Từ trường hợp bé gái 12 tuổi bị áp xe tai, tụ mủ do xỏ khuyên tai, cha mẹ đừng làm ngơ với lời khuyên này của bác sĩ
Hiện nay nhiều bé gái được mẹ đi xỏ khuyên tai, tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo xỏ khuyên tai có rất nhiều biến chứng có nguy cơ xảy ra.
Bé gái 12 tuổi bị áp xe tai do xỏ khuyên tai
Mới đây, bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận trường hợp bệnh nhi nữ 12 tuổi (ngụ tại Biên Hòa, Đồng Nai) nhập viện với triệu chứng đau nhức vành tai trái, sưng nóng đỏ, tụ mủ nhiều, ấn đau. Nguyên nhân được cho là do bé đã xỏ khuyên tai.
Được biết, trước đó, bệnh nhi có xỏ khuyên tai bên trái. Sau khoảng 1 tuần thì bé có biểu hiện sưng đau vành tai trái. Thấy con bị sưng đau tăng dần, gia đình bé tự mua kháng sinh cho con uống. Sau 1 tuần tự điều trị tại nhà, tuy có giảm đau nhưng tình trạng sưng vẫn còn và kèm theo mủ.
Sau khi nhập viện, bệnh nhi được với chẩn đoán là áp xe tai ngoài trái, theo dõi viêm sụn vành tai trái và được các bác sỹ điều trị kháng sinh kết hợp giảm đau. Sau đó chích rạch áp xe mặt trước vành tai để loại bỏ mủ.
Sau 2 tuần điều trị, tình trạng bé đã tốt hơn, da vành tai không đỏ, ấn không đau, còn sưng mô ít, vành tai bên tổn thương có biểu hiện biến dạng co rúm nhẹ so với bên lành.
Video đang HOT
Theo đánh giá của bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, dày dính sụn vành tai của bé có nguy cơ tiêu sụn vành tai. Vì vậy, bé được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 để được khám và điều trị tiếp.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết đây là trường hợp điển hình của nhiễm trùng do xỏ khuyên tai. Hậu quả nặng nhất của trường hợp này gây viêm sụn vành tai dẫn tới biến chứng tiêu sụn vành tai, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và quá trình tái tạo vành tai.
Qua đây, các bác sĩ cũng khuyến cáo quý phụ huynh cần lưu ý khi xỏ khuyên tai cho trẻ. Nếu có những bất thường như: Sưng, nóng, đỏ, đau thì phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và xử trí kịp thời.
Xỏ khuyên tai cho trẻ tiềm ẩn nhiều hệ lụy khôn lường
Theo các bác sĩ, việc xỏ khuyên tai cho trẻ tiềm ẩn nhiều hệ lụy khôn lường. Nhiều người bệnh thường bị nhiễm trùng, gây viêm sụn vành tai và áp xe sụn vành tai. Đây là biến chứng có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trẻ nhỏ có nguy cơ gặp nhiều hơn do sức đề kháng còn yếu.
Bên cạnh đó, một biến chứng nặng khác có thể xảy ra sau khi xỏ lỗ tai là nhiễm trùng huyết. Đây là tình trạng vi khuẩn xâm nhập qua vết thương nhỏ ở tai, đi vào trong máu gây tình trạng sốt cao và gây nhiều ổ viêm trong cơ thể trẻ nhỏ. Tình trạng này nếu không được xử lý kịp thời, sẽ rất nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ.
Vì thế với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch còn yếu, nếu có bất cứ một nhiễm trùng nhỏ nào cũng có thể bùng phát thành bệnh và để lại biến chứng nặng. Với những trẻ lớn hơn, hệ miễn dịch đã dần ổn định, nếu có ý định xỏ lỗ tai cho trẻ, bố mẹ cũng nên tìm địa chỉ tin cậy, uy tín, đảm bảo vô trùng để tránh vi khuẩn xâm nhập gây hại cho trẻ.
Nếu trẻ xỏ lỗ tai, nên để bé đeo chỉ xỏ tai trong vài tuần. Chú ý khâu vệ sinh và ăn uống cho con, bố mẹ nên vệ sinh xung quanh vết thương hàng ngày cho con bằng dung dịch khử trùng được bác sĩ chỉ định. Bên cạnh đó, giữ cho bé không sờ tay bẩn vào vết thương trên tai, đồng thời hạn chế cho trẻ ra ngoài, tiếp xúc với bụi bẩn để tránh gây nhiễm trùng vết thương của trẻ.
Theo afamily
Tiêm chủng để bảo vệ trẻ và cả cộng đồng
Tiêm chủng cho trẻ là biện pháp vô cùng quan trọng, giúp tăng cường sức đề kháng và chủ động phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Tiêm chủng giúp trẻ tăng sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật - Trong ảnh: Chích ngừa cho trẻ tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh. Ảnh: S.Mai
Mặc dù đã được khuyến cáo, thế nhưng thời gian gần đây vẫn có nhiều trẻ nhập viện điều trị do chưa được tiêm chủng.
* Trẻ nhập viện do không tiêm ngừa vaccine
Đang chăm sóc con bị thủy đậu tại Khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai, mẹ của bé T.K.L. (23 tháng tuổi, ngụ xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom) cho biết, do làm công nhân nên chị không có thời gian đưa con đi chích ngừa. Đến khi sắp xếp đưa con đi tiêm thì con lại bệnh, nên đến nay bé L. hơn 2 tuổi vẫn chưa tiêm được thủy đậu.
Đối với các bệnh phòng ngừa được bằng vaccine thì cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng tuổi và đủ liều là tốt nhất. Nếu trẻ đến tuổi tiêm chủng không may bị bệnh, cha mẹ chờ đến khi trẻ hết bệnh thì đưa trẻ đi tiêm chủng.
Còn trường hợp của bé T.T.Đ. (gần 9 tháng tuổi, ở phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa) chuẩn bị đến ngày đi tiêm ngừa sởi thì lại mắc sởi phải nhập viện điều trị. Mẹ của bé cho hay, chị gái của bé cũng bị sởi nên lây sang cho em. Chị bị nhẹ nên ở nhà theo dõi, còn bé Đ. nặng hơn phải vào Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai nhập viện điều trị. "Còn mấy ngày nữa là bé Đ. được 9 tháng, tôi đã sắp xếp công việc để đưa con ra phường tiêm ngừa mũi sởi, không ngờ bé đã mắc sởi lây từ chị" - mẹ bé Đ. nói.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Quyền, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai cho biết, đa số trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi và thủy đậu do chưa tiêm ngừa hoặc chưa đến tuổi tiêm đã phơi nhiễm rồi mắc bệnh. Có nhiều trẻ đã đến tuổi để tiêm chủng nhưng cha mẹ lại quên, đến thời điểm đưa con đi chích thì trẻ sốt, ho nên làm gián đoạn việc chích ngừa của trẻ.
"Khi trẻ không được tiêm chủng, nếu mắc bệnh không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng, hệ miễn dịch của trẻ sẽ giảm và trẻ sẽ hay bị bệnh hơn. Do đó, đối với các bệnh phòng ngừa được bằng vaccine thì nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng tuổi và đủ liều là tốt nhất. Nếu trẻ đến tuổi tiêm chủng không may bị bệnh, phụ huynh chờ đến khi trẻ hết bệnh đưa trẻ đi tiêm để phòng ngừa các bệnh, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc" - bác sĩ Quyền khuyến cáo.
* Tiêm chủng để bảo vệ cả cộng đồng
Theo ThS-BS.Hồ Vĩnh Thắng, Phó trưởng khoa Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh, nếu trẻ trong độ tuổi tiêm chủng mà phụ huynh không đưa trẻ đi chích thì nguy cơ trẻ mắc bệnh rất cao. Khi số trẻ mắc bệnh tăng lên sẽ bùng phát thành dịch, làm cho những trẻ khác chưa đến tuổi tiêm chủng vẫn có thể mắc bệnh.
Mục đích của việc tiêm chủng giúp trẻ tăng sức đề kháng và chủ động phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu số lượng trẻ tiêm chủng càng nhiều, sẽ giúp cả cộng đồng không xảy ra dịch bệnh và thông qua đó các trẻ mới sinh cũng được bảo vệ khi chưa tới tuổi tiêm chủng.
Bác sĩ Thắng cho hay: "Phụ nữ khi có ý định mang thai nên đến cơ sở y tế để bác sĩ tư vấn tiêm chủng một số loại vaccine có thể sử dụng trước hoặc trong lúc mang thai như: sởi, rubella, quai bị, thủy đậu, cúm, uốn ván, ho gà, viêm gan B,... Bởi, khi người mẹ được tiêm chủng sẽ có một phần kháng thể truyền sang và bảo vệ cho con trong những tháng đầu đời khi chưa đến tuổi tiêm chủng. Chẳng hạn, nếu người mẹ được chích ngừa sởi trước lúc có thai, sau khi bé được sinh ra kháng thể từ mẹ truyền sang có thể bảo vệ cho con 6-9 tháng".
Tiêm chủng là biện pháp phòng tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ, do đó cần thực hiện càng sớm càng tốt. Vì thế, cha mẹ cần đưa con đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch để ngăn ngừa mắc các bệnh như: lao; viêm gan B; ho gà; bạch hầu; uốn ván; bại liệt; viêm màng não, viêm phổi do hib; sởi; rubella; viêm não Nhật Bản... Ngoài vaccine được hỗ trợ miễn phí trong dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia, phụ huynh có thể tiêm ngừa các loại vaccine khác để phòng bệnh theo hình thức tự nguyện và tự chi trả.
Sao Mai
Theo baodongnai
Đồng Nai: Nhiều bệnh nhi tái sốc sốt xuất huyết Ngày 20-9, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết vừa hội chẩn cấp cứu thành công một ca tái sốc sốt xuất huyết nhiều lần, hiện bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch. Ảnh minh họa Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, tình trạng tái sốc sốt xuất huyết trong mùa bệnh năm nay xảy ra khá nhiều,...