Từ tù dùng tăm thêu đơn: Chứng cứ quan trọng bị bỏ qua
Trao đổi với nhân chứng quan trọng nhất của vụ án, anh Trần Quang Tuất (SN 1982, thôn 3, Tân Tạo, Bình Dân, Kim Thành, Hải Dương) một mực khẳng định với báo Người đưa tin: “Tôi bị dùng nhục hình ép cung, chứ chắc chắn Chưởng không có mặt tại hiện trường vụ án vào đêm 14/7/2007 vì lúc đó Chưởng đang ở nhà tôi. Việc này có vợ tôi làm chứng”
Những bằng chứng do anh Tuất đưa ra là hoàn toàn phù hợp với trình bày của hàng loạt nhân chứng đang sống tại địa bàn, thôn 3, Tân Tạo, Bình Dân, Kim Thành, Hải Dương.
Người đầu tiên là trình bày của bà Nguyễn Thị Bích, mẹ của tử tù Chưởng: “Khoảng 20h ngày 14/7/2007, Chưởng đi xe máy cùng một người bạn tên Trường về nhà, sau đó còn đèo bạn đến nhà một số người trong xóm chơi. Đến khoảng 22h cùng ngày, Chưởng và bạn về nhà ngủ”.
Suốt 5 năm trời, cha tử tù Chưởng đã gửi cả hàng ngàn lá đơn kêu oan, đơn xác nhận của các nhân chứng Chưởng vô tội đến các cơ quan chức năng.
Bà Bích cũng cho biết thêm, tối hôm 14/7/2007, trong lúc đi chơi, Chưởng và Trường còn gặp nhiều người trong làng như bà Nhiễu bán nước, cô Mến (bạn của em trai Chưởng) và có đến nhà Tuất chơi. Việc này được những người kể trên xác nhận.
Ngoài ra còn trình bày của chị Đồng Thị Mai, vợ của anh Trần Quang Tuất, người có mặt cùng Tuất ở nhà tiếp đón tử tù Chưởng và bạn của Chưởng. Tất cả đều khẳng định, vào thời điểm đó, Chưởng chứ không phải ai khác đang có mặt tại địa bàn.
Chị Nguyễn Thị Bảy, vợ của bị can Chưởng khẳng định, tối 14/7/2007, Chưởng và anh bạn tên Trường, sau khi ăn cơm tại quán cà phê cùng chị Bảy, đã sửa xe ở hàng bên cạnh rồi cùng nhau đi về Hải Dương. Mãi 23h hôm sau (ngày 15/7/2007) mới cùng nhau quay lại quán cà phê Thiên Thần.
Video đang HOT
Mỗi lần gặp người thân là mỗi lần tử tù Chưởng đều nhắm mắt, nuốt những giọt nước mắt oan hận vào lòng, sợ làm bố mẹ buồn.
Anh Tuất còn cho biết: “Dù họ có ép tôi nói sai sự thật đi chẳng nữa, nhưng xác minh bảng chấm công của anh Khoa, người nhận công trình và trực tiếp thuê tôi và Sơn lăn sơn ở ngôi nhà trên đường Văn Cao (Hải Phòng) đã nói lên tất cả”.
“Hôm đó là ngày 14/7/2007, có ghi rõ trong bảng chấm công và đó cũng là ngày du nhất tôi và Sơn làm việc tại Hải Phòng. Hôm đó trời mưa, 21h15 phút đêm hôm đó, tôi còn về che bạt cho đám dưa của vợ chờ người cân và Chưởng đến chơi. Không có chuyện tôi nhớ nhầm sang ngày khác. Dù họ có ép tôi phải khai là nhớ nhầm nhưng sự thật thì không thể thay đổi”, anh Tuất cho biết thêm.
Cũng theo anh Tuất, sau hôm đó, Công an Hải Phòng có xuống gặp anh Khoa xác minh bảng chấm công này, nên đó có thể coi là bằng chứng cho việc Chưởng không có mặt tại hiện trường nhưng không hiểu sao họ lại bỏ qua chứng cứ này.
Mỗi lần xuống thăm con trong trại giam là mỗi lần ông Nguyễn Trường Chinh đau đớn. Biết con vô tội, nhưng ông chẳng biết phải làm thế nào.
“Nó có là siêu nhân đi nữa cũng không thể bay kịp xuống Hải Phòng để giết người. Không hiểu vì lý do gì mà họ cứ cố gắng để làm sai tất cả bằng chứng của vụ án giết người nguy hiểm này”, ông Chinh, bố tử tù Chưởng buồn bã cho hay.
Điều làm dư luận tại địa phương không khỏi bất bình là Công an Hải phòng lại bỏ qua tất cả những chứng xác thực này và một người dân đã bị khép vào tội tử hình.
Theo Người đưa tin
Xin đừng để có một "Nguyễn Thanh Chấn" ở Thủ đô
Cứ ngỡ sự oan sai chỉ xảy ra ở Bình Phước (vụ án vườn điều) hay Bắc Giang (Nguyễn Thanh Chấn) cách đây cả thập kỉ, nghĩa là khi đó, công cuộc cải cách tư pháp chưa được triển khai. Thế nhưng không, sự việc 194 Phố Huế lại xảy ra tại Hà Nội ngay thời điểm này.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Sau khi chúng tôi đăng tải gần 40 bài báo, đã có hàng trăm ngàn độc giả với hàng vạn comment (thư điện tử) gửi về tòa soạn mong muốn các cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm vụ 194 phố Huế. Thế nhưng đến nay, vụ việc vẫn vấp phải "sự im lặng đáng sợ" của Hà Nội...
Tại sao lại như vậy?
Đó là câu hỏi chỉ có Hà Nội mới trả lời được.
Tuy nhiên, ở góc độ cá nhân, có thể phỏng đoán mấy nguyên nhân sau:
Trước hết, sự vô tâm, "im lặng" khó có thể xảy ra đối với lãnh đạo Hà Nội mà hoàn toàn có thể xuất phát từ sự tắc trách và... hơn thế của một số cán bộ dưới quyền.
Điều này không lạ, bởi Hà Nội từng nổi tiếng với bức thư của Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị gửi chúc mừng Quốc khánh Lào đã bị "ngâm tôm" đến gần một tháng trời.
Cũng có thể Ban Tuyên giáo Thành ủy, các vị lãnh đạo Thủ đô đã có dịp nghe cấp dưới báo cáo (nếu các vị quá bận không có thời gian đọc những nỗi oan, nỗi đau của những công dân Hà Nội....) song, bị cấp dưới "che mắt", báo cáo, giải trình không trung thực...
Sự "im lặng đáng sợ" này hình như báo trước kết quả của số phận ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang.
Bởi nếu vụ việc 194 Phố Huế không được giải quyết triệt để, thấu tình, đạt lý, đúng pháp luật thì không khó để nghi ngại về vụ ông Nguyễn Thanh Chấn cũng có cái kết tương tự và có thể cũng bằng phương pháp tương tự mang tên "sự im lặng đáng sợ".
Nhà báo Lê Chân Nhân đã từng có một so sánh rất hay rằng "Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Nhưng cả hai ông Nguyễn Thanh Chấn và Trịnh Ngọc Chung đều không được bình đẳng trước pháp luật. Có điều, mỗi bên không "bình đẳng" theo cách khác nhau, một bên đã biến không thành có, còn một bên hình như đang muốn "câu giờ", kéo dài thời gian để tìm cách biến có thành như không".
Theo quy định của điều 176 Bộ luật tố tụng hình sự, thời hạn đưa ra xét xử vụ án tối đa không quá 4 tháng, tức không quá ngày 12/11/2013. Tuy nhiên đến nay (25/11) đã vượt theo quy định của pháp luật 14 ngày, về phía người bị hại (gia đình 194 phố Huế) vẫn chưa có bất kỳ thông tin gì về vụ án từ TAND TP Hà Nội.
Vâng, câu hỏi đặt ra là liệu vụ 194 phố Huế, không biết các vị lãnh đạo Hà Nội có phải chờ tới... 10 năm nữa để đợi cấp dưới kịp "đổi đen thành trắng, biến có thành không" rồi mới biết sự thật và sau đó, mọi hậu quả lại đổ lên đầu ngân sách mà thực chất là tiền thuế của dân?
Mong rằng bài báo này đến với các vị lãnh đạo cao nhất của Thủ đô, để thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của hàng vạn độc giả gửi thư về Dân trí, để trả lại sự công bằng và hơn cả, là niềm tin của nhân dân Hà Nội nói riêng, đồng bào cả nước nói chung.
Cũng cần lưu ý rằng tại Điều 8 Luật Báo chí qui định: "Người đứng đầu cơ quan báo chí có quyền yêu cầu các tổ chức, người có chức vụ trả lời vấn đề mà công dân nêu ra trên báo chí; các tổ chức, người có chức vụ có trách nhiệm trả lời trên báo chí".
Xin đừng để có một "Nguyễn Thanh Chấn" ở Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Theo Dân trí
Ông Chấn lần đầu tiết lộ việc bị "làm nhục" ở trại giam Ngoài những hình thức ép cung, dọa dẫm, ông Nguyễn Thanh Chấn còn kể lại với các cán bộ điều tra của VKSND Tối cao việc mình đã bị "làm nhục" ở trong trại giam. Ông Nguyễn Thanh Chấn (phải) và đại diện Viện KSND Tối cao tại trại giam Vĩnh Quang (tỉnh Vĩnh Phúc) trước khi được trả lại tự do ngày...