“Tự thú” trước… Facebook
“Phong trào” lên mạng xã hội, nhất là Facebook, khoe khoang, giãi bày hoặc thú nhận những hành vi quái gở, thậm chí phạm tội, ngày càng phổ biến. Điều gì đang diễn ra trong giới trẻ?
Giết người yêu, lên Facebook giãi bày. Gây tai nạn giao thông chết người, lên Facebook khoe khoang. Giết voọc dã man, cũng lên Facebook “khoe hàng”… Mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, đang trở thành một xã hội thu nhỏ và là tấm gương phản ánh những gì trong đời sống thật. Một trong số đó là việc giới trẻ lên mạng “tự thú” về những hành vi xấu, thậm chí tội ác của mình. Có những chuyện được cảm thông nhưng cũng không ít việc bị phản ứng, nặng hơn là bị xử lý hình sự.
Trút bỏ gánh nặng tâm lý
Bất kỳ vấn đề gì được nhiều người quan tâm đều lan tỏa và truyền đi nhanh chóng ngoài sức tưởng tượng của chính người chủ Facebook. Chỉ bằng những bình luận hay chia sẻ chuyện gì đó lên mạng xã hội, không ai biết dư luận sẽ đẩy vấn đề đi đến đâu.
Điển hình gần đây nhất là trường hợp “sát thủ” Đặng Văn Khuyến (SN 1985, quê Thừa Thiên – Huế) lên Facebook giãi bày về việc giết người yêu. Chính Khuyến không thể ngờ được sự nổi giận của dân mạng với sự việc và nó cũng chính là một trong những manh mối để cơ quan điều tra vào cuộc.
“Giải mã” điều này, PGS-TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra dư luận xã hội, Viện Khoa học – Xã hội Việt Nam, cho rằng hiện tượng trên không phải bây giờ mới có mà nó chỉ là cách thể hiện mới mà thôi. “Bệnh” chia sẻ, tâm tình trên Facebook cũng thể hiện trạng thái dằn vặt khi có một hành vi lệch chuẩn, xâm hại hay bất cứ hành vi nào mà người ta cảm thấy có gì đó không ổn. “Nhu cầu giãi bày thường với là người thân, bạn gái, thậm chí cả với người mới quen biết… để cảm thấy nhẹ lòng hơn” – PGS-TS Trịnh Hòa Bình nhận xét.
Đặng Văn Khuyến và những lời “thú tội” trên Facebook. (Ảnh: Tân Tiến)
Theo nhiều chuyên gia tâm lý, hành vi lên mạng “tự thú” vẫn có chút gì đó hướng thiện vì muốn nói cho nhẹ bớt nỗi lòng. Trường hợp khác là một thanh niên ở Yên Bái có nick “Kẹo mút chơi bời” đã lên Facebook khoe khoang về việc đã gây tai nạn giao thông khiến một người tử vong. PGS-TS Trịnh Hòa Bình nhận xét lúc đầu, “Kẹo mút chơi bời” không phải “tự thú” mà chỉ nói với cách khoái trá theo kiểu khoe khoang. Sau đó, bị cộng đồng mạng phản ứng thì thanh niên này mới nhận thức được hành vi của mình.
Video đang HOT
TS tâm lý Trần Thành Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, cho rằng “tự thú” trên mạng xã hội có thể coi là cơ chế phòng vệ của giới trẻ đối với những sự việc mà họ không thể giải quyết được trên thực tế. Mặt khác, nó cũng là cách trút bỏ gánh nặng tâm lý, mong được cảm thông và chia sẻ.
Không được giảm nhẹ hình phạt
Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm là những lời “tự thú” trên mạng xã hội có được coi như căn cứ để xử lý về mặt pháp luật hay không.
Luật sư Vũ Trường Hùng, Công ty Luật Bình Minh, cho rằng khi xuất hiện trường hợp “tự thú” trên mạng xã hội, cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh, nếu có cơ sở thì bắt buộc phải xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật. “Đối với những trường hợp hoang tin nhưng thông tin đó vô hại và không có dấu hiệu phạm tội thì không thể xử lý” – luật sư Hùng nhận định.
Một chuyên gia tội phạm học cho rằng xét về mặt tâm lý tội phạm, việc giãi bày, chia sẻ là nhu cầu tự thân của mỗi người. Tuy nhiên, với tội phạm “máu lạnh” thì hầu như không có nhu cầu này. Một khi tội phạm chuyên nghiệp thực hiện hành vi tội ác, chúng phải tìm cách chôn vùi, xóa hết dấu vết. Trên thực tế, những kẻ phạm tội và “tự thú” trên các trang mạng xã hội, xét về bản chất, cũng chỉ là những tội phạm nghiệp dư do hoàn cảnh xô đẩy. Những lời “tự thú” trên mạng xã hội không phải là cơ sở để giảm nhẹ hình phạt vì nó chỉ tự nói ra chứ không phải đến các cơ quan có trách nhiệm để tự thú. “Bản thân việc tự thú cho thấy người đó không phủ định xã hội mà vẫn còn tin tưởng xã hội” – PGS-TS Trịnh Hòa Bình nói.
Lãng quên giáo dục nhân văn PGS-TS Trịnh Hòa Bình cho rằng xét trên phương diện xã hội, việc sử dụng các trang mạng để “tự thú” không phải là hành vi hay ho vì nó có tính chất lan truyền rất nhanh trong cộng đồng, gây ra những tác dụng xấu và hệ luỵ không đáng có. Xét về đạo lý, không nên khuyến khích hành vi này vì nó làm nhiễu loạn, mất ổn định xã hội. Ở góc nhìn khác, nó cho thấy nếu cá nhân không có được quá trình giáo dục đàng hoàng, không có sự kiểm soát của xã hội thì rất dễ đi đến sai lầm và trở nên cô đơn. “Lâu nay, chúng ta hay giáo dục những điều cao siêu, trong khi lẽ ra phải giáo dục tình yêu thương gia đình và biết sống vì người khác. Chúng ta đang lãng quên giáo dục có tính nhân văn, nhân bản” – PGS-TS Trịnh Hòa Bình nhận định.
Theo Dantri
Dở khóc dở cười văn học sinh tiểu học
Một học sinh tả về ông nội rất thật như người ông béo, lùn, da ông ngăm đen, đầu ông bị hói vì tóc đã rụng nhiều. Thế nhưng, cháu được 5 điểm với lời phê "lạnh lùng" của cô rằng "tả về ông ngây ngô quá".
"Bà ngoại em vẫn chưa già/ Chiều chiều bà cưỡi xe ga ra đường/ Mắt bà vẫn rất tinh tường/ Tóc nhuộm ánh tím soi gương mỗi ngày...". Đó là những câu thơ đang gây xôn xao cộng đồng mạng những ngày gần đây khi thực tế, học sinh ngay từ bậc tiểu học đã được mặc định theo văn mẫu: đã là ông bà thì tóc phải trắng như cước, da đồi mồi, bước đi chậm chạp, tả dòng sông thì phải trong lành, cánh đồng phải thẳng cánh cò bay...
Rập khuôn hay... giả dối?
Không ít phụ huynh tiểu học chia sẻ, sau một thời gian để con tự "đánh vật" với những bài văn ngô nghê đã bị cô giáo nhắc nhở rất thật rằng: "Các con ở lứa tuổi này chưa thể tự làm được một bài văn ngắn, mà phụ huynh phải hướng dẫn chi tiết cho các con theo đúng... chương trình, gợi ý trong sách giáo khoa". Và đương nhiên như vậy thì không thể tránh... văn mẫu.
Một phụ huynh buồn rầu, cô giáo ra đề văn tả về dòng sông quê hương. Con trai anh đã tả con sông Kim Ngưu ngay gần nhà với những câu như "Dòng sông trong xanh, nước chảy lững lờ, rồi vắt ngang như một dải lụa..."; trong khi đó, con sông này luôn "đứng đầu" trong những dòng sông bị ô nhiễm của Hà Nội, nước đen ngòm, luôn bốc mùi khó chịu. Anh có góp ý thì cậu con trai hồn nhiên: "Cô nói tả dòng sông thì phải như vậy mới hay!".
Một phụ huynh có con học lớp 2 thì bức xúc kể rằng, đề bài cô đưa ra là tả ông hoặc bà em. Con trai chị đã tả bà ngoại với những câu từ: "tóc bà bạc phơ, dáng đi chậm chạp, ánh mắt hiền từ". Trong khi bà ngoại mới ngoài 50 tuổi, tóc còn đen, và bà vẫn chưa có dấu hiệu của tuổi già như lời cô nói; thậm chí bà tự lái xe "Mẹc" đi làm, đi chơi, đi shopping, đi du lịch, đi khiêu vũ..., vị phụ huynh này cho biết.
Một học sinh khác tả về ông nội rất thật như người ông béo, lùn, da ông ngăm đen, đầu ông bị hói vì tóc đã rụng nhiều. Thế nhưng, cháu được 5 điểm với lời phê lạnh lùng của cô rằng "tả về ông ngây ngô quá".
Một bà mẹ có con học lớp 5 cũng giật mình khi đọc bài văn con tả bố hoàn toàn xa lạ với "bố thật". Khi yêu cầu cháu viết lại một bài văn khác chân thật hơn thì cháu nói rằng: "Cô giáo bảo tả như thế mới hay và cả lớp con tả bố như thế, tả thật cô không cho điểm cao". Chị cho rằng với cách dạy như vậy, chính ngành Giáo dục đang dạy các cháu cách nói dối.
Nhiều phụ huynh đã rất bức xúc trước thực tế học sinh bây giờ tả văn rập theo khuôn mẫu, như kiểu tả dòng sông thì phải trong mát, cánh đồng thì bát ngát, lúa trổ đòng đòng, ông bà thì tóc phải bạc phơ, dáng đi chậm chạp. Còn khuôn mẫu để tả con vật là phải so sánh đầu, tai, mũi, đuôi giống cái gì, to bằng gì. Chính vì thế nên có chuyện một học sinh lớp 3 khi tả con lợn đã dũng cảm ví von: "Đầu con lợn to bằng đầu bố em, mũi con lợn bẹp gí như mũi bố em, tai con lợn to bằng tai bố em... Và đuôi con lợn giống em vì bố nói em là cái đuôi của bố".
Ngay trong chương trình làm văn lớp ba học về viết thư cho bạn để làm quen, bao giờ cũng là kết thúc bằng câu: "Thôi thư mình viết đã dài, mình xin dừng bút ở đây" mặc dù cả thư được vài dòng ngắn ngủn, sáo rỗng. Chưa kể, bài văn đúng chuẩn mẫu đến cuối mỗi bài phải nói lên cảm nghĩ của mình: "xin hứa sẽ chăm ngoan, học giỏi để vui lòng...". Thế nên mới có chuyện bi hài: sau khi tả xong con bò, một HS lớp 4 đã "hào hứng" kết luận: "Em xin hứa sẽ học tập theo... con bò để ngày càng học giỏi và chăm ngoan hơn".
Hàng loạt người giỏi mà không... giỏi
Trước mỗi kì kiểm tra, học thuộc lòng các bài văn mẫu để làm bài thi là tình trạng phổ biến ở các trường từ tiểu học đến THPT hiện nay. Mọi thứ đều có "khuôn" nên học sinh cứ thế áp vào và sẽ đạt thành tích như mong muốn của giáo viên, nhà trường. Thế nên mới có chuyện lớp nào cũng đa số là học sinh giỏi. Thế nhưng, cảm xúc thật của các em, tất cả những gì ngây ngô, trong trẻo nhất đã bị thui chột ngay từ những năm tháng đầu đời ...
Nhóm nghiên cứu báo cáo tại hội thảo văn học quốc gia mới đây đã tìm ra câu trả lời sau khi khảo sát 3.085 bài văn của học sinh 15 trường (THCS, THPT của trường chuyên, dân lập, trên địa bàn nông thôn và thành phố) có đến 75% số bài văn ở bậc THPT, 58,1% số bài ở bậc THCS đạt điểm khá, giỏi. Như vậy, dù chối bỏ môn văn nhưng điểm thi của các em lại không bi quan chút nào chính bởi cách chấm điểm theo ý và... văn mẫu.
Nhà giáo Dương Phương Hồng (Trường THPT Lê Trực - Kiên Giang) đã chỉ ra: Trên thị trường sách có quá nhiều sách học tốt môn ngữ văn, trả lời sẵn các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài của SGK. Khi được hỏi, các em trả lời đúng y xì trong sách hướng dẫn. Lớp có 40 em thì có 40 câu trả lời giống nhau.
Không chỉ ở bậc tiểu học mà tới thi đại học (ĐH) cũng thuộc lòng văn mẫu. Năm 2006 dư luận đã bất ngờ về bài văn dự thi vào ĐH Đà Nẵng được điểm 10. Khi bài văn được đưa lên phương tiện truyền thông thì "bí quyết" học giỏi môn văn của thí sinh này đã bị phát hiện giống hệt bài văn mẫu in trong cuốn "Kiến thức cơ bản văn học 12". Hội đồng tuyển sinh đã bị đặt trong tình thế "tiến thoái lưỡng nan", nhận định thí sinh này không có lỗi, không vi phạm quy chế tuyển sinh nên vẫn phải công nhận điểm cho thí sinh.
Ông Trần Phò - giáo viên văn (TP.HCM) nói rằng: "Tôi không trách học sinh làm bài giống y trong sách. Điều tôi bức xúc là cách ra đề thi và chấm thi bao năm nay vẫn như cũ. Đó là cách đánh giá đầy mâu thuẫn và nguy hiểm. Nó đẻ ra hàng loạt người "giỏi mà không giỏi" và ngược lại".
Nhà giáo Nguyễn Hà (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) thì chỉ ra một bất cập: Với đáp án chi ly, chính xác từ 15 - 20 cột điểm, người thầy thành những "thợ chấm", "máy chấm" vô hồn. Thầy không chỉ ngán ngẩm vì đọc quá nhiều bài na ná nhau rút ra từ bộ đề, sách văn mẫu, mà còn vật vã với những phép cộng, phép chia tới hai số lẻ, thì còn đâu hứng thú hay chấm với "con mắt xanh"...
Theo Dantri
Hệ lụy đau lòng từ việc học trò yêu bạo dạn Yêu bạo dạn trong khi mọi sự lĩnh hội về kỹ năng và kiến thức về giới tính chưa đủ sẽ khiến các cặp đôi yêu nhau tuổi ô mai gặp nhiều hệ lụy đáng buồn. Gặp chúng tôi ở một phóng khám tư nhân huyện Thường Tín, Hà Nội, Hương thấy chúng tôi chú ý nên bẽn lẽn. Bởi lẽ nhìn em...