Tù trưởng rừng Amazon nhiễm nCoV
BRAZILAritana Yawalapiti, tù trưởng nổi tiếng vì bảo vệ rừng Amazon, đang chiến đấu với bệnh tật nghiêm trọng do nCoV.
Tapi, con trai của Yawalapiti hôm 21/7 thông báo thủ lĩnh 70 tuổi dương tính với virus sau khi xuất hiện triệu chứng khó thở tại làng của mình ở khu bảo tồn Xingu. Ông đã được đưa tới viện ở thị trấn Canarana, bang Mato Grosso, sau đó chuyển tới một bệnh viện khác ở Goiania, thủ phủ bang Goias lân cận, nơi khoa Chăm sóc Đặc biệt còn giường bệnh.
“Tình hình của ông rất nghiêm trọng. Họ đang chuẩn bị chuyển ông tới bệnh viện ở Goiania bây giờ”, Tapi nói qua điện thoại.
Tù trưởng Aritana giải thích cách dệt đồ thủ công của người bản địa trong chuyến thăm Brazil năm 2003 của Hoàng Hậu Tây Ban Nha Sophia. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Yawalapiti là người luôn đấu tranh bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon cũng như quyền lợi của thổ dân. Khi CoVid-19 tấn công cộng đồng người bản địa, ông đã gây quỹ để trợ giúp mọi người trước khi nhiễm bệnh.
Thổ dân Amazon rất dễ bị tổn thương với những căn bệnh lạ từ ngoài xâm nhập. Tại Brazil, cộng đồng thổ dân ghi nhận hơn 17.000 người nhiễm nCoV và 544 người tử vong. Virus cũng cướp đi mạng sống của một tù trưởng khác là Paulinho Paiakan vào tháng trước.
“Chúng tôi rất lo lắng cho tù trưởng Aritana, người phát ngôn cho các dân tộc ở vùng thượng Xingu”, Gert-Peter Bruch, chủ tịch tập đoàn môi trường Pháp Planet Amazon nói.
“Tất cả tù trưởng là biểu tượng 50 năm qua của thổ dân Amazon dường như đều đang bị Covi-19 đe dọa”.
Theo dữ liệu mới nhất của Bộ Y tế Brazil, quốc gia Nam Mỹ đã ghi nhận hơn 2,1 triệu ca nhiễm và hơn 80.000 ca tử vong, là vùng dịch lớn thứ hai thế giới. Các chuyên gia cho biết con số thực sự ở Brazil có khả năng cao hơn nhiều do thiếu xét nghiệm rộng rãi.
Sống gần biển giúp ta hạnh phúc hơn?
Giữa một thế giới nhiều biến động, nơi bạn phải chiến đấu với bệnh tật, những thay đổi không đoán định trước, công việc bộn bề, lo âu thường trực... vẫn tồn tại những nơi có thể làm dịu tâm hồn và khiến bạn hạnh phúc hơn.
Thiên nhiên luôn có cách vỗ về chúng ta một cách dịu dàng và hiệu quả nhất - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Sức khỏe Môi trường châu Âu cho rằng "sống gần biển mang lại lợi ích lớn nhất liên quan đến sức khỏe cho những người ở khu vực nghèo nhất", theo The Ladder.
Sống gần biển làm "giảm bớt căng thẳng và lo âu, tăng cảm giác an lành và hạnh phúc tổng thể, nhịp tim và nhịp thở thấp hơn, và an toàn, tập luyện tốt hơn. Các nhà thủy trị liệu đang ngày càng tìm đến nước để giúp điều trị và kiểm soát căng thẳng sau sang chấn (PTSD), nghiện, rối loạn lo âu, tự kỷ, và nhiều hơn nữa", tiến sĩ, nhà sinh vật học biển, tác giả sách bán chạy nhất Wallace J. Nichols viết trong cuốn Blue Mind.
Ý tưởng cho rằng nước khiến tâm trí bình lặng không có gì mới. Đó là lý do tại sao người ta sẵn sàng trả nhiều tiền để sở hữu bất động sản ven hồ hoặc bãi biển. Nhưng các nghiên cứu còn chứng minh rằng, nhà gần nước có nghĩa là bạn có thể nghỉ ngơi tốt hơn vào ban đêm. Bộ não chúng ta nhận định âm thanh đại dương không có tính đe dọa, tâm trí thả lỏng, thoải mái hơn.
Nhìn vào sự sống trong đại dương cũng có thể khiến bạn không căng thẳng. Một nghiên cứu của Vương quốc Anh phát hiện, chỉ cần ngắm bể cá có thể tăng cường tâm trạng và hạ huyết áp. Càng nhiều thực vật và cá, hoặc đa dạng sinh học, chúng ta càng cảm thấy tốt hơn, theo The Ladder.
Các nhà nghiên cứu phát biểu trên Science Advances rằng từ các bằng chứng mới về lợi ích của việc tiếp xúc với thiên nhiên, chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn để tăng khả năng tiếp cận với thiên nhiên nhằm giúp giải quyết bất bình đẳng về sức khỏe giữa khu vực dân cư nghèo với giàu. Việc mở các hồ, ao, bãi biển cho cộng đồng là một cách chúng ta có thể giữ cho dân cư thành thị hạnh phúc hơn.
Vì vậy, khi cảm thấy quá tải hoặc mệt mỏi, suy sụp, bạn biết đi đâu để tìm bình yên, hạnh phúc rồi đấy. Như lời của nhà tự nhiên học vĩ đại John Burroughs, chúng ta luôn có thể tìm thấy hạnh phúc bên ngoài trời: "Tôi vào thiên nhiên để được xoa dịu và chữa lành...".
Covid-19 đẩy nhiều bộ lạc thổ dân Amazon vào nguy cơ tuyệt chủng? Không còn nơi nào trên thế giới có thể giúp chúng ta trốn tránh khỏi virus SARS-CoV-2, kể cả đó là những khu vực hoang dã, hẻo lánh nhất thế giới nằm sâu trong rừng Amazon. Và thật không may, dịch Covid-19 cũng đang tàn phá các cộng đồng thổ dân thưa thớt sống trong khu vực rừng Amazon, đẩy toàn bộ nền...