Tự thú trước giao thừa
Sau gần 17 năm lẩn trốn do gây án cùng với các thành viên giáo phái Aum Shinrikyo, Makoto Hirata, 46 tuổi bỗng dưng ra đầu thú Cảnh sát Tokyo ngay trước đêm Giao thừa bước sang năm mới 2012. Tại sao một kẻ từng đi theo các hoạt động bắt cóc, giam giữ và giết người lại ra tự thú vào thời khắc đặc biệt này là câu hỏi không dễ giải đáp.
Makoto Hirata tại nhà ga tỉnh Osaka
hôm 31-12-2011, ảnh thu được từ hệ thống camera giám sát
Tưởng đâu chuyện đùa
“Tôi là Hirata. Tôi đến tự thú”, một người đàn ông nói với nhân viên cảnh sát ngay trước trụ sở chỉ huy ở quận Chiyoda, Tokyo lúc 11h35 sáng thứ bảy 31-12-2011. Thấy viên cảnh sát có vẻ nghi ngờ, người này thuyết phục: “Tên tôi có trong danh sách truy nã đặc biệt”. Nhân viên cảnh sát chỉ ông ta hãy đến Đồn Marunouchi cách đó 700m để giải quyết và người này đi bộ tới đó thật. Nhớ lại chuyện này, viên sĩ quan nói: “Vì ông ta có mái tóc nâu, khác với ảnh truy nã nên tôi nghĩ chỉ là trò đùa”.
Vậy mà không phải là đùa, Makoto Hirata có mái tóc nâu dài ngang vai, hoàn toàn trái ngược với mái tóc ngắn trong ảnh danh sách truy nã. Tuy nhiên, khuôn mặt và vóc dáng vẫn giống như những ngày là thành viên của giáo phái Aum.
Sau khi được xác định bằng dấu vân tay và nốt ruồi, Hirata lập tức bị quản thúc vì tình nghi tham gia vụ bắt cóc và giết hại Kiyoshi Kariya, 68 tuổi, Chánh văn phòng Công chứng phường Meguro, Tokyo tháng 2-1995 cũng như vụ nổ bom tại một căn hộ ở phường Suginami, Tokyo tháng 3-1995. Ngay sáng hôm sau, Hirata được chuyển đến cảnh sát khu vực Osaki phụ trách điều tra vụ Hariya. Trong xe cảnh sát, nghi phạm giấu mặt trước báo chí bằng cách trùm áo khoác lên đầu. Khi đó, Sở Cảnh sát Tokyo đã cử khoảng 100 nhân viên chống bạo động quanh đồn Marunouchi vì sợ các thành viên giáo phái Aum có thể tấn công giải thoát cho nghi phạm.
“Tôi muốn kết thúc ở đây”, Hirata khai báo trước nhân viên điều tra tại Đồn cảnh sát Marunouchi. Cảnh sát cho biết, kẻ có lệnh truy nã đặc biệt này mang theo ba lô có quần áo, đồ lót, dầu gội, lược cùng một số vật dụng khác, có vẻ như đã chuẩn bị kỹ cho chuyến ra đầu thú này. Trong khi Hirata nói rằng mình là người thất nghiệp, cảnh sát thu giữ trong người ông ta 100.000 yên, một số tiền không nhỏ. Điều này đặt ra nghi vấn, trong 17 năm chạy trốn ngoài vòng pháp luật đó, chắc hẳn người này không thể tự chăm lo cho mình được mà cần có ai đó hỗ trợ.
Sự đau khổ của kẻ trốn chạy
Hirata mai danh ẩn tích năm 1995 khi các thành viên cấp cao của giáo phái bao gồm giáo chủ – người sáng lập Shoko Asahara, hiện 56 tuổi, tên thật là Chizuo Matsumoto lần lượt bị bắt. Cảnh sát không thể tìm được dấu vết của Hirata ngoại trừ thông tin người này trốn ở vùng Tohoku cùng với một thành viên nữ của giáo phái. Mấu chốt duy nhất chính là mẹ của hắn, người sống ở Hokkaido. Sau khi bà đã qua đời tháng 7-2011 ở tuổi 76, Cảnh sát Hokkaido đã mật phục vì cho rằng Hirata có thể về chịu tang mẹ nhưng người này đã không xuất hiện. “Mẹ mất có thể là nhân tố chính khiến Hirata quyết định đầu thú”, một quan chức cảnh sát cấp cao nhận định. Sau khi bị bắt, Hirata cũng thừa nhận rằng, sau động đất, ông ta thấy cuộc sống chui lủi thật khốn khổ nên quyết định đầu thú.
Video đang HOT
Trong quá trình thẩm vấn, Hirata gặp luật sư Taro Takihana, cũng là nạn nhân của giáo phái AUM trong vụ đầu độc bằng khí sarin gây tổn hại dây thần kinh ở ga điện ngầm Tokyo làm 12 người thiệt mạng, 5.000 người bị ảnh hưởng. Ông Taro Takimoto có hỏi Hirata về án tử hình đối với giáo chủ Asahara. “Tôi không tin ông ta nữa. Ông ta đáng phải nhận án tử hình”, Hirata nói. Nguồn tin cảnh sát cho biết, Harita được đánh giá không phải là thành viên cao cấp, chỉ được sử dụng khi cần thiết, cụ thể y đã lái chiếc xe khi nhóm này bắt cóc ông Kariya. Dù vậy, y đã được giáo phái trả 10 triệu yên trong năm 1995. Việc bắt giữ Hirata cũng có thể ảnh hưởng đến tiến độ thi hành án tử hình đối với 13 tử tù thuộc giáo phái Aum vì phiên xét xử Hirata có thể cần đến những tử tù đó ra tòa làm chứng.
Trong diễn biến mới nhất, ngày 8-1, Akemi Saito, 49 tuổi, người phụ nữ đã sống cùng Harita cũng đã đến Cảnh sát Tokyo đầu thú. Người này từng là y tá, gia nhập giáo phái AUM năm 1993. Bà ta khai luôn phải làm việc kiếm sống trong khi Hirata chỉ ở nhà suốt thời gian hai người chung sống và họ đã chuyển nhà khắp tỉnh Osaka, Fukushima, Miyagi và Aomori.
Theo ANTD
Lễ hội đếm ngược: Đón năm mới vất vả quá!
Tối 31/12/2011, mọi ngả đường dẫn đến Hồ Hoàn Kiếm và Nhà hát Lớn Hà Nội đã trở nên quá tải bởi hàng vạn người kéo đến đây dự lễ hội đếm ngược chào năm mới.
Chẳng có gì khó hiểu bởi bởi giao thừa tết dương lịch năm nay "rơi" đúng vào ngày chủ nhật. Bên cạnh đó, gần Nhà hát lớn, xung quanh hồ Gươm là lễ hội hoa cũng thu hút đông đảo mọi người đến thăm quan. Bởi thế cho nên các ngả đường dẫn đến trung tâm quảng trường như Lê Thánh Tông, Phan Huy Chú, Tràng Tiền, Lý Thái Tổ... không còn một chỗ trống. Tất cả các phương tiện tham gia giao thông buộc phải tìm cách "thoát thân" bằng cách rẽ sang các ngả đường khác.
Mọi ngả đường dẫn đến Nhà hát Lớnn tối qua (31/12/2011) đều quá tải như thế này...Từ 20h ngày 31/12/2011 kéo dài đến 0h30, Quảng trường Cách mạng tháng tám được các DJ Ronski Speed của Hà Lan, DJ Wang DMA của Việt Nam, ban nhạc pop đến từ Đan Mạch Asteroids Galaxy Tour và các nghệ sĩ, ca sĩ khác giữ nhịp đầy sôi động với hệ thống trang thiết bị âm thanh hiện đại, có cảm giác ở xa cả km vẫn có thể nghe được. Và, nói theo kiểu của các BLV bóng đá thì bữa tiệc âm nhạc đón chào năm mới này đã biến Quảng trường này thành một... chảo lửa, một "vũ trường" sôi động. Ai không có chỗ dưới lòng đường thì tìm cách qua cửa lên bao lơn Nhà hát Lớn "phóng mắt" xuống. Hết chỗ thì lên sân thượng cà phê My way (đối diện với trung tâm quảng trường), mua chút đồ uống để "có cớ" kiếm chỗ ngắm, nghe nhạc và chờ... đếm ngược.
Chúc năm mới xong rồi, đám đông hàng vạn người để lại một quảng trường ngổn ngang những vật dụng mà trước đó họ dùng để cổ vũ cho các nghệ sĩ...
Xin được ghi nhận Lễ hội đếm ngược đón chào năm mới 2012 là một sự kiện văn hóa được đầu tư mạnh tay. Nghe nói được hãng bia Heniken bỏ ra hơn 1 tỷ đồng cho sự kiện này như một món quà tinh thần phục vụ miễn phí nhân dân Thủ đô vui đón năm mới 2012. Món quà này, được biết sẽ được tái trình diễn hàng năm vào ngày cuối cùng của năm dương lịch, cũng tại ngã 5 quảng trường Cách mạng tháng tám.
"Xin" được vị trí đắc địa này để tổ chức lễ hội, quả là Heniken biết vì thương hiệu, biết cách làm thương hiệu. Nhưng giá như bữa tiệc này diễn ra ở một địa điểm khác, như trong sân vận động bóng đá nào đó ở Hà Nội thì hẳn sẽ hợp lý hơn nhiều. Lúc đó các cung đường "xuyên tâm" quảng trường sẽ không bị tắc nghẽn, và bầu không khí vốn dĩ rất thanh bình của Hà Nội về đêm - lại là một đêm cuối tuần, cuối năm và cũng là đầu năm mới không bị "phá vỡ" bởi những bản nhạc được phát ra quá lớn.
Một số hình ảnh ghi nhận tại lễ hội
"Cột đồng hồ" đa màu sắc này được dựng lên chính giữa ngã 5, trước nhà hát Lớn như "một chòi canh khổng lồ".
Trên đình "chòi" là khu vực "bất khả xâm phạm" dành cho các DJ.
Các loại đèn pha màu cỡ lớn phả lên nền trời những luồng ánh sáng đa màu sắc, nhảy múa sống động theo âm nhạc.
Ca sĩ Thanh Bùi, top 10 Australian Idol năm 2008 đệm piano cho Mette Linberg (cầm micro bên trái) - giọng ca chính của ban nhạc pop Đan Mạch Asteroids Galaxy Tour trên sân khấu ngay cửa bán vé Nhà hát Lớn.
Phía trên đầu Mette Linberg - bao lơn Nhà hát Lớn, nhiều người chăm chú nghe cô hát và chờ được... đếm ngược cùng biển người phía dưới.
Trên tầng 2 tòa nhà đối diện với nhà hát Lớn ở bên kia đường, nhiều người cũng cùng chung tâm trạng háo hức chờ đón năm mới...
Xong! Không phải tiếng Việt mà là tiếng Anh: Happy New Year 2012.
Gác lại mọi buồn, lo, trăn trở của năm cũ, cùng với thế giới chúng ta bước vào năm mới với những niềm vui mới, hy vọng mới, thắng lợi mới!
Theo TT&VH
Tết của tuổi thơ tôi! Chị em tôi chia nhau những lát bánh trong đêm giao thừa với niềm vui khó tả. Mùi thơm lừng của nếp, đậu xanh hòa quyện với vị béo ngậy của thịt, tạo nên hương vị của chiếc bánh thật đậm đà. Chiều lặng lẽ trôi đi! Hoàng hôn chợt tắt sau những đợt sóng rì rào vỗ nhẹ vào bờ cát trắng....