Từ TPHCM đi Vũng Tàu: Chỉ còn mất nửa thời gian
Ngày 20/12 tới, 2 nhánh đường dẫn tại khu vực nút giao Vành đai II – Dự án đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây được thông xe. Khi đó, các phương tiện đi quãng đường 95km từ TPHCM tới Vũng Tàu chỉ còn mất 1 giờ 20 phút.
Từ TPHCM đi Vũng Tàu chỉ mất khoảng 1 giờ 20 phút
Thông tin từ Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, sẽ thông xe kỹ thuật đưa vào khai thác 2 nhánh C2 và B1 thuộc gói thầu số 9 tại khu vực nút giao Vành Đai II (phường Phú Hữu, quận 9) vào ngày 20/12.
Gói thầu số 9 được khởi công vào tháng 4/2013 do nhà thầu thi công là Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (CIENCO 4) với giá trị hợp đồng là 2.434 tỷ đồng. Gói thầu xây dựng đường và nút giao giữa đường cao tốc và Vành Đai II đã hoàn thành với khối lượng các hạng mục thi công lớn trong điều kiện địa chất, thủy văn phức tạp bao gồm tổng cộng 8 nhánh ra/vào, với tổng chiều dài 12km. Việc đưa vào khai thác 2 nhánh C2 và B1 vào ngày 20/12, gói thầu số 9 đã vượt tiến độ 5 tháng.
Sơ đồ hướng dẫn xe lưu thông vào đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây
Hướng đi lên đường cao tốc, các phương tiện lưu thông trên đường Vành đai II (hướng từ đường liên phường đi Nguyễn Duy Trình) khi qua ngã tư giao lộ giữa đường Vành Đai II và Nguyễn Duy Trinh có thể rẽ phải vào nhánh C2 (đường màu xanh dương) để lên đường cao tốc đi Long Thành (quốc lộ 51).
Các phương tiện đang lưu thông trên đường Nguyễn Duy Trinh (hướng từ quận 2 sang quận 9) khi đến ngã tư giao lộ đường Vành Đai II và Nguyễn Duy Trinh có thể rẽ phải vào đường Vành Đai II, gặp nhánh C2 (đường màu xanh dương) thì rẽ phải để lên đường cao tốc đi Long Thành.
Các phương tiện lưu thông trên đường Vành Đai II (hướng từ cầu Phú Mỹ đi Nguyễn Duy Trinh) khi qua ngã tư giao lộ giữa đường Vành Đai II và Nguyễn Duy Trinh có thể rẽ phải vào nhánh A2 (đường màu xanh lá) để lên đường cao tốc đi Long Thành.
Các phương tiện lưu thông trên đường Nguyễn Duy Trinh (hướng từ quận 9 sang quận 2) khi đến ngã tư giao lộ giữa đường Vành đai II và Nguyễn Duy Trinh có thể rẽ phải và đường Vành Đai II, gặp nhánh A2 (đường màu xanh lá) thì rẽ phải để lên đường cao tốc để đi Long Thành.
Video đang HOT
Hướng xuống đường cao tốc, các phương tiện đang lưu thông trên đường cao tốc (hướng Long Thành về TPHCM) khi tới nút giao Vành Đai II có thể rẽ trái vào nhánh B1(đường màu vàng) để xuống đường Vành Đai II để đi về cầu Phú Mỹ hoặc các khu vực lân cận.
Các phương tiện đang lưu thông trên đường cao tốc (hướng Long Thành về TPHCM) khi tới nút giao Vành Đai II có thể rẽ phải vào nhánh B2 (đường màu đỏ) để xuống đường Vành Đai II để đi vào hướng ngã tư Bình Thái hoặc các khu vực lân cận.
Từ TPHCM đi Vũng Tàu hiện nay dài khoảng 120km, thời gian lưu thông mất hơn 2,5 giờ. Khi thông xe đoạn tuyến cao tốc sẽ rút ngắn khoảng cách xuống còn khoảng 95km với thời gian lưu thông chỉ còn khoảng 1 giờ 20 phút và không bị ùn tắc.
Đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây đi qua địa phận TPHCM và Đồng Nai. Tổng chiều dài toàn tuyến là 55km được chia làm 2 thành phần: đoạn từ Vành Đai II đến quốc lộ 51 (thuộc thành phần II) dai 20km đã được thông xe và đưa vào khai thác tạm từ tháng 1/2014, góp phần rút ngắn thời gian đi Đồng Nai, Vũng Tàu, giảm ách tắc giao thông và tai nạn giao thông cho cửa ngõ TPHCM, quốc lộ 20 và quốc lộ 1A.
Sau gần 1 năm đưa vào khai thác (trong thời điểm khai thác đến 1/9/2014 mới chỉ khai thác với 3 loại xe và kể từ 2/9 cho phép khai thác 5 loại xe) đoạn tuyến đã đảm bảo phục vụ tốt cho hơn 4,5 triệu lượt phương tiện lưu thông an toàn và thông suốt.
Quốc Anh
Theo Dantri
Tử tù Hồ Duy Trúc: "Em đừng bỏ rơi con, tội lắm"
Trước khi chia tay người vợ không hôn thú, tử tù Hồ Duy Trúc dặn: "Em cố gắng nuôi con nên người, nếu không nổi hay muốn đi bước nữa hãy giao thằng bé cho ông bà nội chăm sóc..".
Cuộc "đoàn tụ" ở nơi không mong đợi
Trong số những tử tù mà tôi từng có dịp tiếp xúc, Hồ Duy Trúc là một trong những người khiến tôi phải suy nghĩ và day dứt nhiều. Bản án của Trúc đến thời điểm này đã được tuyên, chỉ đợi ngày trả án. Và trong sâu thẳm những hy vọng mỏng manh, gia đình của tử tù này đang gửi đơn xin xem xét giảm án.
Sáng 10/12, tại bến xe Miền Đông (TP.HCM), chúng tôi đón đôi vợ chồng ông Hồ Duy Tùng và bà Lê Thị Út vừa ngược từ quê Ninh Thuận vào Sài Gòn để đến thăm Trúc. Vợ chồng ông Tùng bảo, từ lúc con bị biệt giam, hàng tháng họ vẫn cố vay mượn, đi xe khách vào thăm. Ông bà hy vọng, những lần gặp gỡ ngắn ngủi và các cuộc trao đổi, họ càng có niềm tin hơn để sống nốt quãng đời còn lại. Hơn nữa, cũng một phần động viên Trúc cố gắng sống tốt hơn dù phải đếm từng ngày.
Nồi thịt kho bà Út- mẹ của Trúc mang từ quê Ninh Thuận vào thăm con trai.
Nói đoạn, hai ông bà không vội vàng xách theo đồ cùng với người con dâu - người vợ không hôn thú của Trúc và đứa cháu nội bắt xe buýt đến trại giam khám Chí Hòa đợi tới phiên gặp con trai.
Cuộc gặp gỡ kéo dài một giờ khiến những người xung quanh đều rơi nước mắt. Nhìn cha mẹ già mái tóc ngày càng bạc trắng, gầy gò, Trúc không nói nên lời, chỉ lặng im khóc.
Đứa con trai nhìn Trúc đầy hồn nhiên, đôi lúc e ngại. Thậm chí, khi bồng con, nỗi nhớ nhung trào dâng, Trúc ôm đứa bé vào lòng thật chặt, ánh mắt buồn tủi nhìn người vợ đang ngồi thất thần. Cuộc "đoàn tụ" không mong đợi diễn ra trong trại giam khám Chí Hòa của gia đình Trúc thật xót xa.
"Hy vọng Trúc được giảm án"
Vụ án chặt tay, cướp iPhone do Trúc cùng đồng bọn thực hiện ngày 24/11/2012 tại cầu Phú Mỹ (quận 7, TP.HCM) đã khiến dư luận cả nước xôn xao suốt một thời gian dài. Và cho tới hôm nay, người dân vẫn theo dõi sát sao diễn biến của vụ việc.
Có rất nhiều ý kiến được đặt ra xung quanh việc nên giảm án hay giữ nguyên mức án tử đối với Trúc. Phóng viên báo Pháp luật & Xã hội đã có cuộc khảo sát ý kiến những người dân sống ở TP.HCM về vụ việc này.
Bà Nguyễn Thị Lý (43 tuổi) làm nghề bán hàng rong ở quận Phú Nhuận cho biết: "Tôi là người dân ít học nhưng ngày nào cũng theo dõi thời sự và đọc báo để biết tin tức. Hai năm về trước, tôi có nghe về vụ án Trúc cùng đồng bọn gây án trên cầu Phú Mỹ Hưng. Nhưng xét cho cùng, đó cũng chỉ là hành động thiếu hiểu biết của chàng trai mới lớn ở quê lên thành phố, cộng thêm chút men rượu trong người nên mới làm liều để có tiền tiêu xài. Khi thấy tòa án kết luận mức án cao nhất cho Trúc, tôi cũng thấy tội cho hung thủ. Dù gì đi nữa, tôi vẫn mong hắn được giảm án nó có cơ hội chuộc lại lỗi lầm".
Những ngày này, Hằng chạy ngược xuôi xin làm thủ tục đăng ký kết hôn với tướng cướp Hồ Duy Trúc. Người phụ nữ này khao khát được làm vợ đàng hoàng, cho dù chồng là tử tội.
Còn anh Trần Nhân (34 tuổi), nhân viên sửa xe ở quận Gò Vấp thì cho rằng: "Hành động của Trúc là xem thường mạng sống của người khác, xem thường pháp luật nên tử hình là đúng. Tôi đồng ý với phán quyết của HĐXX. Nếu như một trong những người thân của Trúc là người bị hại thì hung thủ sẽ nghĩ như thế nào. Đối với chị Thúy đang có cuộc sống vui vẻ, an lành, bỗng nhiên lại bị tàn phế vĩnh viễn, suýt nữa còn mất đi mạng sống, không phải vì bệnh tật mà là do những kẻ mất nhân tính như Trúc gây ra".
Ông Tám (53 tuổi) hành nghề xe ôm ở quận Bình Thạnh nói: "Theo tôi mức tử hình là hơi cao so với hành vi mà Trúc cùng đồng bọn gây ra. Tôi là người theo dõi sát vụ án nên tôi cũng biết, lúc Trúc bị tuyên án tử, mẹ Trúc có chửi những câu khó nghe như người giàu ra đường khoe của nên mới bị cướp. Xét cho cùng, đó chỉ là hành động nhất thời của người mẹ có con tù tội. Nhiều người cho rằng bà không biết dạy dỗ con cái nhưng Trúc cũng đủ lớn để làm chủ được hành vi của mình. Giờ đây Trúc còn mẹ già cùng vợ trẻ và con thơ đang chờ đợi tin tức trong vô vọng. Tôi cũng mong Trúc có cơ hội làm lại cuộc đời".
Nạn nhân bị chặt tay không muốn tử hình Hồ Duy Trúc
Sau khi bản án của Trúc bị tuyên với khung hình phạt cao nhất, chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy ( ngụ quận 2, TP.HCM) xin giảm án cho tướng cướp Hồ Duy Trúc, kẻ đã gây ra những vụ cướp ghê rợn ở TP.HCM và gây ra nỗi đau thể xác lẫn tinh thần cho chính bản thân chị Thúy.
Lá thư với những dòng như sau:
"Thư xin giảm tội tử hình cho Hồ Duy Trúc
Tôi tên là Nguyễn Thị Ngọc Thúy, 30 tuổi, ngụ ở phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP.HCM.
Tôi là cô gái bị Trúc chém đứt tay ở cầu Phú Mỹ vào cuối năm 2012. Ngày 23/3/2014, Tòa án TP.HCM đã y án sơ thẩm xử tử hình Trúc là kẻ đã gây ra vụ án vừa rồi. Lần xử phúc thẩm Trúc, tôi có kèm đơn xin giảm án cho Trúc, trước ngày xử 4 ngày vì thấy Trúc đã hối lỗi ăn năn về hành vi chém tay để nhằm cướp xe. Do thấy tuổi đời Trúc còn trẻ, không nhận thức và hiểu biết về pháp luật vì ít học nhưng không được tòa xem xét là tình tiết giảm tội vì cho là trễ hạn theo qui định.
Nay, một lần nữa trước sự hối hận ăn năn của Trúc và gia đình, tôi tha thiết mong cơ quan chức năng xem xét và cho Trúc một cơ hội, được ân huệ là giảm án tử hình để Trúc có cơ hội hoàn lương vì có một đứa bé cần có cha trong cuộc đời sau này. Kính mong cơ quan chức năng ân xá cho Trúc được giảm tội chết".
Sau khi nguyên văn bức thư xin ân xá cho tử tù Trúc được lan truyền trên mạng, nhiều người bày tỏ quan điểm của mình. Nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ chị Thúy vì hành động đầy tính nhân văn. "Trước mỗi sự việc hãy tìm hiểu kỹ rồi hãy viết, phán xét. Cảm ơn chị Thúy nhiều. Em vẫn không đồng tình với việc làm của Trúc và đồng bọn, và cái gì cũng có giá phải trả, nhưng em biết chị đã tìm hiểu, và đã hiểu khá rõ hoàn cảnh của gia đình Trúc nên mới làm như vậy", bạn đọc bày tỏ.
Sau khi tòa tuyên y án, thay vì có hành động chống đối như phiên xét xử sơ thẩm, người thân của tướng cướp Hồ Duy Trúc đã òa lên khóc nức nở.
Theo NTD
Đại lộ Đông Tây sắp được thông xe sau 5 tháng sửa lún Sau hơn 5 tháng phong tỏa để thi công, tuyến đại lộ Đông Tây đoạn qua phường An Phú, quận 2, TPHCM đã được sửa chữa xong, phương tiện sẽ được lưu thông bình thường. Tuyến đại lộ Đông tây (đoạn qua phường An Phú, quận 2, nay là đường Mai Chí Thọ) suốt hơn 3 năm đưa vào sử dụng đã không...