Tự thú của người bán xe: Bí ẩn bên trong đại lý
Đại lý thiết kế một hệ thống để khách hàng mất cảnh giác, hòng tạo nên giao dịch chóng vánh và khai thác triệt để những người thiếu hiểu biết.
Tất cả người dân Mỹ đều biết rằng nhân viên bán xe, cả nam và nữ, đều bị coi là đối thủ. Đó là những người chúng ta phải chiến đấu nếu muốn mua xe. Giống như các bạn, trước đó, tôi nằm ở phe khách. Giờ thì đang bước sang hàng ngũ đối lập nhưng không cảm thấy mình giống họ cho tới lần tiếp khách đầu tiên.
Một cặp trẻ tuổi xuống xe và tỏ ra phân vân khi bước tới dãy cỡ nhỏ. Dĩ nhiên họ tới đây để mua. Vì thế tôi bước tới với mục đích tốt đẹp nhất.
Đến gần, cất tiếng vui vẻ: “Xin chào!”.
Cả hai quay lại, trong giây lát, nét sợ hãi thoáng trong ánh mắt. Họ sợ!
Không phải tuýp người dễ nhận ra sự sợ hãi xung quanh, tôi được coi là dễ xấu hổ, dè dặt và ít nói – mọi dấu hiệu của một gã dễ bảo, nhút nhát và thường bị bỏ qua. Nhưng ở đây là tôi với sơ-mi cà-vạt, thẻ nhân viên móc thắt lưng và đang trở thành kẻ thù của người khác. Một lần nữa phải nhắc lại: “Khách sợ tôi”.
Họ lo ngại điều gì? Ngắn gọn thì có lẽ họ khó chịu với cảm giác phải mua xe. Còn nếu dài dòng thì họ sợ phải lòng chiếc nào đó, mất lý trí và chi quá nhiều. Sợ có thể bị lừa, trả với giá cắt cổ, bị ép buộc, giả dối hay bòn rút. Khi thấy tôi bước tới, tất cả lo lắng lộ ra, tới mức cả hai thốt lên: “Chúng tôi chỉ xem thôi!”.
Ba tháng sau này, nhiều lần tôi bắt gặp những phản ứng như thế, thậm chí còn hơn. Có thể xếp hạng từ e ngại cho đến khiếp đảm. Đôi khi khách hàng còn thù địch. Rất lịch thiệp, tôi nói: “Tôi có thể giúp gì ông?”. Thì khách lại té tát: “Anh không thể để tôi một mình chỉ một giây thôi sao? Tôi muốn xem đã! Để tôi yên! Được chứ? Hãy để tôi yên!”.
Điều họ không nhận ra là nhân viên bán xe khốn khổ không phải kẻ thù thực sự. Kẻ thù thật sự là gã quản lý ngồi trong phòng bán hàng. Giả sử khách hàng nói “chỉ xem thôi” và tôi đáp lại “được rồi, anh cứ tự nhiên”, rồi trở lại phòng. Tôi sẽ hình dung ra mình đứng trước cặp mắt đanh thép của tay quản lý.
“Khách của anh ngoài đó”, anh ta có thể nói.
“Nhưng họ nói chỉ muốn xem thôi”, tôi có thể trả lời.
“Chỉ xem? Anh đang dùng câu đó để trả lời tôi sao?”. Bọt bắt đầu tứa ra ở khóe miệng. “Anh là loại bán hàng gì thế? Tất nhiên là họ chỉ xem! Mọi thứ chỉ là xem cho đến khi chịu mua. Anh có muốn họ bước sang bên kia phố chứ? Bởi vì bên đó có những nhân viên bán hàng thực sự. Giờ thì ra ngoài và bán đi. Đừng để họ đi khỏi đây cho tới khi chấp nhận mua, hoặc ít nhất anh đưa được mức giá của mình”.
Đó là lý do nhân viên bán hàng bám dính như keo với “gà”. Nỗi sợ người quản lý còn lớn hơn nhiều nỗi sợ làm mất lòng khách hàng.
Nhiều nhân viên lấy hài hước để vượt qua. Nếu khách nói “chỉ xem”, anh ta đáp lại: “Lần cuối tôi chỉ xem thôi mà đã có vợ”. Nếu khách không muốn hấp tấp, người bán hàng có thể nói: “Áp lực duy nhất ở đây nằm trong lốp rồi”. Tất nhiên trò đùa thú vị theo quan điểm người bán có thể được coi là sự thật thà tối thiểu từ góc nhìn của người mua.
Một nhân viên kỳ cựu từng khoe rằng anh ta đánh gục vị khách nữ bằng câu: “Bà biết không, trông bà rất tuyệt trong chiếc xe này. Màu xe hợp với màu mắt”. Nhưng có lần một phụ nữ kể nhân viên bán xe nói điều y chang và kết quả là anh ta nhận được câu “Ô thôi nào!” thay vì chữ ký trong hợp đồng.
Nhân viên bán xe và phụ nữ giống nhau ở chỗ thứ mà họ thấy thú vị thì mọi người lại cho là hiển nhiên và nhàm chán. Tại sao nhân viên nhất định phải mặc sơ-mi trắng với cà-vạt lụa? Hoặc đồng hồ, nhẫn và dây chuyền vàng? Giờ ai còn mấy thứ đấy nữa? Nhưng rốt cuộc dù tin hay không thì ai cũng phải nhập cuộc, để trở thành hội viên. Vì thế tôi bắt đầu quan tâm tới cà-vạt, sơ-mi trắng và giày da. Thậm chí còn nuôi một chòm râu vì rất nhiều người có râu. Tôi xịt keo lên tóc rồi dùng lược hất ra sau.
Trong tuần làm việc đầu tiên, tôi thường về nhà tả lại cho vợ nghe. Tôi nói với cô cách đào tạo để theo nghề bán xe cũng như cách bị đẩy tới đứng cạnh cho tới khi khách hàng bước ra. Cô ấy tỏ ra hoài nghi.
“Họ nghĩ rằng điều đó khiến mọi người muốn mua?”, cô ấy thường hỏi lại. “Nếu đó là em, em sẽ lái đi tiếp. Em muốn có thời gian để tự mình lựa chọn. Để thư giãn và ngồi trong xe mà không bị áp lực”. Tôi chỉ có thể trả lời rằng hệ thống không được cài đặt để hướng dẫn cho những người nghĩ cho bản thân, và nó không phải để giúp khách hàng đưa ra những quyết định có hiểu biết. Hệ thống thiết kế để khiến người ta mất cảnh giác, để có một vụ giao dịch chóng vánh, để khai thác người yếu đuối hoặc thiếu thông tin. Đó là khách hàng của chúng tôi.
Nên biết rằng đại lý nơi tôi làm việc khét tiếng về áp lực. Dù thế, vẫn có vài nhân viên tỏ ra thoải mái, thân thiện và đối xử với khách hàng bằng sự tôn trọng. Tôi cũng biết rằng có rất nhiều đại lý tốt trên khắp nước Mỹ biết quan tâm tới danh tiếng lâu dài. Nhưng đại lý này lại khuyến khích nhân viên sử dụng áp lực để tăng tốc thỏa thuận, khiến khách chấp nhận trả giá cao, khiến họ mua xe mà họ không thực sự muốn.
Đại lý này còn có “hành lang mở”. Có nghĩa nhân viên nào cũng có quyền đợi “gà” của mình. Tuy nhiên, nếu ở đó có 10 người và chỉ một chiếc xe chạy vào, làm thế nào để quyết định ai sẽ là người ra đón? Trong một vài trường hợp, các nhân viên “gọi tên”. Họ có thể quan sát con đường trước đại lý. Nếu một chiếc xe hướng vào đây, ai đó sẽ nói to: “Toyota màu xanh!”. Điều này giúp anh ta có quyền đợi khách đó. Khi giơ tay ra bắt đồng nghĩa anh ta tuyên bố chủ quyền.
Từ khi còn là một “ Green Pea“, đám nhân viên đã thử đẩy tôi tiếp những khách hàng phiền phức – người mà họ cho rằng không muốn hoặc không đủ khả năng mua. Quản lý của tôi còn chia khách theo chủng tộc và quốc tịch để dễ bề khi thương lượng, bởi có những nhóm người rất dễ mua, có nhóm nhiều tín dụng xấu và có nhóm ki bo luôn muốn mua giá gốc.
Tôi sẽ nhắc lại điều mà Michael, trợ lý trưởng phòng bán hàng, nói về người da trắng. Anh ta cho rằng người da trắng không bao giờ bước vào đại lý. “Tất cả họ đều lên Internet tìm giá gốc. Chúng ta thậm chí không bao giờ ‘chộp’ được họ. Tôi ghét điều đó”.
Tôi chứng kiến tác động của Internet bởi có chuyện xảy ra ngay trong vài ngày đầu tiên. Tôi tới bộ phận dịch vụ để câu kéo khách khi họ chờ kiểm tra xe. Đây là một nguồn tốt cho các vụ mua bán xe mới. Nhất là những người đang phải bỏ ra 2.000 USD thay hộp số.
Có hơn chục người hoặc nhiều hơn thế ngồi đợi, xem tivi hoặc đọc báo, uống cà phê hoặc coca từ máy tự động. Tôi rút các-vi-dít ra và trò chuyện với vài người. Một thanh niên đang giết thời gian bằng chiếc PDA. Anh ta mặc quần jean hàng hiệu và áo phông ngắn tay, vì thế không ngạc nhiên khi biết tin thấy anh vừa mua một chiếc SUV mới. Michael từng nói dòng này đang bán với giá cao hơn giá niêm yết, vì thế tôi hỏi Mr. PDA xem anh ta mua thế nào.
“Tôi có một thỏa thuận tuyệt vời”.
“Chuyện là thế nào?”.
“Thấp hơn 300 so với báo giá”, anh ta kiêu hãnh.
Video đang HOT
Tôi hỏi làm thế nào để biết điều đó. Anh nói xem giá trên Internet. Rồi gọi cho người quản lý và thỏa thuận ngay trên điện thoại.
Một phần trong tôi ngưỡng mộ anh ta bởi láu cá hơn đại lý. Nhưng ở góc độ nhân viên, tôi lại cảm thấy tức giận khi không có cơ hội “chộp” những gã như thế này. Một lần khác, tôi đứng trên hè cạnh George và nhìn một trong những mẫu SUV đắt hàng chuẩn bị giao cho khách.
“Một vụ giao dịch Internet chết tiệt khác”, George nói. “Tại sao họ không đến với chúng ta?”. Ngày ngày trôi qua, tôi biết thêm những mẫu xe dạng “xe trực tiếp chấm com”. Nhiều khi tôi bập ngay phải người nói rằng họ tới để gặp quản lý, bỏ qua lũ nhân viên quèn như chúng tôi. Ngày càng có nhiều khách hàng mua ngay từ Internet.
Trở lại với hai khách hàng đầu tiên ở bãi xe. Tôi không nhớ nhiều lắm về họ ngoài nét hoảng sợ. Họ đã không mua xe do tôi giới thiệu. Và thực tế, tôi không có triển vọng tốt đẹp nào trong hai ngày kế tiếp. Gặp toàn người chỉ tới xem. Hoặc nói sẽ trở lại. Hoặc họ nói có hẹn với bác sĩ. Hoặc phải đi đón con. Đầy rẫy những lời cáo lỗi đặc trưng để chuồn khỏi tôi.
Các đồng nghiệp bảo đừng đếm xỉa tới tất cả những thứ vụn vặt mà khách hàng mang lại. Bởi theo họ: “Khách là những kẻ dối trá”.
Minh Thủy lược dịch
Theo VNE
Tự thú của người bán xe là câu chuyện của phóng viên Chandler Phillips, viết về phía sau những người bán xe chuyên nghiệp ở Mỹ. Anh đóng vai người bán xe trong 3 tháng, làm ở hai đại lý để viết tác phẩm này và đăng trên trang Edmunds, dữ liệu xe hơi khổng lồ ở Mỹ.
Tự thú của người bán xe: Mẹo đàm phán với khách
Không bao giờ đưa ra mức giá chẵn là cách làm khách hàng rối rắm trong ma trận của những con số, mà ở đó nhân viên bán hàng là chủ.
Ngày đầu tiên đi làm bắt đầu bằng việc ký khoảng 50 bản điều lệ. Hầu hết chúng dành cho các mục đích đặc biệt như không mang chìa khóa ở đại lý về nhà, lái xe theo luật và không quấy rối đồng nghiệp. Nhưng một trong số đó khá thú vị: Thỏa thuận về hoa hồng.
Mức hoa hồng dựa trên doanh thu. Nếu kiếm từ 0 đến 749 USD, mức hoa hồng là 20%. Từ 750 đến 1.249 USD thì tỷ lệ là 25%. Trên 1.250 USD là 30%. Càng mang lợi nhuận về cho đại lý tiền tôi thu về càng cao. Rõ ràng, nhân viên sẽ cố vượt qua 1.250 để đạt được tỷ lệ cao nhất 30%.
Khi phỏng vấn, đại lý mập mờ về chuyện này. Họ đưa ra minh chứng rằng có thể kiếm 4.000-5.000 USD mỗi tháng với người mới. Nhưng thực tế thì chẳng ai trả tiền một cách cố định. Bán được xe, tôi có tiền. Không bán được? Tôi rỗng túi. Điều đó giải thích tại sao có nhiều người làm ở đây thế (85 nhân viên). Họ chẳng làm đại lý tốn khoản phí nào.
Lịch sự là bản năng của người bán hàng. WBSM.
Khi điền xong đơn, tôi tới gặp Michael. Anh nói tôi sẽ làm việc với 5 người nữa, thuộc "nhóm A". Họ vừa mới tới, cà-vạt vẫn còn thẳng nếp, đầu bóng mượt. Michael bắt đầu giới thiệu từng người. Đầu tiên là Oscar, anh chàng có hình xăm trên tay. Richard cao kều trên 1,9 m đến từ Hungary. Tino với sự chững chạc đàng hoàng khiến tôi nghĩ anh phải làm chủ nhà hàng. Jimmy với bộ râu dài cuồng tín bóng đá và Juan, người từng phục vụ 6 tháng ở lính thủy đánh bộ.
"Đội chúng ta, giống như anh em trong gia đình", Michael nói. Nếu không bán được xe tôi có thể chuyển khách cho người khác và hoa hồng chia nhau. Cả nhóm thảo luận nhanh trong phòng họp rồi một nửa ra ngoài tìm "gà".
Michael bắt đầu nói về cách vận hành đại lý. Xe cũ và xe mới trưng bày ở hai bên cánh gà. Một tòa tháp cấm nhân viên bén mảng tới là nơi làm việc của các manager.
Phần tiếp theo của buổi đào tạo là sử dụng "thẻ 4 điểm" mà Michael gọi là "người bạn của nhân viên". Giống như tên gọi, bảng chia làm 4 phần.
Thông tin về khách hàng ghi về mẫu xe, số serie mà họ muốn mua. Nhân viên viết giá ở ô trên bên phải. Lưu ý là giá phải viết to, rõ ràng để nhắc nhở rằng đó là yếu tố quan trọng nhất. Ngoài giá, người bán có thể ghi thêm các khoản phí khác như đăng ký bảng số, bảo hiểm...
"Văn phong rất cần cho nghề này. Nó giúp ta tạo sự cứng rắn khi đàm phán. Chẳng hạn hãy nói 'thưa Ngài khách hàng, nếu muốn mua chiếc xe đẹp này thì đây là giá mà ngài phải trả'", Michael nói.
Các ô còn lại sẽ ghi giá chiết khấu, tiền đặt cọc và trả góp ngân hàng. Khi đàm phán với khách thì bảng này phải điền đủ các con số. Hãy làm cho nó giống như chiến trường.
Câu hỏi đầu tiên nên là "Anh muốn trả góp bao nhiễu mỗi tháng?". Thông thường khách sẽ bảo "300 USD". Hãy tiếp lời: "Ồ 300 à. Anh có cố được không". Khách hàng dĩ nhiên sẽ nói "Được, khoảng 350 USD". Hãy tóm lấy ý đó bởi khoản tăng thêm 50 USD mỗi tháng là khá tốt. Ghi ngay vào thẻ điểm.
Cụm từ "cố chút được không" còn áp dụng cho cả khoản tiền đặt cọc. Nếu Khách muốn đặt 2.000 USD, hãy hỏi ngay "cố chút được không anh?". Thông thường khách sẽ tự quyết định lên 2.500 USD. Viết ngay số đó vào thẻ.
Cụm từ này là câu đùa của nhân viên khắp showroom. Họ có thể nói mỗi khi đi qua nhau và cùng cười lớn. Phần cuối cùng là khách có xe bán lại, những người thường rất hăm hở bán xe cũ mua xe mới nên không nhận ra giá trị thực sự của màn đổi chác. Đại lý nhận rõ điểm yếu này và luôn khai thác triệt để.
Một cách lịch duyệt, Michael giảng giải rằng người bán có thể "múa võ" trên những con số, gồm giá bán, tiền hoán đổi, tiền đặt cọc và trả góp. Khi đàm phán hãy cố chuyển từ ô này sang ô khác, hướng khách hàng tới cách mình muốn.
Các con số trên đến từ khách hàng. Tiền đặt cọc và trả góp ngân hàng là những gì họ "muốn" trả. Giờ tới những con số mà mà đại lý muốn khách phải trả. Con số này đến từ quản lý bán hàng, những người ngồi bàn giấy trên tháp.
Các con số luôn ở xu thế tăng. Một quy trình bán xe chuẩn là lái thử xe xong, đưa khách tới phòng, đề nghị dùng cafe hoặc Coke thư giãn. Điền các con số vào thẻ điểm và bốc máy gọi cho bàn giấy ở tháp: "Thưa sếp, gia đình Jones đang ở đây. Anh ấy vừa lái chiếc xe rất đẹp hiệu...". Sau đó nhấn mạnh: "Xe đó vẫn còn chứ?". Dĩ nhiên xe vẫn còn, đã ai mua đâu, nhưng là cách tạo cảm giác cấp bách và làm khách thấy họ quan trọng.
Ngừng một chút và quay sang nói với khách hàng: "Tốt quá anh ạ. Chiếc anh thích vẫn còn". Tiếp theo "bàn giấy" cho con số để điền vào thẻ điểm.
Sau này tôi phát hiện ta con số mà đại lý đưa ra chẳng có chút khoa học nào. Thông thường với xe giá 10.000 USD, họ muốn tiền đặt cọc là 3.000 USD và trả góp mỗi tháng 250 USD. Điều đó có nghĩa xe 20.000 USD thì đặt cọc là 6.000 USD và trả góp 500 USD. (Các con số này tính trên lãi suất cao và thời hạn 5 năm. Chúng thổi phồng tới mức một sếp sau này tôi làm việc cùng cười phá lên và gọi là "điên khùng").
"Hệ thống này có điều tốt đẹp. Các con số không phải do nhân viên tự nghĩ ra nên trong mắt khách vẫn là những chàng trai tốt. Nếu khách hàng có thù oán gì, họ sẽ trút vào mấy ông sếp ngồi bàn giấy", Michael nói.
Tốt rồi, bây giờ tới lúc chuyển những con số đó cho khách hàng. Hãy nói 'đây là mức tốt nhất cho anh rồi đó'. Khách hàng sẽ phản ứng: "Ồ không Michael, tôi bảo anh chỉ có thể đặt cọc 3.000 USD thôi mà". Hãy gạch con số 6.000 USD đi và thay vào đó là 5.750 USD rồi nói: "Đây có phải con số trong đầu anh?"
Chợt nhớ tới điều gì đó, Michael cười: "Còn điều này nữa. Đừng bao giờ đưa cho khách hàng con số chẵn. Thay vì thông báo trả góp mỗi tháng là 400 thì nâng lên thành 427 USD. Thậm chí thú vị hơn hãy chuyển thành 427,33 USD".
Khi dạy tôi, Michael không bao giờ nói "Chiêu lừa khách hàng" hay "Cách này dùng để thổi giá". Ngược lại anh luôn nhắc tới hỗ trợ, xử lý để tạo chỉ số hài lòng tốt nhất, được gọi là C.S.I (Customer Satisfaction Index). Nhưng những mánh khóe đã trở thành cố hữu trong mọi thứ anh ta nói. Đơn giản bởi nếu không có kỹ năng đó anh không thể sống. Bất cứ thứ gì mang bán đều phải sinh lợi. Giống như Michael vẫn nhắc nhở: "Tiền để cho bạn và gia đình".
Một lần Michael bảo: "Tôi mách cách lách một thương vụ bán lại". Anh nhìn quanh xem có ai rồi thì thầm: "Khi gọi điện cho sếp, nếu hỏi có phải là vụ đổi xe cũ lấy mới hay không. Anh bảo có và giả dụ đó là chiếc Ford Taurus đời 1995. Sếp sẽ nói mang tới phòng bán xe cũ định giá. Nếu định giá 4.000 USD mà anh đàm phán với khách xuống 3.000 USD thì 1.000 USD anh bỏ túi".
"Điều cần làm là thế này này", Michael nhấc điện thoại rồi hướng dẫn: "Anh gọi cho sếp và hỏi giá đấu thầu thành công của 3 chiếc Taurus gần nhất là bao nhiêu. Sếp sẽ nói 1.923 USD, 2.197 USD và 1.309 USD. Đừng nói điều đó cho khách. Anh ta sẽ nhìn thấy những gì ghi trên giấy và chắc chắn bỏ đi và nói "tôi nghĩ xe tôi ít nhất phải giá 6.000 USD". Giờ là lúc đàm phán để có được giá 3.000 USD. Khoản chênh lệch đó được gọi là "tiền tươi" dùng để tính hoa hồng.
Chúng tôi học suốt 2 tiếng và Michael cuối cùng cũng hết hơi. Anh ta bảo hai ngày tới tôi có thể có bản tóm tắt và quan sát những nhân viên khác làm việc. Tiếp đến là học cách "gặp gỡ, chào hỏi". "Hiểu biết về sản phẩm là rất quan trọng. Cậu cần biết xe từ trong ra ngoài", Michael nói và gõ gõ trán.
Tôi ra ngoài và nhìn quanh. Xe mới nằm bên trái còn xe cũ nằm bên phải. Đi qua đường là đại lý khác, bán xe Nhật. Phía trước và sau cũng là đại lý xe hơi. Gần như tất cả các hãng xe đều có mặt ở đây. Chỉ có xe và xe.
"Trước đây anh bán gì?", tiếng một người cất lên.
Tôi bước về phía Oscar, thành viên trong đội. Anh có khuôn mặt thân thiện và cơ thể chắc nịch. Sau này tôi mới biết anh là ngôi sao bóng đá ở trường phổ thông. Tôi không thể hình dung ra cảnh tranh bóng thế nào với đôi chân kia.
"Bán băng video", tôi nói.
"Kiểu băng X-rate?", anh hỏi một cách nhiệt tình.
"Không. Băng dạy các kỹ năng. Dùng để các công ty đào tạo người mới".
"À vâng", Oscar bẻ tay. Tôi cố gắng đọc hình xăm phía sau tay anh. "Michael đã nói hết với cậu rồi chứ".
"Không, anh ấy mới giải thích về thẻ điểm thôi".
"Trước đây anh chưa từng bán xe à?".
"Chưa. Đây là lần đầu tiên".
"Dễ thôi. Anh sẽ là nhân viên giỏi. Lại đây, tôi chỉ vài thứ", Oscar chạy vào trong văn phòng và trở lại với đống chìa trong tay. "Làm một vòng nào".
Chúng tôi đi ra khu xe mới, vẫn còn vương những giọt nước sau khi rửa sáng nay. Oscar chỉ cho tôi thấy những chiếc xe sang được xếp để quay ra đường. Xe SUV, minivan và bán tải đặt ở bên cạnh còn sedan hạng trung để gần lối vào showroom.
Oscar mở cửa một chiếc sedan cao cấp, trang bị gói thể thao. Đó là chiếc động cơ V6 với ghế da, cửa sổ trời và vành đúc. Tấm dán ghi giá tổng là 28.576 USD. Một tấm dán khác ghi giá tăng thêm 236 USD cho cặp mâm.
"Hãy tưởng tượng anh đi cùng khách hàng. Anh ta chú ý tới tất cả. Nhưng rồi đứng lại ở đây và Xong. Đây chính là chiếc xe anh ta muốn mua. Lôi nó ra, mở cửa và hỏi xem anh ta thấy ghế da tốt thế nào. Khi khách vào xe, hãy đóng cửa và phi đi", Oscar giảng.
"Ý anh là cần hỏi khách xem anh ta có muốn thử xe không?" tôi hỏi.
"Không. Khách không bao giờ thử nếu anh đề nghị. Bởi lúc đó họ ở thế yếu. Ai chấp nhận lái xe nào có nghĩa họ sẽ mua xe đó. Cảm giác ngồi sau tay lái là cách đàm phán tốt nhất. Nào anh bạn, vào xe", Oscar nói.
Anh thể hiện tài nghệ, lùi cái vèo rồi phi thẳng ra quốc lộ. Tới một ngã tư, chờ cho đèn xanh, Oscar tăng tốc còn tôi cảm thấy lực quán tính giật cả người vào ghế da.
"Ôi, xe này tăng tốc tốt quá", tôi kêu lên.
"Khỏe mà", Oscar đồng ý và quan sát gương chiếu hậu. Rẽ phải và qua một giao lộ nữa, chúng tôi đi vào bãi đỗ của trung tâm mua sắm.
Xuống xe, Oscar nói: "Bây giờ anh đưa khách ra khỏi showroom, thư giãn, cho họ thấy những điểm tuyệt vời của xe. Việc cần làm là mở hết cửa, mở cả ca-pô và cốp. Đi vòng quanh từ cửa tài và bắt đầu diễn thuyết: 'Thưa ngài Khách hàng, đây là chiếc xe có đánh giá an toàn cao nhất. Động cơ V6 công suất 170 mã lực với 4 van trên mỗi xi-lanh....'. Hãy cứ nói thoải mái, đừng quá quan trọng bởi đa phần khách chẳng hiểu hết những điều anh nói. Quan trọng là phải giữ được nhịp: Đây là đèn pha, ống nhiên liệu, đây là cốp, đây là lốp', bất cứ thứ gì. Anh hiểu chứ?".
"Đã hiểu", tôi gật đầu.
"Tốt rồi. Bây giờ anh lái".
"Tôi?".
"Chuẩn. Anh là ngài Khách hàng mà. Hãy ngồi vào ghế lái đi. Khi về tới bãi đỗ, anh sẽ có được vị khách của mình" Oscar giải thích.
Tôi ngồi vào ghế lái, đóng cửa. Oscar ngồi kế bên.
"Hãy rẽ phải ở đây. Đường test ngay chỗ rẽ. Nếu muốn đi xa hơn, hãy đi thẳng".
"Đi xa nhé", tôi nói và tự hỏi có phải Oscar đang cố kiểm soát mình. Cảm giác lái chiếc xe này khá thú vị. Chính là những gì Oscar vừa đề cập.
"Hãy nói về những gì ở trên đường. Xe đi thế nào. Cua ra sao, cách nó phanh. Tất cả mọi thứ để xây dựng lòng tin cậy", Oscar nói.
Tôi quay sang nhìn. Anh mặc sơ-mi trắng và cà-vạt lụa, tóc vuốt mượt. Oscar đến từ khu tội phạm nổi tiếng của thành phố. Nghề này cho phép anh được lái những loại xe mới, kiếm tiền, đeo cà-vạt lụa và hành động như một ông chủ.
"Cảm ơn anh đã giúp", tôi nói sau khi ra khỏi bãi đỗ.
"Không có gì, người anh em", Oscar bắt tay. "Anh sẽ thành công thôi".
Vài ngày sau tôi phát hiện mình bắt tay rất nhiều. Bắt tay đồng nghiệp vào buổi sáng tới showroom, bắt tay khi về. Một ngày tôi có thể bắt hai ba lần với cùng một người. Nếu tôi đang đứng và một người đi qua, lại thò tay ra bắt. Dường như chúng tôi đang thực hành lẫn nhau để tạo phong cách thật lịch sự nếu gặp khách.
Trong một cuộc hội thảo, người hướng dẫn cho biết nên bắt tay theo một chuẩn chung. Đó là nắm chặt và lắc "một, hai, ba" rồi bỏ. Người khác thì cho biết cái bắt tay mà hơi giật về phía mình một chút sẽ kiểm soát được khách hàng. Nếu bắt tay ở ngoài bãi, hãy kèm theo câu mệnh lệnh kiểu như: "Anh đi theo tôi nhé".
Đừng bao giờ quay lại nhìn khách hàng khi họ đi sau. Hầu hết mọi người cảm thấy có trách nhiệm bước theo.
Ngày thứ hai đi làm, khi đang đứng chờ khách, một giọng nói vang lên trên bộ đàm "tất cả nhân viên tới tháp".
Tôi tới tháp dành cho người bán xe mới. Trong khi các nhân viên bán xe cũ về tháp của họ. Đó là lần đầu tiên tôi tới căn phòng tù túng này. Nó chỉ có cái bàn dài và nhân viên đứng xung quanh. Trong số 85 nhân viên chỉ có đúng một người nữ. Nữ ở đây nhiều hơn thế nhưng họ làm ở các bộ phận khác, như kế toán hay phòng bảo hiểm.
Đằng sau trưởng phòng bán hàng là ba tấm bảng lớn. Cái đầu tiên là danh sách tất cả nhân viên bán xe mới. Bên cạnh là những ô xanh ghi xe mà người đó bán. Từ khi tôi tới đại lý này xin việc, có người bán được 35 chiếc. Phần còn lại của tấm bảng ghi hợp đồng thành công hay thất bại. Tấm bảng tiếp theo ghi toàn bộ số xe mà đại lý bán được. Tấm cuối cùng ghi tên người không bán xe nào trong 3 ngày.
Sau một hồi tán chuyện, Ben, trưởng phòng nhìn cả lũ và nói: "Bọn bán xe cũ nói chúng ta là một lũ nhút nhát. Họ ra ngoài kia, nói rằng bán xe tốt hơn chúng ta. Tôi đặt cược bữa tối, với từng người ở đây, rằng chúng ta sẽ cho họ ra bã trong 4 ngày tới. Các bạn nói gì về điều này?"
Tất cả đồng thanh hưởng ứng.
Anh ta nhấc điện thoại và lẩm bẩm "tôi sẽ gọi sang bên xe cũ để cho họ biết chúng ta là ai". Ben bấm số nội bộ rồi giơ ống nghe ra hỏi: "Bọn xe cũ là cái gì?". Tất cả đồng thanh nói to "lũ hôi sữa mẹ".
Dĩ nhiên ở tháp bán xe cũ, các chàng trai cũng đang làm tương tự như chúng tôi. Chỉ có cô lễ tân, ngồi giữa hai tháp trông có vẻ chết vì ngượng.
"Nào tất cả ra ngoài kia. Bán xe đi", Ben nói. Cuộc họp kết thúc. Nhân viên tản ra ngoài hoặc đứng tán thêm chuyện. Rồi từng người cầm điện thoại của mình.
Tôi ra ngoài đứng. Lạ một nỗi không ai ở đây, bởi thường thì ít nhất 15 nhân viên chờ "gà". Một chiếc xe vào bãi đỗ, cặp đôi trẻ bước xuống. Không ai ra giúp họ. Tôi lia mắt xung quanh, thấy Michael đứng nhìn mình từ cửa kính. Anh gật gật đầu và đưa mắt vào hai vị khách. "Tới đó đi", dường như anh muốn nói vậy. "Hãy nắm lấy họ".
"Ổn rồi, cơ hội đây", tôi nghĩ tới những vị khách đầu tiên.
Tôi bước tới, đầu đầy những kiến thức nhồi nhét suốt mấy ngày qua. Cặp đôi nghe thấy tiếng chân và quay ra nhìn.
Tôi không bao giờ quên ánh mắt họ lúc đó.
Trọng Nghiệp lược dịch
Theo VNE
Tự thú của người bán xe là câu chuyện của phóng viên Chandler Phillips, viết về phía sau những người bán xe chuyên nghiệp ở Mỹ. Anh đóng vai người bán xe trong 3 tháng, làm ở hai đại lý để viết tác phẩm này và đăng trên trang Edmunds, dữ liệu xe hơi khổng lồ ở Mỹ.
Trọng nam khinh nữ - sai lầm của người bán xe Ngưi bán xe phải như nhân viên bồi bàn,ối công bằi tất mọc bởi họ khôược ai là ngưin han boa. Luôn gợim với phụ nữ là cách bán xe hiệu quả nhất. Ảnh: Getty. Trong quá trnhàm phán, ngưi bán trả li Becky nhưng mắt luôn hướng về ngưing. Thậm chí anh ta ni liên tục choến khing ch phải ngắt li,ề...