Tử tù có thể hiến xác được không?
Việc thi hành án tử hình bằng cách tiêm thuốc độc và luật pháp hiện cũng chưa có quy định nên nếu tử tù có nguyện vọng hiến xác cũng không được chấp nhận.
Bàn giao thi thể tử tù Nguyễn Anh Tuấn sau khi thi hành án bằng hình thức tiêm thuốc độc ngày 6-8 tại Hà Nội.
Tại cuộc hội thảo về dự án Luật tạm giữ, tạm giam được Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức gần đây, trung tướng Nguyễn Hoàng Hà – Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (Bộ Công an) cho biết có một số trường hợp người bị kết án tử hình có nguyện vọng hiến xác cho y học sử dụng vào mục đích nhân đạo.
Tuy nhiên theo ông Hà, cái khó hiện nay là Việt Nam thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc và pháp luật cũng chưa quy định về vấn đề này nên chưa thể đáp ứng được nguyện vọng của một số tử tù.
Trao đổi với chúng tôi, đại diện Trung tâm điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia cho biết Luật lấy, hiến ghép mô tạng và bộ phận cơ thể người không cấm nhận mô tạng của tử tù, nhưng không có các quy định hay cơ sở pháp lý để tiến hành được việc hiến và ghép mô tạng của tử tù.
Theo vị này, lý do là cơ quan chức năng rất lo ngại các biến tướng khiến xảy ra nguy cơ mô tạng của những tử tù không có tâm nguyện hiến xác cũng có thể bị lấy, ảnh hưởng đến vấn đề nhân văn, quyền nhân thân của tử tù và người thân của họ.
“Cách đây 5 năm có một tử tù đề nghị được hiến tim sau khi qua đời, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ đã cùng họp nhưng cuối cùng không thể thực hiện tâm nguyện này của người tử tù do lo ngại các biến tướng kể trên. Hiện nước láng giềng ngay bên cạnh Việt Nam phổ biến tình trạng lấy mô tạng của tử tù ghép cho người bệnh và đã bị quốc tế lên án” – vị này cho biết.
Ngoài ra, đại diện Trung tâm điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia cũng nói hiện nay Việt Nam thi hành án tử hình bằng cách tiêm thuốc độc nên nội tạng tử tù sẽ bị hỏng, kể cả có cơ sở pháp luật cũng không thể lấy mô tạng ghép cho người bệnh.
Không nghĩ như vậy, PGS.TS Vũ Công Giao, khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội, đề nghị nên nghiên cứu quy định pháp luật cũng như phương pháp để có thể tiếp nhận mô tạng từ những người tử tù có nguyện vọng hiến tặng.
“Người bị kết án tử hình thì phải chịu thi hành bản án nghiêm khắc của pháp luật, nhưng nguyện vọng cuối cùng của họ được hiến tặng thân xác mình để có thể phục vụ mục đích khoa học hoặc cứu sống người bệnh đang cần là nguyện vọng chính đáng, nhân văn.
Video đang HOT
Tôi nghĩ trường hợp tử tù muốn hiến xác thì có thể nghiên cứu, thay đổi cách thi hành án tử hình” – ông Giao phân tích.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Đình Quyền, phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, cho biết trong thực tế có những trường hợp tử tù muốn hiến tặng một bộ phận cơ thể của họ cho người thân đang bệnh nặng, chờ đợi được cấy ghép tạng mới có thể cứu chữa được.
“Đây là những tình huống rất cảm động nên gợi ý của PGS.TS Vũ Công Giao là gợi ý hay cần được nghiên cứu, tiếp thu để bổ sung vào quy định của pháp luật” – ông Quyền nói.
Theo Tuổi Trẻ
Ba tù nhân táo tợn đục tường trốn chạy lúc nửa đêm
Không chịu đựng được những năm tháng khổ cực trong trại giam, ba tù nhân máu lạnh bèn lên kế hoạch trốn trại táo bạo rồi thực hiện một cách kín đáo, chính xác đến từng phút, từng giây.
Kế hoạch trốn trại của ba kẻ tù nhân bất hảo
Cả ba bị cáo Mai Thái Học, Nguyễn Văn Trí và Cao Xuân Trường đều có một quá khứ bất hảo. Mai Thái Học (SN 1978) trú ở thôn 5, Lộc Ninh (Đồng Hới, Quảng Bình) chỉ học hết lớp 7, sau đó Y đươc gia đình cho đi học và làm nghề sữa chữa ô tô, xe máy.
Năm 2001 Y sang Lào buôn bán mô tô, xe máy, nhưng thay vì làm ăn lương thiện, Y lại buôn bán mô tô, xe máy một cách trái phép. Hành vi đó mau chóng bại lộ, Y bị bắt và bị Tòa án nước Lào xử phạt 4 năm 6 tháng tù giam.
Đến năm 2011 Y tiếp tục bị Công an tỉnh Quảng Bình khởi tố về tội "Vận chuyển trái phép chất ma túy" tạm giam tại trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Bình.
Cũng như Mai Thái Học, từ nhỏ Nguyễn Văn Trí (SN 1973), trú tại thôn 1, Lâm Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) không được học hành đến nơi đến chốn. Không có trình độ, Trí chỉ ở nhà làm ruộng. Đến năm 1997, bắt đầu hành trình vào Nam sinh sống và làm việc.
Tại đây, từ năm 1997 đến năm 2010, 6 lần liên tiếp Trí bị TAND tỉnh Đồng Nai xử phạt về tội "Trộm cắp tài sản", với mức án từ 14 tháng đến 3 năm tù. Sau khi chấp hành xong các bản án, năm 2008, Trí về địa phương sinh sống và phạm tội "Hiếp dâm trẻ em". Biết mình đã phạm phải tội nghiêm trọng, Trí bỏ trốn vào thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) sinh sống. Ngựa quen đường cũ, không có tiền tiêu xài, Y lại tiếp tục phạm tội trộm cắp tài sản.
Đầu năm 2010, Trí bị TAND thành phố Biên Hòa xử phạt 01 năm 06 tháng tù về tội "Trộm cắp tài sản". Ngày 25/01/2011 bị bắt về tội "Hiếp dâm trẻ em" tạm giam tại trại giam Công an tỉnh Quảng Bình. Ngày 28/09/2011 bị TAND tỉnh Quảng Bình xử phạt (vắng mặt) 20 năm tù giam về tội "Hiếp dâm trẻ em".
Đồng phạm thứ ba trong vụ án này là Cao Xuân Trường (SN 1987), trú thôn 4, Mỹ Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình). Khác với hai bị cáo trên, Cao Xuân Trường được gia đình nuôi cho ăn học tử tế. Y từng tốt nghiệp lớp Trung cấp Điện tại trường Cao đẳng nghề số 8, thành phố Biên Hòa (Đồng Nai). Thuộc tuýp người đua đòi, ham chơi, vì vậy để có tiền, Y đã thực hiện hành vi trộm cắp. Và 2 lần liên tiếp bị TAND TP.Đồng Hới xử phạt về tội Trộm cắp tài sản.
Cả ba bàn bạc và thống nhất với nhau về kế hoạch đục tường buồng giam để bỏ trốn (Ảnh minh họa.
Với những hành động phạm tội trên, từ đầu năm 2011 đến tháng 5/2011, tại buống giam số 06, dãy nhà giam riêng R1 thuộc trại giam Công an tỉnh Quảng Bình lần lượt tiếp nhận 3 bị can Mai Thái Học, Nguyễn Văn Trí và Cao Xuân Trường.
Sự gặp gỡ của 3 kẻ từng nhiều lần "vào tù, ra tội" đã giúp chúng nhanh chóng làm quen rồi thân thiết với nhau. Trong những lần chuyện trò, Học mạnh dạn nói với Trí và Trường: "Nếu trốn ra được khỏi trại giam, Học sẽ đưa Trí và Trường vượt biên sang nước Lào làm ăn".
Nghe thấy "anh bạn" nói có lý, Trí và Trường liền đồng ý. Tuy nhiên, ý tưởng đã có nhưng làm thế nào để trốn trại được mới là vấn đề?. Từ đây, cả ba bàn bạc và thống nhất với nhau về kế hoạch đục tường buồng giam để bỏ trốn, thời gian thực hiện vào sau giờ ăn cơm chiều và trước lúc đi ngủ.
Dùng dây thép... đục tường nhà giam
Kế hoạch được vạch ra, cả ba âm thầm chờ cơ hội để ra tay thực hiện. Khoảng vài ngày sau, lúc nhận cơm, lợi dụng khi lấy chăn phơi sát hàng rào dây thép gai, Trí đã lấy 01 đoạn dây théo gai dài khoảng 40 cm đưa vào phòng giam cất dấu.
Sau khi quan sát vị trí đục tường, cả ba chọn bức tường phía Bắc để có thể trèo ra phía trên của khu tắm nắng lên trần nhà. Học, Trí và Trường dùng dây vải xé ra từ quần áo và dây bện chiếu cưa đứt quai tay cầm của ca nhựa có trong buồng giam và bẻ dây thép gai thành hai đoạn để sử dụng đục phá tường nhà giam.
Từ ngày 11/05/2011, sau khi ăn cơm chiều, lợi dụng các can phạm hát hò ồn ào, Học, Trí và Trường thay nhau một người đứng làm trụ, người thứ hai đứng lên vai người đó dùng đoạn dây thép gai rạch phá mạch vữa tường, người còn lại đứng dưới lấy nước đưa cho người phía trên đổ vào tường cho thấm mềm dễ rạch.
Khi rạch được sâu vào mạch vữa, cả ba dùng cán nhựa cạy rút từng viên gạch ra. Để không bị cán bộ và các can phạm khác phát hiện, trước khi đi ngủ, Học, Trí và Trường lắp các viên gạch đã cạy ra vào vị trí cũ rồi dùng cơm, lương khô trộn với nước tạo thành hỗn hợp chất dẻo đồng màu với tường rồi chúng trét vào mạch gạch để ngụy trang, còn vữa cạy ra chúng nghiền nhỏ bỏ vào bồn cầu dội nước cho sạch.
Cả ba trốn tại khu nghĩa trang đường tránh thành phố Đồng Hới rồi bắt xe sang Lào.
Sau 5 ngày đêm âm thầm cạy phá liên tục, chúng đã đục phá được một lỗ thủng kích thước 0,34m x 0,23m, cao cách bề mặt nằm 3,17m. Khoảng 02h sáng ngày 16/5/2011, nhận thấy thời cơ thực hiện thuận lợi, Trí đứng trên vai Trường đẩy đổ lớp vữa còn lại phía ngoài, cột một đầu màn vào thanh lam trên ô tắm nắng rồi cả ba lần lượt đu theo màn chui qua lỗ thủng.
Trí mở chiếc màn mang theo, cả ba đi lên trần nhà giam về phía Đông cuối dãy nhà giam rồi nhảy xuống đất. Học, Trí và Trường đi đến tường rào phía Đông của trại giam, Trí đứng trên vai Trường lấy màn phủ lên hàng rào thép gai trèo lên tường, sau đó kéo Học và Trường lên trên bờ tường hàng rào rồi cùng nhau nhảy ra ngoài chạy trốn khỏi trại tạm giam.
Cả ba cùng nhau chạy trốn tại khu nghĩa trang đường tránh thành phố, đến 17 giờ ngày 16/5/2011 thì đón xe ô tô đến thị trấn Khe Sanh, Quảng Trị và thuê người xuất cảnh trái phép sang nước CHDCND Lào.
Với bản tính siêng ăn nhác làm, sau khi bỏ trốn sang Lào, cả ba không lo tu chí làm ăn mà tiếp tục phạm tội. Tại đây, Trí, Trường và Học tiếp tục bị phạt tù về các hành vi trái pháp luật. Đến đầu năm 2014, Học, Trí và Trường được chuyển giao dẫn độ từ tỉnh Khăm Muộn - Lào về tỉnh Quảng Bình.
Mai Thái Học, Nguyễn Văn Trí và Cao Xuân Trường bị truy tố trước Tòa án nhân dân thành phố Đồng Hới về tội "Trốn khỏi nơi giam". Như vậy, với hành vi phạm tội của mình, Học, Trí tiếp tục bị xử phạt mỗi tên 4,5 năm tù; Trường bị xử phạt 3 năm tù. Trước mắt ba kẻ tù nhân máu lạnh sẽ là những chuỗi ngày đen tối trong trại giam.
NGÔ HUYỀN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Hào Anh: Thoát khỏi địa ngục tiến đến... trại giam Hào Anh sau khi thoát khỏi cuộc sống địa ngục của sự bạo hành đã không lo làm ăn mà lại sa ngã để rồi tiến đến... trại giam... Nguyễn Hào Anh còn gọi là Hào Anh (Nguyễn Hoàng Anh) có người em sinh đôi là Nguyễn Hào Em (Nguyễn Hoàng Em) sống cùng mẹ là Phạm Thị Hoa ở thị trấn Cái...