Tự truyện của nữ phạm nhân nhiễm HIV
“Con thân yêu! Mâm sông xinh cua me/Ngoan nhe con! Va mau lơn nhe con”. Đó là những dòng thơ của phạm nhân Trần Thị Hoàng Mai viết nhờ gửi từ trại giam cho cậu con trai bé bỏng.
Số phận đặc biệt của Trần Thị Hoàng Mai trong tự truyện viết tay dài 45 trang đạt giải nhất cuộc thi “Sự hối hận và niềm tin hướng thiện” do Bộ Công an tổ chức là một chuỗi bi kịch.
Năm Mai 3 tuổi, bố mẹ ly hôn. Mẹ bỏ Mai sống với người cha nghèo để đi tìm hạnh phúc khác. Rồi cha Mai cũng tìm được bến đỗ mới. Bao năm sống lang bạt, Mai tưởng đây là lúc được hưởng cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc dưới mái nhà mới nhưng cô bé lại tiếp tục rơi vào cuộc sống “con riêng, con chung”.
Đúng lúc ấy người mẹ bao năm bỏ rơi con quay về đón Mai đi. Được về ở với mẹ đẻ nhưng số phận nghiệt ngã đã đẩy cuộc đời cô gái rẽ sang hướng khác. Trong một đêm mẹ vắng nhà, Mai bị cha dượng, một kẻ nát rượu, giở trò đồi bại. Cô chống trả quyết liệt và chạy ra đường giữa đêm hôm khuya khoắt. Ngay sau đó, Mai rơi vào cạm bẫy mới của lũ thanh niên dạt nhà. Được một bảo vệ cứu thoát nhưng không ngờ Mai lại trở thành nạn nhân của chính gã này.
Mai lĩnh “bản án tử hình” HIV/AIDS khi vừa tròn 20 tuổi. Ảnh: Hương Vũ.
Trải qua cú sốc đầu đời dữ dội và đau đớn lại không được mẹ ruột cảm thông, cô gái tìm đến cái chết nhưng không thành. Cho rằng con gái hư hỏng, mẹ đẻ đang tâm bán con vào tay một Tú Bà. Mai trở thành gái nhà hàng và bắt đầu cuộc sống kiếm tiền ô nhục từ đó.
Thê giơi cua nhưng cô gái trẻ đầm mình trong cuôc chơi thâu đêm cung bai bac, rươu manh và thác loạn đã đẩy Mai đến kết cục tất yếu. Cô trở thành con nghiện ma túy. Và “bản án tử hình” HIV/AIDS đến với Mai khi cô vừa tròn 20 tuổi.
Video đang HOT
Đến lần cai nghiện thứ ba, Mai gặp và yêu một thanh niên cùng cảnh ngộ. Mai sinh con. Bị mẹ ép phải cho đi đứa con nhưng cô vẫn tìm mọi cách giữ lại. Cuối cùng, mẹ Mai đã đồng ý nuôi đứa trẻ. Những ngày hạnh phúc được làm mẹ với cô thật ngắn ngủi. Bệnh tật dày vò khiến cô lại tìm đến ma túy. Mai bị xử 7 năm tù giam về tội tàng trữ trái phép chất ma túy…
Khi bệnh chuyển sang giai đoạn AIDS, khuôn măt Mai gầy xơ xac, haii ma top teo, đôi ban tay thâm tim vi cac vêt lơ loet. Dương như măc cam, e ngai cai mui hôi tanh bôc ra tư cơ thê bênh tât cua minh, Mai cô tinh ngôi cach người đối diện môt khoang xa. Câu chuyên giưa Mai và người tới thăm thường bị đưt quang bơi noi đươc vai câu, cô phai dưng lai đê lây hơi.
Mai bảo, cô không oán trách gì số phận. Trái lại, cô cảm ơn cuộc đời đã cho cô hạnh phúc được làm mẹ. Chính đứa con bé bỏng đã thay đổi con người cô, cho cô khát vọng sống, khát vọng hoàn lương.
“Co lúc hân, em muôn giêt hêt nhưng ngươi xung quanh, kê ca ngươi thân yêu nhất. Nhưng tư khi co con, em trơ thanh môt con ngươi khac, long diu lai, không con thu hân”, phạm nhân Mai tâm sự.
Bài thơi Mai viết gửi con trai. Ảnh: Hương Vũ.
Trong ký ức của mình, Mai nhớ mãi quãng thời gian ở trại cai nghiện. Ngày đó, cô thân với Lâm Uyển Nhi, người đẹp bạc mệnh có số phận éo le. Câu chuyện cuộc đời của Uyển Nhi khiến Mai quyết tâm giữ lại cái thai dù hoang mang không biết con nhiễm bệnh từ cha mẹ không. Niềm vui ánh lên trong mắt khi Mai kể được mẹ thông báo con trai cô không có HIV.
“Mẹ nói đã xét nghiệm cho cháu 3 lần rồi. Từ lúc biết tin này, em chỉ mong muôn đươc sông khoe manh cho đên ngay trơ vê vơi con. Mong me tha thư cho em, mong me manh khoe đê nuôi cháu, vi em biêt minh không thê theo con đên suôt cuôc đơi”, Mai vui sướng khỏe.
Mai tâm sự, nhiêu luc trong trại giam cô ghê sơ chinh minh, sơ cơ thê đang bi bênh tât tan pha môi ngay. Nêu như ngoai xa hôi, cô bi moi ngươi, thâm chi ca ngươi thân yêu nhât, ghe lanh va ghê sơ vi bênh tât thi ơ đây, nhưng luc cung quân nhât vẫn còn bàn tay các nữ cán bộ quản giáo dang rộng nâng đỡ cô.
Tết đầu tiên (năm 2010) trong Trại giam Thanh Xuân là kỷ niệm không thể nào quên đối với cô. Lúc đó Mai bị nhiêm trung cơ hôi, toan thân phu sung, lơ loet, bôc mui. Do bệnh nặng, Mai được chuyển ra Bệnh viện Hà Đông để điều trị. Lúc này, cô đi không vững. Trước mắt Mai chỉ toàn là bóng tối. Sau này, những giây phút cận kè với tử thần ấy đều được Mai viết lại trong tự truyện.
Những người thầy, cán bộ quản giáo ấy không chỉ giúp Mai giành lại sự sống, quan trọng hơn đã cho cô hiểu giá trị cuộc sống, niềm tin vào tương lai. Khi viết tự truyện “Bước về phía mặt trời”, Mai không nghĩ tác phẩm của mình đoạt giải bởi đơn giản, cô viết để giải tỏa nỗi lòng mình. Tự truyện của Mai như một cơ hội tìm lại sự lương thiện mà cô từng đánh mất, viết để tri ân những người đã giúp cô ngộ ra, mỗi ngày sống là một ngày có ý nghĩa.
Theo VNExpress
Thoát khỏi "vực sâu" nhờ một án tù
33 tuổi đời, gã trai Nguyễn Cao Lê đã từng có rất nhiều thứ, rất hạnh phúc song gã đã đánh mất tất cả! Tổ ấm gia đình, đứa con trai mới chập chững biết đi, sự yêu thương của người cha. Và gã quyết định phải làm lại cuộc đời, ngay ở chốn cách ly với cộng đồng...
Trong tâm sự với cán bộ giám thị, Nguyễn Cao Lê luôn bừng sáng niềm tin hướng thiện
"Anh, Lê nó lên rồi". Tiếng nhắc khẽ của người chiến sỹ nghĩa vụ kéo tôi vuột khỏi 15 trang giấy viết tay đầy ắp chữ, trở lại với thực tại khuôn viên thư viện nhỏ nhắn của Trại tạm giam số 1 - CATP Hà Nội. Gã trai đứng ở cạnh cửa ra vào từ lúc nào, hai ngón tay trỏ níu chặt vào nhau và phải nói mãi, gã mới ngồi xuống ghế. Cao 1m65, dáng thư sinh, nước da trắng, hơi xanh, gã mặc bộ "đồng phục" của phạm nhân, và tôi để ý, quai hàm của gã khẽ đánh vào nhau lập cập. "Em lạnh à, tắt quạt trần nhé?". "Dạ không, không... Lâu không nói chuyện với người lạ nên em chưa quen". "Em bị bắt lâu chưa?". "Tết này là tròn 2 năm anh ạ. Ngày em vào đây đúng 30 Tết năm 2009". "Gia đình, người thân có hay vào thăm em không?". Lặng một lúc gã mới trả lời được. "Chỉ có mấy đứa bạn em hồi học cấp 3 thôi. Chúng nó vào gửi tiền lưu ký cho em...".
Nguyễn Cao Lê sinh ra trong một gia đình trí thức ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bố là giáo viên dạy Toán ở một trường THPT. Không giàu có, nhưng gia đình đủ chu cấp cho đứa con duy nhất điều kiện học tập, sinh hoạt tươm tất. Từ cấp 1 đến khi bước chân vào đại học, Lê luôn được đánh giá là con ngoan, trò giỏi. Học hết năm thứ hai, Lê cưới vợ, cô bạn gái cùng lớp và có con.
Năm 2002, Lê ra trường. Điều kiện kinh tế của gia đình giúp cậu ta không gặp phải những vất vả của cuộc sống, ngay cả khi đứa con thứ hai chào đời. Gia đình hai bên nội ngoại vui lắm, nhất là bên ngoại. Mẹ vợ Lê ở nước ngoài đầu tư tiền cho con rể thành lập công ty TNHH. Lê làm giám đốc công ty chuyên cho thuê xe ô tô tự lái, lúc "đỉnh cao" sở hữu gần chục đầu xe. Hai mấy tuổi đầu, vợ con đề huề, thu nhập mỗi tháng vài chục triệu đồng, Lê bỗng dần mất đi cảm hứng kinh doanh, chán sự đủ đầy. Cậu ta đi tìm, khám phá những "thú vui" bên ngoài xã hội, trong đó có cờ bạc...
Trở về phòng giam, Nguyễn Cao Lê đã chuẩn bị hành trình "làm người" mới
"Cá không ăn muối cá ươn/ Con cưỡng cha mẹ, trăm đường con hư". Hai câu ca dao ấy, Nguyễn Cao Lê tô đậm, in nghiêng trong 15 trang viết tự sự lát cắt đời mình. Tôi cảm nhận được sự thấm thía, xót xa của gã trai 33 tuổi đầu. Vị trí giám đốc công ty và mối quan hệ với những khách hàng thuê xe ô tô giúp Lê biết nhiều "đầu mối" cờ bạc. Đánh buổi trưa, tranh thủ trước cuối giờ chiều đón con đi học về, rồi qua đêm với lý do đi công tác tỉnh ngoài. Gia đình, vợ Lê không biết. Sự việc vỡ lở cho đến khi đám "bạn bạc" kéo đến tận nhà tróc nã, đòi tiền vì số nợ quá lớn. Tài sản của công ty buộc phải bán đi để trả nợ. Nhưng xấu hổ nhất, đó là danh dự, nhân cách của Nguyễn Cao Lê đã bị mất hết. Bố mẹ Lê phải tổ chức cuộc họp gia đình, và thống nhất sẽ tha thứ lần đầu tiên, cũng là lần cuối cùng cho gã. Một phần ngôi nhà được bán đi để trả nợ cho những canh bạc đen đỏ của Lê. Cha Lê, người giáo viên già chỉ biết nhẫn nhục dặn dò: "Con phải bỏ hẳn cờ bạc đi, phải tu chí làm ăn. Vận mệnh cả gia đình đã trao vào tay con rồi. Nếu con làm sao thì gia đình sẽ bị liên lụy đấy".
Gã "nghỉ" tá lả, tiến lên được một thời gian, rồi tìm đến trò sát phạt mới với hình thức tinh vi hơn. Đám "bạn bạc" sau ngày đến xiết nợ bỗng trở nên thân thiết. Đứa gạ gẫm đỏ đen, đứa không ngại cho Lê vay tiền để đánh bạc. Rút "kinh nghiệm" lần trước, lần này Lê chọn là cá độ trên mạng Internet. Dù ở nhà hay đến công ty, Lê chỉ cần mang theo chiếc máy tính xách tay là tha hồ đen, đỏ. Sự trá hình, giả dối này đã một lần nữa đánh lừa được gia đình. "Nghiện cờ bạc còn hơn nghiện ma túy. Lúc nào cũng chỉ nghĩ đến những con số, máy tính, các trận bóng đá. Đêm nào không cá cược, cả đêm hôm ấy không ngủ được. Bóng đá không cần xem diễn biến ra sao, chỉ mong nhanh đến lúc kết thúc trận, để biết kết quả", Lê viết như thế trong tự sự của mình.
Mỗi tác phẩm dự thi "Sự hối hận và niềm tin hướng thiện" lột tả được lát cắt trong số phận từng phạm nhân
Vận may không mỉm cười với gã. Trong hơn 1 năm đeo đuổi theo kết quả những trận bóng, Lê mắc nợ, số tiền lên đến 20 tỷ đồng! Công ty buộc phải giải thể. Mẹ vợ Lê phải bán căn nhà dưới Hải Phòng, cho con rể tiền để thanh toán nợ. Cuộc sống gia đình nguội lạnh cũng là lúc Lê đón nhận tin dữ: cậu con trai đầu lòng bị ung thư hạch. Chạy chữa khắp các bệnh viện trong 6 tháng trời, bệnh giảm nhưng tiền hết sạch. Đúng lúc ấy, mẹ Lê bị tai biến, liệt nửa người sau 2 tháng nằm viện. Những cú sốc quá lớn khiến gã trai dường như không còn làm chủ được bản thân. Trong đầu y chỉ duy nhất suy nghĩ: phải làm gì để có tiền, kể cả phạm pháp.
Đọc báo thấy công an bắt nhiều đối tượng dùng "vam" phá khóa lấy trộm xe máy, Lê về nhà hì hụi chế "vam", và thí nghiệm bằng chính chiếc xe máy của mình. Thành công, gã bắt đầu tập... đi ăn cắp xe máy. Bộ dạng hiền lành khiến gã ít bị người ta chú ý, và trong thời gian khá dài, gã đã lấy trộm được tới 9 chiếc xe máy. Số tài sản này trị giá hơn 100 triệu đồng, nhưng Lê đem bán chỉ được hơn 30 triệu đồng. Phi vụ thứ 9, ngày 30-11-2009, tại địa bàn phường Ngã Tư Sở, quận Thanh Xuân, Lê bị bắt quả tang. "Trận đòn đau, nhưng ám ảnh hơn cả là nỗi nhục. Mình đã bị phát hiện, bị khinh bỉ là thằng ăn cắp", đoạn viết này trong tự sự của Nguyễn Cao Lê, chợt nhòe.
Bị kết án 54 tháng tù về tội trộm cắp tài sản vẫn chưa phải là bi kịch cuối cùng của Nguyễn Cao Lê. Cuối năm 2009, cậu con lớn của Lê mất vì diễn biến bệnh tình quá nặng. Sau ngày biết đứa con của mình là kẻ vi phạm pháp luật, ông giáo già tuyên bố sẽ không vào thăm nom. Ông đau, nhưng phần cũng đã nhiều tuổi, sức yếu. Giữa năm 2011, vợ Lê dắt theo cậu con trai thứ hai vào trại, cùng lá đơn xin ly dị. Mẹ vợ Lê từ nước ngoài về, cũng vào thăm. "Thôi hai đứa bọn con chẳng nên duyên nên số, chia tay nhau là tốt nhất. Mẹ sẽ đưa hai mẹ con nó sang bên kia ở cùng. Con của con lớn lên, mẹ sẽ cho cháu về thăm. Con cố gắng cải tạo tốt", gã nhớ mãi lời dặn dò của mẹ vợ, cùng gương mặt đẫm nước mắt của cô bạn đồng môn.
"Trong cuộc đời con người, các cơ hội tốt đến với mình như một đoàn tàu chạy qua, có rất nhiều toa tàu là các cơ hội khác nhau. Nhưng khi đã để tuột mất cơ hội, đoàn tàu đã chạy qua rồi thì không thể đuổi theo được nữa". Những dòng này, Nguyễn Cao Lê đã viết một cách chân thành, từ suy ngẫm, cảm nhận trong gần 700 ngày sống cách ly với cộng đồng. Giá trị của sự tự do, tình cảm và sự quan tâm, động viên của đội ngũ các giám thị đã giúp gã trai 33 tuổi ấy nhận được chân giá trị cuộc đời. "Ngày về, em sẽ theo nghề cũ của gia đình, nghề in. Hôm rồi cô em vào thăm, chuyển lời nhắn của bố rằng sẽ cho em một cơ hội nữa để phục thiện. Ông đã già, đã buồn lâu lắm rồi...", Nguyễn Cao Lê thủ thỉ với tôi, trước khi tạm biệt trở về buồng giam.
Theo ANTD
Tự truyện Thanh Thảo những ngày đầu mơ ước làm ca sĩ "Hàng ngày, tôi đãrộ nhìn cô chủ nhà hàng, mộ nổi tiếng lúc bấy giờ, cô có xe hơi, ở nhà lầu, luôn mặc quần áo đẹp... Lúc ấy, tôi nghĩ: "Là nổi tiếng, sao sướng thế?", "Búp bê" kể. Thời thơ ấua Thanh Thảo. Tôi rấ thích đưc đứng ra tổ chứcc chương trình văn nghệ cho trường, là MC hoạ náo...