Tự trồng 6 loại rau thảo mộc đẹp hữu ích khiến hàng xóm “phát thèm”
Thật tuyệt vời khi chỉ cần với tay ra là đã có thể hái được các loại rau gia vị, thảo mộc được trồng ngay tại ngôi nhà nhỏ xinh của mình phải không nào?
Vừa mãn nhãn, vừa có rau gia vị, thảo mộc để ăn, lại thêm cả mùi thơm dễ chịu giúp giảm bớt muỗi… vậy còn chần chừ gì nữa mà bạn không trồng 6 loại rau thơm, thảo mộc này nhỉ?
Không tốn nhiều công chăm sóc, không cầu kỳ cần nhiều đất, không cần nhiều ánh sáng,… đó chính là ưu điểm của 6 loại rau thơm và thảo mộc được Ngon Sạch Lạ tư vấn dưới đây:
1. Tía tô
Rau tía tô là loại cây gia vị không thể thiếu trong gia đình. Thậm chí, chúng còn được xem là cây thuốc quý. Tía tô đất là một loại rau thơm phổ biến và được dùng rất nhiều trong đời sống hàng ngày. Tía tô đất có thể dùng để ăn sống hoặc làm gia vị nấu nhiều món ăn khác nhau.
Đầu tiên, chọn một cành tía tô đất xanh non, khỏe mạnh. Bạn cần vặt bỏ hết các lá phía dưới và chỉ để lại hai lá non trên cùng. Sau đó, dùng kéo cắt một đoạn dài khoảng 5 – 7 cm tính từ lá xuống gốc. Tiếp đó, bạn ngâm cành vừa cắt vào bát nước sao cho ngập khoảng 3/4 cành và để ở nơi nhiều sáng. Chỉ trong vòng từ 3-4 tuần, rễ cây tía tô đất bắt đầu phát triển.
Khi rễ cây đã mọc dài từ 8 – 10 cm là đủ khỏe để trồng ra đất. Trước khi trồng, chúng ta cần ngắt bớt lá để tập trung dinh dưỡng nuôi cây phát triển nhanh.
Chậu tía tô đất sẽ phát triển tốt và cho lá liên tục. Từ lúc bắt đầu trồng trong bát đến lúc bắt đầu thu hoạch lá khoảng 2.5 tháng.
2. Sả
Sả vừa là một loại rau gia vị thơm ngon, vừa tạo ra mùi hương có tác dụng xua đuổi muỗi cực kỳ hiệu quả. Chính vì vậy mà việc trồng sả tại nhà sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích không ngờ.
Đầu tiên bạn cần chuẩn bị vài nhánh sả tươi còn nguyên gốc, một vào chiếc cốc hoặc lọ đựng hay có thể dùng chậu hoa để làm nơi trồng. Bạn tiến hành cắt bỏ bớt phần ngọn của nhánh sả rồi ngâm các nhánh sả vào bên trong chiếc lọ sạch. Sau đó, để chúng ở nơi thoáng khí, mát mẻ và cho tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Sau khi ngâm được 2 ngày, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy những đoạn rễ bắt đầu nhú ra từ các nhánh sả. Bạn vẫn tiếp tục ngâm như thế trong khoảng 1 tuần nữa thì các nhánh sả sẽ đâm lá tươi tốt.
Vẫn tiếp tục ngâm sả trong nước sạch, cứ cách vài ngày lại thay nước một lần để đảm bảo sả không bị úng thối. Và sau khoảng 2 tuần, các nhánh sả sẽ được “trang bị” đủ rễ và lá để có thể phát triển như bình thường trên đất. Khi ấy, bạn có thể thực hiện ngay cách trồng sả tại nhà đơn giản rồi nhé.
Video đang HOT
3. Rau mùi
Rau mùi (hay còn gọi là ngò rí), được trồng khắp nước để lấy rau ăn. Loại rau này được dùng ăn sống hoặc làm gia vị để tăng phần món ăn ngon và hấp dẫn.
Rau mùi là cây dễ chăm sóc và khả năng chống chịu sâu bệnh cao. Tuy nhiên, rau mùi nên được tưới nước thường xuyên để cây sinh trưởng và phát triển nhanh.
Khi được khoảng 7 đến 12 ngày thì cây sẽ nhanh mọc, hãy hòa phân với nước để tưới, lưu ý cần tưới thật nhẹ nhàng để không bung gốc và không bị dập nát khi cây mới mọc. Chăm chỉ làm cỏ để cây được thông thoáng, loại bỏ đi những loại cỏ làm cản trở quá trình sinh trưởng của cây.
Loại rau này có mùi thơm dễ chịu, được ăn sống hoặc làm gia vị trong nhiều món ăn ngon. Loại rau này khá dễ trồng nên bạn đừng bỏ qua trong khu vườn của mình nhé.
4. Húng bạc hà
Rau húng bạc hà là một trong những loại rau gia vị phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình người Việt. Loại rau gia vị này thường được thêm vào các món xào, nộm hoặc canh chua… giúp cho món ăn thêm đậm đà, hấp dẫn. Ngoài ra, nó còn được xem như vị thuốc quý.
Rau húng bạc hà có mùi thơm the mát đem lại cảm giác thư thái cho con người nhưng lại là ác mộng với các loài muỗi, kiến, gián, ong… Bạn nên trồng quanh nhà một vài bụi húng bạc hà để làm nhiệm vụ đuổi muỗi và các loại côn trùng gây khó chịu.
5. Thì là
Để thì là phát triển tốt cần trồng đúng thời vụ. Thì là là loại cây ưa nắng nên khi trồng, bạn nên chọn vị trí có thể có ít nhất 5 giờ nắng giúp không khí lưu thông và luôn giữ cho đất ở bề mặt chậu được khô thoáng.
Hạt giống thì là trước khi gieo nên phơi ngoài nắng nhẹ, để 1 đêm, hôm sau đem gieo. Thì là có thể mọc khắp nơi ở nước ta, nhưng thường thích đất tươi xốp, ít bị chua và mặn. Thường làm đất để gieo thẳng hạt vào luống.
Rau thì là khi đủ phân thường có màu xanh đậm, lá sum suê, nếu thấy lá có màu xanh nõn chuối chứng tỏ thì là thiếu phân, cần bón thúc để cây sinh trưởng tốt. Nhìn chung thì là ít bị sâu bệnh phá hại vì vậy bình thường không nên dùng thuốc sâu để phun xịt.
6. Húng quế
Húng quế hay còn gọi là rau húng thơm thường được dùng ăn kèm với nhiều món ăn và có tác dụng chữa một số bệnh thông thường. Không chỉ có vậy, tinh dầu của cây húng thơm cũng có thể giúp phòng chống muỗi hữu hiệu cho cả gia đình bạn.
Để trồng húng quế có hai cách là giâm cành hoặc trồng bằng hạt.
- Trồng bằng cách giâm cành: Giâm húng quế bằng cách cắt lấy một đoạn đầu ngọn còn non dài khoảng 7 – 9cm rồi bỏ hết các lá thấp phía dưới và để lại 2 lá mầm trên cùng. Sau khi ngắt lá, đặt cành húng quế vào một bát nước sạch và để ở cửa sổ nhiều nắng. Sau hai tuần kể từ khi cắt, rễ tiếp tục phát triển.
- Trồng bằng hạt: Trồng theo cách 1 và sau khi cây lên nhiều và lại gieo thêm hạt nữa. Mua đất trồng rồi chuyển cây trồng thủy canh sang thổ canh bằng cách bỏ vào chậu.
Trồng húng quế ra đất. Chỉ sau vài tuần, húng quế sẽ phát triển cực kì nhanh chóng. Thậm chí, nếu bạn cắt ngọn trên để ăn, vài ngay sau từ đó sẽ mọc ra 2,3,4 nhánh khác.
Mùi thơm hăng hăng, cay cay của rau húng là nỗi khiếp sợ của loài muỗi. Loại cây này ưa ánh sáng, ưa ẩm và chịu được hạn nên khá dễ trồng. Và cũng giống bạc hà hay sả, cây húng thơm còn là cây gia vị quen mặt với các gia đình Việt bởi thế trồng húng thơm trong nhà, bạn không chỉ chống được muỗi mà còn có thêm rau thơm sạch để thưởng thức.
Tự trồng lặc lày vừa lấy quả giải nhiệt, vừa phủ xanh ban công
Có mùi thơm ngon, vị ngot thanh mat và rât đươc ưa chuông vao mua he, lặc lày (mướp Nhật) trồng không hê kho nên viêc sơ hưu môt gian mươp Nhât xanh tôt trên ban công sân thượng vưa lây bong mat vưa lây qua ăn giai nhiêt mùa hè la điêu hoan toan trong tầm tay bạn.
Mươp Nhât hay con goi la lăc lay tư khi mơi xuât hiên đa đươc coi la môt loai qua cao câp đăc san vơi gia thanh không hê re. Ngoai tên goi la mươp Nhât (lăc lay), loai qua nay con đươc ba con dân tôc Thai goi vơi cai tên măc têt (mươp rưng), mươp Mương.
Quả lặc lày (mướp rừng, mướp Mường) là thứ quả được đồng bào người Thái, Mường trồng nhiều ở vùng núi Tây Bắc. Nhưng khoảng từ 2- 3 năm trở lại đây, ở miền xuôi cũng có rất nhiều nơi trồng được loại quả đặc biệt này. Khác với lặc lày lai, lặc lày ta có thân tròn trịa, vỏ ngoài có sọc xanh trắng gần giống với dưa gang.
Vơi hương vi thơm ngon thanh mat va đăc biêt la lơp vo gion, mươp Nhât ngay cang đươc trông phô biên ơ nhiêu nơi. Nêu ban la môt trong nhưng fan hâm mô cua loai qua nay, thi đưng bo qua hương dân trông mươp Nhât dươi đây nhé:
Quả lặc lày được trồng bằng hạt. Ban co thê mua hat giông của chúng tai cac cưa hang uy tin hoăc xin hat giông tư cac gia đinh đa trông băng cach chon nhưng qua to đêu cho chin gia trên cây rôi đem hai xuông phơi khô va lây hat bên trong. Lưu ý, bạn nên chọn những hạt to, tròn mẩy, sờ chắc hạt. Với những người mới trồng lần đầu thì nên mua hạt giống mướp Nhật.
Cũng giống các loại cây họ bầu, với mướp Nhật (lặc lày) bạn không cần tưới quá nhiều nước bởi chúng hay bị thối rễ. Vì vậy, bạn nên trồng mướp Nhật trên những khu vực đất cao và dễ thoát nước. Đồng thời cần chọn loại đất thích hợp trồng cho cây như đất cát pha.
Trước khi gieo hạt bạn nên ngâm chúng trong nước ấm theo công thức 2 sôi 3 lạnh trong khoảng thời gian từ 4-5 tiếng cho hạt ngấm nước và dễ nảy mầm hơn. Sau đó bạn tiếp tục đem ủ hạt giống vào khăn ẩm để qua đêm cho tới khi thấy hạt nứt nanh thì đem gieo xuống đất.
Ngon Sạch Lạ khuyên bạn tốt nhất nên gieo hạt trong khay ươm trước khi thành cây con và chuyển sang trồng ở nơi khác. Mướp Nhật (lặc lày) cùng họ với các loại mướp ta, bầu, bí thông thường nên cách thức chăm sóc cũng tương tự. Đặc biệt lưu ý bạn nên giữ cho đất luôn ẩm và che chắn cây con cẩn thận, tránh bị sâu, chuột phá hoại.
Khi cây con phát triển tới 4 đến 5 lá thật, bạn nên tưới nước nhiều hơn và bón lót cho chúng nhiều hơn. Sau khoảng 3 tuần, lúc này cây mướp Nhật đã đạt chiều cao 20-30 cm và ra nhiều lá và nhánh, lúc này bạn nên làm giàn cho cây.
Làm giàn cho lặc lày cũng giống như những loại giàn cho mướp hay bầu, bí khác. Bạn có thể tạo cho cây một giàn vững chãi bằng sắt hoặc gỗ để được nhiều quả hơn trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Bạn nên chọn ra khoảng 4 cây mọc khỏe nhất làm cây chính cho leo giàn.
Sau khi làm giàn và cây bắt đầu leo, bám, bạn cần thường xuyên tưới nước cho cây. Cụ thể nên tưới ngày hai lần vào sáng sớm và chiều mát. Có thể bón phân thêm cho cây, đặc biệt, bạn nên bón phân cho cây vào thời kỳ ra hoa và đậu quả để giúp cây tạo được nhiều quả to đẹp và cho thời gian ra quả kéo dài.
Chỉ một thời gian sau, bạn sẽ thấy lá và các ngọn đâm ra tua tủa khiến toàn bộ giàn được phủ một màu xanh mướt, sau đó khoảng vài ngày cây sẽ ra hoa.
Hoa mướp Nhật (lặc lè) thường nhỏ có màu trắng tinh khiết trông rất đẹp, khi nở năm cánh bung tỏa cùng những sợi tơ trắng dài li ti xòe rộng. Loài hoa này thu hút rất nhiều loài ong bướm đến hút mật thụ phấn.
Mướp Nhật có cả hoa đực và hoa cái bởi nó là cây lưỡng tính. Hoa cái khi nở sẽ to hơn và phía cuống hoa thường sẽ có một chỗ hơi phình to ra sau này khi hoa tàn, đó là nơi sẽ hình thành quả.
Để giúp cây đậu nhiều trái hơn thì ngoài biện pháp thụ phấn tự nhiên nhờ ong bướm thì bạn cũng có thể tự tay thụ phấn cho cây bằng cách ngay khi những bông hoa đực chưa tàn bạn nên ngắt chúng rồi đem những bông hoa đực ấn nhẹ phần phấn vào bầu noãn của bông hoa cái. Như thế sau này bông hoa đó sẽ chắc chắn ra quả.
Sau thời gian vất vả gieo hạt, chăm sóc cây, khoảng 2 tháng sau kể từ khi gieo hạt, cây nếu sinh trưởng và phát triển bình thường sẽ cho ra những quả đầu tiên. Quả trưởng thành có hình dáng dài với thân láng có những vân sọc trắng xung quanh.
Giống với các loại cây thân leo khác, mướp Nhật có thể cho quả liên tục trong vòng 3 tháng. Vì vậy, bạn có thể thu hoạch mướp Nhật dần để thưởng thức đến hết mùa hè.
Theo Danviet
6 điều cần biết khi bắt đầu tự trồng rau sạch tại nhà Làm vườn không hề khó như chúng ta nghĩ, biết thêm những điều sau đây bạn sẽ thêm tự tin hơn để bắt đầu với dự án nho nhỏ của mình. Bạn đang có ý định tự trồng rau tại nhà để có nguồn thực phẩm sạch cho cả gia đình nhưng chưa biết làm thế nào? Những điều sau đây sẽ giúp...