ra quyết định thi hành án phải thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hay không chấp nhận cho nhận tử thi, tro cốt, nếu không chấp nhận thì nêu rõ lý do.
Thủ tục thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc có hiệu lực từ tháng 12/2011 theo Nghị định 82 của Chính phủ. Tuy nhiên, tháng 8/2013, tử tù đầu tiên tại Hà Nội mới bị áp dụng hình thức này.
Theo quy định, một liều thuốc tiêm khi thi hành án tử hình gồm: Thuốc gây mê; thuốc làm liệt hệ thần kinh, cơ bắp và thuốc làm tim ngừng hoạt động.
Theo Zing.vn
Vì sao phải tiêm thuốc độc vào sừng tê giác?
Để bảo vệ tê giác khỏi nạn săn bắt lấy sừng, người ta đã tiêm thuốc độc vào sừng loài động vật này. Tuy nhiên, hiện có nhiều phương pháp bảo vệ tê giác khác đã được các khu bảo tồn ở Nam Phi sử dụng thay thế.
Theo Báo Thanh Niên
Thông tin mới nhất về rừng thông quý 27 năm tuổi ở Đà Lạt bị đầu độc Nhóm lâm tặc đã bơm hoá chất vào thân cây thông ba lá để giết chúng từ từ, hiện phần lớn số cây trên đã không còn sống được nữa. Trưa 16/8, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) dẫn đầu đoàn kiểm tra, cùng đại diện ban Lâm nghiệp phường 7 và lực lượng Kiểm...