Từ thương chiến đến Greenland, chiến lược Mỹ kiềm chế Trung Quốc?
Cuộc chiến thương mại chỉ là bề nổi trong cuộc cạnh tranh toàn cầu về ảnh hưởng kinh tế, chính trị, quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tính toán của Tổng thống Trump
Tình hình leo thang trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay đang thu hút sự chú ý sau khi Tổng thống Trump ngày 1/8 thông báo quyết định áp thuế 10% với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và Bắc Kinh đáp trả bằng việc áp thuế 75 tỷ USD hàng Mỹ từ đầu tháng 9/2019. Nhưng đó chỉ là bề nổi của một tảng băng trôi trong cuộc cạnh tranh toàn cầu về ảnh hưởng kinh tế, chính trị, quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc. Nó không nên được xem xét một cách riêng biệt.
Chính quyền Tổng thống Trump đánh giá Trung Quốc là “một đối thủ cạnh tranh chiến lược”. Ảnh: AP.
Thêm một diễn biến khác khiến dư luận quan tâm là việc Tổng thống Trump hủy chuyến thăm Đan Mạch sau khi Copenhagen từ chối thảo luận đề xuất của Mỹ mua đảo Greenland. Các nguồn lực tự nhiên của Greenland không chỉ có sức hút với Washington mà đây cũng là mối quan tâm của Bắc Kinh. Greenland chứa trữ lượng hàng đầu của một số kim loại đất hiếm, bao gồm neodymium, praseodymium, cùng với uranium và các sản phẩm phụ của kẽm. Mỹ có kế hoạch mua quần đảo này là bởi Washington nhận thức được rõ rằng Trung Quốc đã và đang xây dựng quan hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ với Greenland. Mặc dù công ty Xây dựng truyền thông quốc doanh Trung Quốc vẫn đang nỗ lực giành hợp đồng xây dựng hai sân bay mới tại Greenland, nhưng Bắc Kinh đã phát triển các lợi ích của nước này tại đây từ lâu, đáng chú ý là dự án khai thác uranium và đất hiếm tại khu vực Kvanefjeld ở Greenland.
Hiện tại, đất hiếm đang là “vũ khí” lợi hại của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ. Bắc Kinh cung cấp ít nhất 70% trữ lượng đất hiếm trên toàn cầu và thường dùng biện pháp hạn chế xuất khẩu mặt hàng này để trừng phạt các đối thủ.
Video đang HOT
Nếu như trong quá khứ đối thủ cạnh tranh lớn về địa chính trị và kinh tế của Mỹ là Liên Xô, thì giờ đây đó là Trung Quốc. Washington hiểu rằng Trung Quốc luôn có sự khao khát lớn đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và mong muốn phát triển các tuyến liên kết thương mại, trong đó có tuyến giao thương qua đường biển ở Bắc Băng Dương, hiện nay đã trở nên dễ tiếp cận hơn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Giới quan sát cho rằng, việc Tổng thống Trump đề xuất mua Greenland và nỗi thất vọng của ông khi bị từ chối là dấu hiệu cho thấy Mỹ đang lo lắng về sự tăng trưởng kinh tế và mở rộng ảnh hưởng địa chính trị của Trung Quốc, hơn bất cứ điều gì khác.
Mỹ không muốn Trung Quốc lấn sân
Mối lo ngại của Mỹ cũng được thể hiện ở nhiều nơi khác, trong đó có khu vực Châu Mỹ Latinh và Caribe (LAC), nơi mà Mỹ luôn coi là “sân sau” của quốc gia này.
Cuộc họp cấp cao giữa Trung Quốc và Bộ trưởng các nước CELAC. Ảnh: CNBC.
Nghiên cứu của Ủy ban đánh giá an ninh và kinh tế Mỹ-Trung (của Mỹ) cho biết: “Sự gia tăng nhanh chóng lượng hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào LAC đang làm giảm thị phần của Mỹ trong khu vực và gia tăng sự phụ thuộc về kinh tế của LAC vào Trung Quốc”. Nêu bật thực tế là kể từ năm 2005, “các ngân hàng nhà nước Trung Quốc đã cung cấp khoản vay hơn 159 tỷ USD cho LAC”, báo cáo nhấn mạnh, khoản tài chính này đã làm suy yếu khả năng của Mỹ và các tổ chức đa phương nhằm gây ảnh hưởng với các nước trong khu vực”.
Nghiên cứu cũng cho biết thêm, kể từ năm 2015, Trung Quốc đã điều phối sự tham gia của nước này trong khu vực thông qua diễn đàn Trung Quốc – Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe (China-CELAC Forum). “Với diễn đàn này, Trung Quốc có thể thúc đẩy các mục tiêu chính sách đối ngoại và định hình những cuộc thảo luận trong khu vực mà không có sự tham gia của Mỹ hoặc Canada”, nghiên cứu nêu rõ.
Theo nghiên cứu, sự nổi lên của Trung Quốc tại Châu Mỹ Latinh và Caribe đang gây ảnh hưởng đến vị thế kinh tế của Mỹ trong khu vực. Washington dù chưa cảm thấy bị đe dọa bởi nỗ lực mở rộng ảnh hưởng tới khu vực này của Trung Quốc nhưng rõ ràng đã bày tỏ thái độ không thoải mái. Điểm mấu chốt là Mỹ và Trung Quốc đang tham gia vào một cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn trên toàn cầu. Đó là lý do tại sao cuộc chiến thương mại nên được xem là một mặt trận trong một cuộc chiến toàn diện.
Mỹ vẫn có thế mạnh khác biệt so với Trung Quốc
Việc Mỹ tăng cường áp thuế, vũ khí hóa chính sách thương mại bằng cách đưa vào danh sách đen các công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc đến chỉ thị của Tổng thống Trump yêu cầu các công ty Mỹ ngừng làm ăn với Bắc Kinh và tuyên bố của Phó Tổng thống Mike Pence về một cuộc chiến tranh Lạnh mới, cho thấy giới chính trị tại Washington đã thay đổi quan điểm, không còn coi Trung Quốc là một đối tác nữa mà thành một mối đe dọa hiện hữu. Nói cách khác, chiến lược của Mỹ hiện nay là kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, sự lo lắng của Mỹ là không cần thiết. Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học Sydney ở Australia, Trung Quốc không phải là một siêu cường giống như Mỹ. Bắc Kinh từng tuyên bố rằng kho tên lửa khổng lồ của nươc này có thể đe dọa các căn cứ của Mỹ và đồng minh. Nhưng tên lửa Trung Quốc có thể trở nên “mất hiệu lực khi phải hứng chịu các cuộc tấn công chính xác ở giai đoạn mở màn xung đột”.
Nhiều báo cáo chỉ ra rằng, sức mạnh quân sự của Mỹ vẫn vượt trội Trung Quốc bởi nước này có kho vũ khí hạt nhân lớn hơn gấp nhiều lần so với Bắc Kinh. Mỹ luôn giữ được lợi thế về công nghệ trong các lĩnh vực chủ chốt như thu thập thông tin tình báo, phòng thủ tên lửa đạn đạo và máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất. Bên cạnh đó, Washington có thể dựa vào mạng lưới liên minh cố thủ vững chắc ở châu Á và châu Âu thông qua tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO)./.
Theo Hồng Anh/VOV.VN (Tổng hợp)
SCMP, CNA, BBC
Tổng thống Mỹ bất ngờ ca ngợi Thủ tướng Đan Mạch sau khi chê bai bà
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23/8 đã ca ngợi Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen sau khi lên án nữ lãnh đạo này đã gạt bỏ ý tưởng mua vùng lãnh thổ Greenland và coi đây là một ý tưởng "lố bịch".
Ngày 23/8, ông Trump gọi bà Frederiksen là "một phụ nữ tuyệt vời".(Nguồn: Newsweek)
Ông chủ Nhà Trắng đã điện đàm với bà Frederiksen, người mà ông trước đó đã gọi là "khó chịu" khi bà này gạt bỏ ý tưởng mua Greenland trong một tranh cãi mới nhất liên quan tới ông Trump và đồng minh truyền thống của Mỹ.
Tuy nhiên vào ngày 23/8, ông Trump dường như đã thay đổi quan điểm khi gọi bà Frederiksen là "một phụ nữ tuyệt vời".
Phát biểu với báo giới, ông Trump tuyên bố: "Chúng tôi đã có một cuộc đối thoại tuyệt vời. Chúng tôi có mối quan hệ tốt với Đan Mạch và chúng tôi đã nhất trí hội đàm sau đó. Tuy nhiên, bà ấy rất tử tế. Bà ấy đã điện đàm và tôi đánh giá vô cùng cao hành động này".
Căng thẳng này trước đó đã khiến ông Trump hủy bỏ kế hoạch thăm Copenhagen vào tháng sau sau khi bà Frederiksen tuyên bố không bán Greenland, khu vực tự trị của Đan Mạch. Tiếp đó, bà Frederiksen cho hay, bà vừa tức giận vừa bất ngờ về quyết định hủy bỏ chuyến thăm của ông Trump.
PV
Theo baoquocte/AFP
Cựu Thủ tướng Bỉ đề xuất Tổng thống Mỹ 'đổi' Alaska lấy Greenland Cựu Thủ tướng Bỉ Guy Verhofstadt đùa rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump nên đổi bang Alaska cho Đan Mạch để lấy Greenland. "Có lẽ nên xem xét một cuộc trao đổi?" - ông Verhofstadt nói. Cựu Thủ tướng Bỉ đồng thời là thành viên nghị viện châu Âu lập luận rằng Vitus Bering người Đan Mạch là người đầu tiên khám phá...