Tự tin ra sớm 20 phút vì đề thi đại học quá dễ, nam sinh muối mặt khi biết điểm
Sự chủ quan, ra sớm 20 phút trong kì thi quan trọng nhất trong quãng đời học sinh khiến nam sinh Trung Quốc hối hận không kịp.
Cộng đồng mạng năm 2019 được một phen tranh luận về “Lâm Hoan” – nam sinh ra sớm 20 phút vì cho rằng đề thi đại học quá dễ. Đây là kỳ thì Cao khảo vô cùng khắc nghiệt ở Trung Quốc, vì vậy thái độ ngạo mạn của cậu khiến nhiều người không đồng tình.
Lâm Hoan là học sinh trường Hanggao – tên đầy đủ là Trung học Hàng Châu. Đây là một trong những trường trung học nổi tiếng nhất miền Nam Trung Quốc và cũng là trường trung học công lập được thành lập sớm nhất ở tỉnh Chiết Giang. Các học sinh của trường đều có thành tích học tập xuất sắc.
Khi là người đầu tiên bước ra khỏi phòng thi, Lâm Hoan kiêu ngạo nói: “Trong mắt học sinh Hanggao, đề thi tuyển sinh đại học chắc không khó. Dù có ở thêm trong phòng thi 20 phút cũng chẳng để làm gì”.
Cậu học sinh này cũng cho biết, nguyện vọng của mình là chuyên ngành Tâm lý học của Đại học Chiết Giang. Vì đây là một trong những ngôi trường top đầu Trung Quốc nên phóng viên khi ấy đều nghĩ rằng, Lâm Hoan sẽ có số điểm rất cao.
“Lâm Hoan” Tưởng Lạc Bồng trả lời phỏng vấn báo chí vào năm 2019.
Video đang HOT
Cuộc phỏng vấn của Lâm Hoan sau khi ra sớm 20 phút ngay lập tức gây bão, nhiều người trông chờ kết quả mà nam sinh này đạt được. Tuy nhiên trước khi biết điểm, danh tính của Lâm Hoan khiến nhiều người bất ngờ. Đây chỉ là tên giả mà cậu bịa ra để trả lời báo chí. Tên thật của cậu là Tưởng Lạc Bồng. Theo một số thông tin, Lâm Hoan là học sinh cá biệt, vô lễ, thường xuyên xô xát với giáo viên, thâm chí còn quấy rầy nhiều bạn nữ.
Ngay sau đó, Tưởng Lạc Bồng bị cư dân mạng công kích dữ dội. Một tháng sau kỳ thi đại học, số điểm của Tưởng Lạc Bồng cũng được tiết lộ: 94 điểm môn tiếng Trung, 101 điểm môn Toán, 109 điểm Ngoại ngữ, 82 điểm môn Vật lý, 82 điểm môn Hóa học và 97 điểm Công nghệ, tổng điểm là 565.
Đối với học sinh bình thường, điểm số này không tệ, nhưng đối với học sinh của ngôi trường danh tiếng như Hanggao , thì số điểm này bị đánh giá là “dưới đáy”. Đặc biệt, Tưởng Lạc Bồng còn kiêu ngạo ra khỏi phòng thi sớm hơn 20 phút.
Tưởng Lạc Bồng sau khi nhận kết quả nhận phải nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận, trường Hanggao nơi cậu theo học cũng bị vạ lây. Với số điểm 565, tất nhiên nam sinh này không thể theo học Đại học Chiết Giang. Một số tin tức cho biết, nam sinh này đã đến Ninh Ba học đại học. Sau khi trải qua chuyện này, Lạc Bồng cũng trở nên trầm tính, bớt kiêu căng hơn.
Singapore dẫn đầu bảng xếp hạng đại học châu Á 2022 của QS
Đại học của Singapore đứng đầu nhưng Trung Quốc lại có nhiều trường lọt top hơn. Việt Nam có 11 đại diện được nêu trong danh sách năm nay.
Đại học Quốc gia Singapore (Singapore) đứng đầu xếp hạng đại học châu Á. Ảnh: NUS.
Vừa qua, tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS, Anh) công bố xếp hạng đại học châu Á năm 2022. Theo đó, Đại học Quốc gia Singapore (Singapore) tiếp tục đứng đầu với tổng điểm đánh giá 100. Đây là năm thứ 4 liên tiếp trường đạt được vị trí này.
Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) vươn lên từ vị trí số 7 (năm 2021) lên vị trí số 2 với tổng điểm đánh giá 99,5. Đây là thứ hạng cao nhất trường này nhận được kể từ khi tham gia xếp hạng đại học châu Á của QS kể từ năm 2013.
Đồng hạng 3 trong danh sách là Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) và Đại học Hong Kong (Hong Kong) với 98,7 điểm đánh giá. So với năm 2021, hai trường vẫn giữ nguyên thứ hạng và phần tổng điểm tăng nhẹ lần lượt là 0,5 và 0,7.
Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) rớt hạng trong danh sách năm nay. Ảnh: CGTN.
Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) tụt từ vị trí số 2 xuống vị trí số 5 trong xếp hạng lần này với 98,3 điểm đánh giá. Dù rớt hạng, phần danh tiếng học thuật và danh tiếng với nhà tuyển dụng của trường này vẫn được QS chấm điểm tối đa.
5 vị trí còn lại trong top 10 đại học châu Á 2022 lần lượt là: Đại học Chiết Giang (Trung Quốc); Đại học Phúc Đán (Trung Quốc); Đại học Malaya (Malaysia); Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (Trung Quốc) và Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc). Nhìn chung, 5 trường này không bị xáo trộn về thứ hạng so với xếp hạng năm 2021.
Năm nay, Việt Nam tiếp tục có 11 trường nằm trong top. Đại học Tôn Đức Thắng hạng 142, theo sau đó là Đại học Quốc gia Hà Nội (147), Đại học Quốc gia TP.HCM (179), Đại học Duy Tân (210), Đại học Bách khoa Hà Nội (281-290).
Các trường còn lại lọt vào top 650 của xếp hạng, lần lượt là: Đại học Huế (401-450), Đại học Cần Thơ (501-550), Đại học Đà Nẵng (501-550), Đại học Sư phạm Hà Nội (551-600), Đại học Kinh tế TP.HCM (551-600), Đại học Công nghiệp TP.HCM (601-650).
Năm nay, danh sách của QS có sự tham gia của của 687 cơ sở giáo dục ở châu Á, đạt kỷ lục về số lượng trường tham gia xếp hạng.
Giống như danh sách năm 2021, Trung Quốc là quốc gia có nhiều trường tham gia nhất với 126 cơ sở giáo dục đại học. Xếp thứ hai và thứ ba về số lượng lần lượt là Ấn Độ và Nhật Bản.
Xếp hạng đại học châu Á của QS được đánh giá dựa trên 11 tiêu chí là: Danh tiếng học thuật (30%); danh tiếng với nhà tuyển dụng (20%); tỷ lệ giảng viên/sinh viên (10%); mạng lưới nghiên cứu quốc tế (10%); số lượng trích dẫn bài báo (10%); tỷ lệ trích dẫn bài báo/giảng viên (5%); số lượng giảng viên có bằng tiến sĩ (5%); tỷ lệ giảng viên quốc tế (2,5%); tỷ lệ sinh viên quốc tế (2,5%); tỷ lệ sinh viên trao đổi trong nước (2,5%); tỷ lệ sinh viên trao đổi nước ngoài (2,5%).
Phát hiện mới: Bỏ ăn sáng có thể gây hại cho chức năng nhận thức Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng bỏ bữa sáng có thể gây hại nghiêm trọng đến chức năng nhận thức của bạn. Kết quả đã được báo cáo trong một bài báo của tiến sĩ Changzheng Yuan và tiến sĩ Dongmei Yu của Đại học Chiết Giang (Trung Quốc), được công bố trên tạp chí Life Metabolism. Bỏ bữa sáng...