Tự truyện của Sir Alex bán chạy nhất nước Anh
Cuối tự truyện của Sir Alex Ferguson đã và đang bán “chạy như tôm tươi”. Tính tới cuối năm 2013, nó đã bán được trên 800.000 và đạt doanh thu trên 10 triệu bảng, lập kỷ lục mới trên thị trường sách.
Với 27 năm dẫn dắt Manchester United, xây dựng lên một trong những đế chế bóng đá vĩ đại nhất thế giới, tên tuổi của Sir Alex Ferguson luôn có một sức hút đặc biệt đối với những CĐV “túc cầu”. Ai cũng muốn nghe ông kể chuyện, muốn biết về những góc khuất trong sự nghiệp huấn luyện của ông, về đời tư và những dự định khi ông quyết định giải nghệ hồi mùa hè năm ngoái.
“My Autobiography” của Sir Alex tiếp tục lập kỷ lục bán ra
Vậy nên, ngay khi cuốn tự truyện “My Autobiography” của nhà cầm quân 72 tuổi này xuất hiện trên rạp sách, nó đã được độc giả đón nhận một cách hồ hơi. Hàng vạn bản sách đã được bán chỉ trong ngày đầu tiên. Và những ngày sau đó, mọi thứ vẫn diễn ra thật dồn dập. Chưa bao giờ có một cuốn tự truyện liên quan đến bóng đá lại bán chạy và nhanh như vậy.
Theo điều tra từ Sport Mole, ngay trong ngày đầu tiên của tháng 10, tức thời điểm cuối tự truyện ra mắt, đã có hơn 115.000 độc giả trả tiền mua, vượt qua kỷ lục do nữ văn hào Delia Smith nắm giữ với 112.000 quyển được tiêu thụ vào năm 1999.
Tính đến cuối năm ngoái, cuốn tự truyện của Sir Alex đã bán được 803.084 bản, qua đó trở thành đầu sách in bán chạy nhất của năm, đồng thời đánh bại tác giả Dan Brown (Mật mã Da Vinci). Tổng doanh thu của quyển sách theo ước tính đã cán mốc 10 triệu bảng, tức mang về cho cựu HLV Manchester United ít nhất 1 triệu bảng tiền tác quyền.
Theo các chuyên gia về kinh doanh sách dự đoán, doanh thu từ cuốn tự truyện của Sir Alex sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. “Ngài mũi đỏ” được xem là HLV thành công nhất tại Premier League tính đến thời điểm hiện tại. Cùng với đội chủ sân Old Trafford, ông đã sưu tập 38 danh hiệu lớn nhỏ, chưa kể vô số các giải thưởng cá nhân khác nhau.
Video đang HOT
Theo VNE
Thú chơi ngựa xa xỉ của ngôi sao bóng đá Anh
Giới bóng đá Anh có thể không chơi siêu xe nhưng nếu không biết gì về ngựa thì sẽ bị chê là... nhà quê. Tuy nhiên, hiểu ngựa và thành công với ngựa như Sir Alex Ferguson thì quả là hiếm.
"Gà mờ" Rooney
Đầu năm 2012, Wayne Rooney mua con ngựa có tên Tomway. Theo tờ Manchester Evening News, tiền đạo M.U rất vui mừng, mời ngay ông thày mình và cũng là bậc thầy trong làng ngựa đua - Alex Ferguson tới xem ngựa. Liếc qua con Tomway, Sir Alex phán: "Mặt béo, mắt sáng nhưng mí mắt quá dày, bờm dày, độ dốc móng thấp... Con ngựa này cậu mua của phường lái nào? Nó chỉ để cho vợ cậu cưỡi ở công viên ngắm hoa chứ đua thế nào được?".
Rooney hỏi đồng đội Micheal Owen thì cũng nhận được câu trả lời tương tự. Thế là chân sút số 1 người Anh đành phải bán tống, bán tháo con Tomway với giá 2.000 bảng.
Rút kinh nghiệm từ vụ Tomway, Rooney không dám mua ngựa của thương lái lạ mà chấp nhận chi 160.000 bảng mua cặp ngựa mang tên Pippy và Switcharooney của Trung tâm Manor House Stables do Owen sở hữu ở Cheshire. Chưa hết, mỗi năm tiền đạo M.U đầu tư 40.000 bảng cho các chuyên gia ở trung tâm Manor House chăm sóc Pippy và Switcharooney.
Nhưng rốt cuộc vào ngày 18/12/2013 vừa qua, Rooney tuyên bố cho Pippy và Switcharooney giải nghệ và anh cũng từ bỏ luôn nghề chơi ngựa. Số là sau 17 cuộc đua, Pippy toàn về... bét. Con Switcharooney cũng chẳng khá khẩm hơn khi gây thất vọng cho ông chủ Rooney ở tổng cộng 6 giải đua.
Phải chăng Michael Owen cũng lừa Rooney giống như anh thương lái nào đó đã lừa tiền đạo này trong vụ mua bán con Tomway?
Lái ngựa Owen
Khác với đàn em Wayne Rooney, một kẻ chơi ngựa kiểu phong trào, năm bữa nửa tháng là chán, Michael Owen có niềm đam mê ngựa thực sự. "Cựu thần đồng" bóng đá Anh bắt đầu chơi ngựa đua từ năm 1998. Tuy nhiên, trong số những con ngựa do Owen sở hữu, chỉ có hai con đáng kể là Brown Panther (5 chức vô địch) và Treble Heights (2 lần đoạt ngôi Quán quân).
Năm 2007, nhận thấy phong trào chơi ngựa đua với những "tay chơi phong trào" kiểu Rooney đông như... ngựa, Owen cùng với Andrew Black - ông chủ của nhà cái Betfair lập ra trung tâm phối giống, chăm sóc và mua bán ngựa đua mang tên Manor House Stables (MHS) ở Cheshire. Theo quảng cáo của Owen, năm 2012 MHS xuất ra 81 con ngựa chiến thắng trên toàn thế giới, thu về 868.000 bảng. Con số này của năm 2013 vừa qua là 50 chiến thắng, thu về 700.000 bảng.
Lái ngựa Michael Owen
Danh tiếng của Owen trên sân cỏ giúp công việc kinh doanh ngựa của MHS ngày càng thịnh vượng. Ngoài Rooney, các ngôi sao sân cỏ như Peter Crouch, Jermaine Pennant, Dean Whitehead, Glen Johnson, Cameron Jerome, Charlie Adam, Tom Sorensen... cũng đều mua ngựa đua được quảng cáo là "thần mã" của Owen. Nhưng có điều, cũng giống các con Pippy và Switcharooney, ngựa của các cầu thủ nói trên chưa một lần giúp chủ nhân tận hưởng cảm giác chiến thắng trên các đường đua xứ Sương mù.
Chưa thể xếp Michael Owen vào hàng cao thủ trong làng chơi ngựa đua. Tuy nhiên, xét về nghề... lái ngựa thì đố thương lái nào qua nổi cựu ngôi sao Liverpool này.
Gừng cay...Sir Alex Ferguson
Ông Alex Ferguson không phải một tay "gà mờ" trong làng chơi ngựa như Wayne Rooney hay Peter Crouch nên chuồng ngựa rộng 160 mẫu Anh của Owen và ông trùm cờ bạc Andrew Black ở Cheshire không thể lừa được "ông già gân" người Scotland. Bởi thời Sir Alex chơi ngựa và trở thành một tay chơi khét tiếng thì cậu học trò Owen chưa có tiền để mua một con ngựa đua hạng ba.
* Với chiến thắng mới nhất của I'm Fraam Govan ở đường đua Kempton Park, Sir Alex Ferguson đã có tổng cộng 34 danh hiệu đua ngựa. Con số này chỉ kém 4 danh hiệu bóng đá của chính ông trong suốt 26 năm cầm quân ở CLB Manchester United.
* Giới cầu thủ Anh rất mê đua ngựa và cũng không bỏ qua trò cá cược ở các trường đua ngựa. Hồi đầu năm 2013, đã có 9 cầu thủ ngôi sao "vi phạm nghiêm trọng các quy tắc trong cá cược môn đua ngựa", theo tiết lộ của BHA (cơ quan quản lý môn thể thao đua ngựa Anh). Trong số này có cả cái tên Peter Crouch.
Nói đến thú chơi ngựa của Sir Alex, dân chơi nghĩ ngay tới con Rock of Gibraltar huyền thoại. Kể từ tháng 4/2001 tới tháng 10/2002, con thần mã gốc Ireland đã mang lại cho Sir Alex 9 chức vô địch, trong đó có 7 danh hiệu liên tiếp. Cho đến tận bây giờ, trong những cuộc trà dư tửu hậu, ông già 72 tuổi người Scotland vẫn thở dài tiếc nuối hoặc tự hào khi nhắc tới con ngựa được vinh danh là "Thần mã châu Âu", "Thần mã thế giới" năm 2002.
Nhưng trong làng ngựa đua ở xứ sở sương mù, Sir Alex không sống bằng danh tiếng của quá khứ với những chiến tích lẫy lừng của con Rock of Gibraltar. Từ năm 2002, tuy chưa thể tìm được "thần mã" thay thế Rock of Gibraltar, nhưng Sir Alex vẫn được nể trọng với chiến thắng của những con tuấn mã như What A Friend, Harry The Viking, If I Had Him, Chapter & Verse...
Những chú ngựa dường như cũng hiểu được tình yêu của Sir Alex nên chúng chưa bao giờ làm ông thất vọng ở những đường đua đặc biệt. Vào ngày 29/12/2011, con Harry The Viking xuất sắc về nhất trên đường đua Doncaster. Tay nài Daryl Jacob bảo: "Chiến thắng của Harry The Viking là món quà mừng sinh nhật sớm cho Sir Alex".
Không chịu thua Harry The Viking, ngày 18/12/2013 vừa qua, tức chưa đầy 2 tuần trước sinh nhật lần thứ 72 của Ferguson, con I'm Fraam Govan đăng quang trên đường đua Kempton Park. Chiến thắng này của I'm Fraam Govan mang lại cho nhà cầm quân huyền thoại của M.U món quà sinh nhật trị giá 60.000 bảng.
Alex Ferguson đã từ giã sự nghiệp cầm quân ở Man Utd nhưng thú đua ngựa thì chưa, bởi đó cũng là môn thể thao giúp ông thư giãn lúc tuổi già. Phía trước ông già thất thập cổ lai hy vẫn còn nhiều mục tiêu chinh phục trên đường đua, gần nhất là Grand National - giải đua danh giá mà Sir Alex vẫn chưa một lần ca khúc khải hoàn cùng với tuấn mã của mình.
Theo VNE
Sir Alex Ferguson vừa được bổ nhiệm làm đại sứ HLV của UEFA Sir Alex giải nghệ hè năm ngoái sau gần 27 năm dẫn dắt Man United. Dù chia tay CLB chủ sân Old Trafford nhưng thực tế ông vẫn giữ vai trò đại sứ và là một thành viên danh dự của ban giám đốc đội bóng. Cựu HLV của Manchester United Sir Alex Chủ tịch Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) Michel...