Từ trường Trái đất suy yếu ảnh hưởng nghiêm trọng tới các vệ tinh
Các nhà khoa học đã phát hiện ra từ trường Trái đất đang dần suy yếu tại một khu vực trải dài từ Châu Phi đến Nam Mỹ.
Nguyên nhân vẫn chưa được xác định nhưng sự suy yếu này đã gây ra nhiễu loạn ở một số vệ tinh quay quanh Trái đất.
Để tìm hiểu nguyên nhân, các nhà khoa học đang sử dụng dữ liệu nghiên cứu từ Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) để cải thiện sự hiểu biết của về khu vực này, được gọi là “Vùng dị thường nam Đại Tây Dương”.
Từ trường Trái đất bảo vệ loài người khỏi bức xạ không gian và các hạt siêu tích điện phát ra từ Mặt trời. Theo ESA, từ trường được tạo ra bởi một loại sắt lỏng cực kỳ nóng bỏng bao gồm lõi ngoài hành tinh, nằm cách bề mặt Trái đất khoảng 3.000 km.
Nhà khoa học Jrgen Matzka, từ Trung tâm nghiên cứu khoa học địa chất Đức cho biết: “Cực tiểu phía đông của Vùng dị thường nam Đại Tây Dương đã xuất hiện mạnh mẽ trong thập kỷ qua. Chúng tôi rất may mắn khi có các vệ tinh Swarm trên quỹ đạo để điều tra sự phát triển của Vùng dị thường nam Đại Tây Dương. Thách thức bây giờ là tìm hiểu các quy trình trong lõi của Trái đất thúc đẩy những thay đổi này”.
Các nhà nghiên cứu đã suy đoán rằng sự suy yếu hiện tại của từ trường là một dấu hiệu cho thấy Trái đất đang hướng tới một sự đảo ngược cực kỳ nổi bật trong đó các cực từ Bắc và Nam chuyển vị trí.
Mặc dù điều đó nghe có vẻ không tưởng, nhưng thực tế sự kiện này đã xảy ra trong lịch sử Trái đất với tốc độ khoảng 250.000 năm một lần.
Video đang HOT
Thiên nhiên kì bí: Có một giọng hát khiến khoa học bất lực
Giọng hát của cá voi có thể nhìn được, thậm chí tiên tri!
Giống như loài mèo, tiếng hát của cá voi lưng gù vẫn được các nhà nghiên cứu tìm hiểu hàng nhiều năm nay.
Trên tạp chí Science, nhà sinh vật học Roger Payne cho hay loài cá voi lưng gù lặp đi lặp lại những âm thanh bí ẩn. Các nhà khoa học đã gọi những âm thanh bí ẩn đó là 'tiếng hát của cá voi'.
Các nhà khoa học cho hay, tiếng hát của cá voi lưng gù phức tạp nhất và được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất.
Vậy tiếng hát của đàn cá voi có mục đích là gì? Câu hỏi ấy đã khiến giới khoa học phải đau đầu trong thời gian dài.
Nhưng kể cả có ghi âm được giọng hát của chúng thì các nhà khoa học chỉ chỉ có thể phán đoán rằng chúng hát để thu hút bạn tình trong mùa sinh sản.
Dù chưa được chứng thực và còn có nhiều sơ hở, nhưng đây là giả thuyết nhận được nhiều sự đồng tình nhất, dù số lượng nghi ngờ cũng không nhỏ.
Ở một góc độ khác, chuyên gia từ ĐH Buffallo (Mỹ) đã thẳng thừng bác bỏ giả thuyết cá voi tìm bạn tình bằng tiếng hát. Theo ông thì chúng hát là để 'nhìn' - chính xác hơn là định vị.
Giáo sư Eduardo Mercado III - chuyên gia thí nghiệm sóng não đến từ ĐH Buffalo chia sẻ với Daily Mail rằng, bằng việc phát ra âm thanh vươn rộng khắp đại dương, cá voi có thể hình thành một bức tranh ngoại cảnh ngay trong đầu chúng. Theo ông, những âm thanh ấy có thể mang lại nhiều thông tin hơn là chỉ để phát ra tín hiệu cho đồng loại.
'Có lẽ hầu hết các nhà sinh học sẽ bác bỏ, nhưng tôi vẫn giữ nguyên quan điểm rằng các giả thuyết về tiếng hát của cá voi ở thời điểm hiện tại là sai. Khi chúng tạo ra âm thanh, nó giống như một chiếc radar dò tìm tín hiệu trong bóng tối vậy', tiến sĩ cho hay.
Có vẻ như âm thanh do cá voi phát ra thay đổi theo từng năm, và chúng vì thế buộc phải thay đổi 'bài hát' của mình cũng trong thời gian như vậy.
Thời gian gần đây, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, từ trường của Trái Đất ảnh hưởng đến sự định vị của cá voi.
Cá voi có thể sử dụng từ trường của Trái Đất để định hướng thay vì sử dụng thị lực của chúng.
Tại sao bầy cá voi lại có thể di chuyển một cách chính xác theo hướng bắc nam mà không hề đi lạc trong suốt cả hành trình dài?
Gesse Granger cùng các đồng sự của mình trong nhóm nghiên cứu đã kiểm nghiệm lại dữ liệu hoạt động của mặt trời trong những ngày xảy ra hiện tương cá voi mắc cạn, từ năm 1985 đến năm 2018. Theo đó, cứ vào những ngày xảy ra bão mặt trời, xác suất để cá voi mắc cạn tăng lên 2,3 lần.
Liệu những cơn bão khiến cho cá voi mất hẳn khả năng định vị phương hướng, hay chỉ đơn giản là khiến chúng nhầm lẫn trong việc xác định đường đi mà thôi?
Theo đó, bão mặt trời sẽ tăng nhiễu của sóng radio, và điều này được cho là gây ảnh hưởng đến khả năng định hướng của những loài động vật di chuyển dựa theo từ trường của Trái đất.
Trong khi đó, chỉ số AP sẽ cho biết mức độ biến động của từ trường Trái đất trong những cơn bão mặt trời.
Tuy nhiên nhóm nghiên cứu không tìm ra được mối liên quan đáng kể nào giữa giá trị AP và việc cá mắc cạn cả!
Minh Anh (Nguồn LiveScience)
Theo Người Đưa Tin
Giải mã: Cá voi mắc cạn hàng loạt và bí ẩn phía sau những cái chết này là gì? Liệu có phải cá voi bị ốm hay đói trong chuyến di cư dài? Mới đây, cuộc di cư dài hơn 16.000 km từ bờ biển phía tây Bắc Mỹ về phía bắc (đảo Aleutian, Alaska) của những con cá voi xám (danh pháp hai phần: Eschrichtius robustus) đã diễn ra, đây là cuộc di cư dài hơn bất cứ động vật có...