Từ trái đất có thể thấy “siêu mặt trời” đang biến dạng và sắp nổ
Cái chết tương lai của mặt trời chúng ta có thể được nhìn thấy trước thông qua cái kết của một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời mà bạn có thể trông rõ từ trái đất: Betelgeuse.
Những hình ảnh quan sát mới nhất từ Đài Thiên văn European Southern (ESO, đặt tại Chile) đã hiển thị những chi tiết chưa từng thấy về Betelgeuse, một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời.
Hình ảnh quan sát cho thấy nó đã mờ đi rất rõ ràng, như bị biến dạng. Hiện nay, độ sáng của nó chỉ còn 36% so với độ sáng thông thường trong vài tháng qua. Đó là dấu hiệu phổ biến cho thấy ngôi sao đó sắp nổ tung.
Ảnh đồ họa cho thấy ngôi sao đỏ khổng lồ khi phát nổ được so sánh với các thiên thể trong Hệ Mặt trời – chỉ như những chấm nhỏ – ảnh đồ họa từ ESO
Betelgeuse (Alpha Orionis) là ngôi sao sáng thứ 12 trên bầu trời đêu và sáng nhất trong chòm Lạp Hộ (Orion), chỉ sau ngôi sao Rigel (Beta Orionis). Ước tính độ lớn của nó là khoảng 1.400 lần mặt trời của chúng ta. Nếu đặt nó ở trung tâm của Hệ Mặt Trời, nó sẽ lớn đến nổi chứa toàn bộ Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa và có thể chạm tới quỹ đạo của Sao Mộc. Betelgeuse cách chúng ta khoảng 640-700 năm ánh sáng.
Video đang HOT
Chỉ sau 11 tháng, hình dạng ngôi sao sáng thứ 12 trên bầu trời đã thay đổi khó ngờ – ảnh: ESO
Theo nhà thiên văn học Edward Guinan từ Đại học Villanova (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu, ngôi sao đang trong giai đoạn co lại khi gần hết tuổi thọ, sau đó sụp đổ và tỏa sáng lần cuối trong hình dạng một siêu tân tinh tàn khốc. Siêu tân tinh là cách gọi vụ nổ khổng lồ khi một ngôi sao chết đi.
Những hình ảnh mới nhất về bề mặt của ngôi sao đỏ khổng lồ này cho thấy nó không chỉ mờ mà còn biến dạng nghiêm trọng so với 11 tháng trước đó, cho thấy cái chết đã rất gần. Nếu nó nổ trong đêm, từ trái đất con người và muôn loài sẽ thấy bầu trời rực rỡ như ban ngày, hoặc ít nhất sáng như có trăng tròn.
Tuy nhiên, tuổi thọ của một thiên thể luôn là con số rất lớn, vì vậy dù đã ở đoạn cuối của sự hấp hối, nó cũng chỉ nổ trong khoảng… 100.000 năm nữa.
A. Thư
Theo nld.com.vn/Space, Daily Mail
Ngôi sao sáng nhất bầu trời Betelgeuse sắp nổ tung?
Nếu vụ nổ xảy ra chúng ta sẽ được chứng kiến một vụ nổ sao, hiện tượng mà chúng ta mới chỉ quan sát được vài lần trong 1.000 năm qua.
Mới đây, các nhà thiên văn học ở Đại học Villanova công bố 1 bài báo ghi nhận rằng ngôi sao khổng lồ đỏ Betelgeuse trong chòm Orion mờ đi nhiều trong những tháng gần đây. Đây là biểu hiện của một ngôi sao ở cuối vòng đời. Các nhà khoa học cho biết độ sáng của sao Betelgeuse đã ở mức "thấp nhất từ trước tới nay".
Ngày 23/12, nhóm nghiên cứu lại công bố độ sáng đang giảm dần trong 2 tuần qua. Betelgeuse từng là một trong 10 ngôi sao sáng nhất bầu trời khi quan sát từ Trái Đất, nhưng giờ đây nó đã rơi xuống vị trí thứ 21.
Sao Betelgeuse và khu vực xung quanh ngôi sao này. Ảnh minh họa
Khi một ngôi sao tắt dần, có hai khả năng xảy ra. Khả năng đầu tiên là ngôi sao này, vốn đã ở cuối vòng đời sao, đang tỏa năng lượng ở những mức khác nhau. Những chu kỳ thay đổi độ sáng kéo dài khoảng 50 năm, và Betelgeuse có thể chỉ đang ở mức thấp nhất trước khi sáng trở lại. Chu kỳ này, với một ngôi sao, chỉ như cái nháy mắt.
"Những ngôi sao ở cuối vòng đời thường thay đổi độ sáng khá nhiều mà chúng ta chưa giải thích được. Nó có thể sẽ còn tồn tại trong 10.000 hoặc 100.000 năm nữa", nhà thiên văn Yvette Cendes của Trung tâm Harvard-Smithsonian giải thích.
Khả năng thứ hai là Betelgeuse đã thực sự đi hết vòng đời và sắp nổ tung. Giải thích cho lý do suy đoán, các nhà thiên văn cho rằng việc bị giảm đi ánh sáng có thể là do ngôi sao đang cạn kiệt "nhiên liệu". Việc bị bào mòn năng lượng sẽ khiến lõi của ngôi sao này bị bào mòn, từ đó dẫn tới vụ nổ siêu tân tinh.
Nếu đúng như dự đoán thì khi ngôi sao này phát nổ, con người có thể nhìn thấy vụ nổ này từ Trái Đất vào ban ngày. Còn nếu là vào ban đêm thì vụ nổ này sẽ sáng đến mức có thể "lấn át" ánh sáng Mặt Trăng suốt vài tuần, thậm chí là vài tháng.
Sao Betelgeuse lớn gấp 1.400 lần Mặt Trời
Theo NASA, sao Betelgeuse lớn gấp 1.400 lần Mặt Trời. Bán kính của ngôi sao này lớn đến mức có thể bao trùm 4 hành tinh ở vành trong hệ Mặt Trời là sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa và hành tinh ngoài vành là sao Mộc. Betelgeuse có nhiệt độ trung bình 2.487 độ C. Betelgeuse nằm cách Trái Đất 640 năm ánh sáng, đây là khoảng cách đủ lớn để Trái Đất an toàn trước vụ nổ của ngôi sao này và sẽ phải mất khoảng 10.000 năm các mảnh thiên thạch và tia X từ vụ nổ mới đi đến Trái Đất, và hành tinh của chúng ta cũng sẽ không bị ảnh hưởng nhờ vào từ trường.
Vụ nổ sao gần đây nhất trong dải Ngân Hà là vụ nổ do nhà thiên văn học Johannes Kepler ghi chép lại, xảy ra vào năm 1604. Theo những ghi chép con người có thể nhìn thấy vầng sáng trên trời trong khoảng thời gian 3 tuần. Ngôi sao SN 1604 cách Trái Đất khoảng 20.000 năm ánh sáng. Trong khi đó, khoảng cách từ Betelgeuse tới Trái Đất gần hơn 10 lần so với vụ nổ năm 1604.
Lê Chính
Theo vietq.vn
Phát hiện tiểu hành tinh nằm bên trong quỹ đạo của Sao Kim Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện ra một tiểu hành tinh nằm bên trong quỹ đạo của Sao Kim, Trung tâm nghiên cứu tiểu hành tinh của Liên minh Thiên văn quốc tế cho biết. Theo tài liệu của trung tâm, thiên thể 2020 AV2 được các nhà nghiên cứu phát hiện qua đài thiên văn trên núi Palomar ở...